Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNN huyện
3.3.2. Nhóm nhân tố về kinh tế và tổ chức quản lý
Đây là nhóm nhân tố kinh tế và tổ chức liên quan đến thị trường và các nguồn lực chủ yếu giúp tăng hiệu quả CDCC-KTNN theo hướng SXHH, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm.
* Đất đai:
Huyện Đồng Hỷ có quỹ đất nông, lâm nghiệp, thủy sản rất lớn, chiếm trên 80% tổng quỹ đất tự nhiên, đây là điều kiện rất thuận lợi cho quá trình CDCC KTNN. Mặt khác, đặc trưng của các điều kiện tự nhiên huyện Đồng Hỷ rất đa dạng, hệ thống sông suối đan xen nên có lợi thế để phát triển một hệ SXNN có cơ cấu sản phẩm phong phú. Với điều kiện tự nhiên của huyện hình thành nên nhiều vùng sinh thái khác nhau. Vì vậy, có cơ hội để lựa chọn các loại cây trồng vật nuôi trên từng loại đất phù hợp từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình CDCC - KTNN một các nhanh chóng và hiệu quả sử dụng đất được nâng cao.
* Lao động:
Huyện Đồng Hỷ có dân số sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ trên 90%. Lao động trong lĩnh vực NN chiếm gần 70%, với điều kiện lao động hoạt động trong lĩnh vực SXNN khá lớn thuận lợi cho việc SXNN, việc thực hiện CDCC-KTNN sẽ có chiều hướng tích cực.
* Vốn:
Hiện nay nhu cầu của người dân về tiêu thụ sản phẩm nông sản cao cấp đang ngày càng tăng, do mặt bằng thu nhập bình quân của Việt Nam những năm gần đây tăng nhanh. Do vậy người nông dân đang cần nguồn vốn lớn để CDCC KTNN, nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, năng suất cao. Mặt khác, nhu cầu về vốn tăng cao do cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm sản phẩm nông
sản. Hơn thế nữa khi có vốn người nông dân có thể tiếp cận được những công nghệ tiên tiến trong quá trình SXHH NN, tạo cơ hội làm ra những sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu. Hỗ trợ về vốn là rất quan trọng trong điều kiện mà huyện Đồng Hỷ người dân còn nhiều khó khăn và thu nhập thấp, số vốn đầu tư để CDCC - KTNN vượt qua khả năng của người dân, điều này đòi hỏi huyện Đồng Hỷ nói riêng và nhà nước nói chung cần có chính sách về vốn hợp lý để người dân có khả năng tiếp vận và vay vốn hiệu quả, thông qua đó giúp quá trình CDCC- KTNN thành công.
* Thị trường tiêu thụ nông, lâm sản hàng hóa:
Đồng Hỷ là huyện gần với thành phố Thái Nguyên, vì vậy thị trường tiêu thụ nông, lâm sản phẩm ở khu vực trung tâm huyện (vùng II) rất thuận lợi cho SXHH NN phát triển. Tuy nhiên, khu vực phía Bắc huyện (vùng I) vẫn còn buôn bán nhỏ lẻ, thị trường còn đơn điệu, chưa phát triển, giá cả không ổn định; do vậy, khó khăn cho công tác tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản làm ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của các hộ nông dân; vì thế làm hạn chế đến quá trình CDCC- KTNN của huyện theo hướng SXHH lớn.
* Nhân tố về hợp tác trong sản xuất kinh doanh:
Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, để cạnh tranh có hiệu quả các hộ nông dân càng cần có sự hợp tác để có thêm vốn, thêm nhân lực, thêm kinh nghiệm sản xuất và tiến hành quá trình SXNN có hiệu quả cao hơn, tự vệ chống lại sự chèn ép (ép cấp, ép giá) của tư thương. Thực tế trong thời gian qua cho thấy, để đối phó với tính huống trên các hộ nông dẫn đã biết liên kết, tập hợp lại với nhau, liên kết với các doanh nghiệp lớn, để tìm thị trường đầu ra ổn định. Mặt khác, hộ nông dân đã liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp nhằm ứng dụng các khoa học tiến bộ vào quá trình sản xuất và bảo quản hàng hóa nông sản, nhờ đó mà năng suất hàng hóa được tăng cao, tạo thu nhập ổn định cho người dân.
Bảng 3.15. Đánh giá về chính sách phát triển nông nghiệp
TT Nội dung ĐTB Ý nghĩa
1 Hỗ trợ tín dụng về nông nghiệp 2,69 Trung bình
2 Hỗ trợ đất đai 2,63 Trung bình
3 Hỗ trợ sử dụng KHCN vào SXNN 2,39 Yếu
4 Hỗ trợ khoa học kỹ thuật 2,16 Yếu
5 Hỗ trợ đào tạo lao động nông nghiệp 2,30 Yếu 6 Hỗ trợ thị trường nghiên cứu phát triển sản phẩm
nông nghiệp 2,27 Yếu
Điểm trung bình 2,40 Yếu
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)
Các chính sách phát triển NN của huyện Đồng Hỷ trong hoạt động CDCC- KTNN tại địa phương thực hiện vẫn còn rất yếu số điểm bình quân là 2,40. Cụ thể, có 04 chính sách hiện nay của huyện chưa thực sự thực hiện một cách tích cực và có hiệu quả: Chính sách về hỗ trợ sử dụng KHCN vào SXNN, chính sách về hỗ trợ kỹ thuật, chính sách về đào tạo lao động NN và chính sách hỗ trợ nghiên cứu phát triển thị trường NN.
Có rất nhiều nhân dẫn đến sự yếu kém này, trong đó có cả nguyên nhân về mặt khách quan (thiếu các dự án hỗ trợ hoặc các dự án hỗ trợ ít, không hiệu quả) và nguyên nhân chủ quan (thiếu đội ngũ quản lý chất lượng).