Kinh nghiệm rút ra cho huyện Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm rút ra cho huyện Đồng Hỷ

Qua kinh nghiệm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang ta rút ra bài học nghiệm cho huyện huyện Đồng Hỷ về thực hiện CDCC - KTNN như sau:

Thứ nhất, qua kinh nghiệm thực tiễn của huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang về thuận lợi và khó khăn trong việc CDCC - KTNN huyện Đồng Hỷ cần từng bước khắc phục những khó khăn xuất phát từ nội tại của kinh tế huyện, tập trung đầu tư vào lĩnh vực chế biến các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, chăn nuôi gia súc...

Thứ hai, trên cơ sở kinh nghiệm của huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình trong việc quy hoạch sản xuất mang lại kết quả cao trong phát triển nông nghiệp. Vì vây, huyện Đồng Hỷ nên thực hiện đẩy mạnh CDCC - SXNN theo

hướng SXHH, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác; xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp đạt giá trị hàng hóa cao; quy hoạch vùng nuôi trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và nhu cầu thị trường; phát huy lợi thế của từng địa phương để xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh cây công nghiệp, cây trồng lâu năm và nuôi trồng thủy sản...

Thứ ba, kinh nghiệm xây dựng vựng vùng sản xuất tập trung của huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình đã mang lại kết cao trong sản xuất nông nghiệp do vậy huyện Đồng Hỷ cần tập trung quy hoạch và phát triển các loại hình nông nghiệp có giá trị kinh tế cao; chú trọng hoạt động xây dựng thương hiệu và đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, tìm các nhà cung cấp và phân phối chuyên nghiệp, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản.

Thứ tư, tập trung phát triển các nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn toàn huyện. Tiếp tục, phát triển các ngành phụ trợ để phát triển nông nghiệp theo định hướng CDCC - KTNN theo hướng chuyên canh, tập trung, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi… Đây là những công việc thực tiễn mà hai huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã thực hiện.

Thứ năm, triển khai ứng dụng các thành tựu KHKT và đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao KHKT, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình SX nông nghiệp. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào quá trình SXNN, đầu tư công nghệ, để tạo sự đa dạng hóa trong thành phần KTNN. Đây là những công việc thực tiễn mà hai huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã triển khai.

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Căn cứ mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài, để đề tài nghiên cứu đạt hiệu quả cao cần trả lời được những câu hỏi nghiên cứu sau:

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016-2018 diễn ra như thế nào và đạt được kết quả gì?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến CDCC- KTNN tại huyện Đồng Hỷ? - Cần thực thi giải pháp gì để thúc đẩy CDCC - KTNN trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Các tài liệu và số liệu thứ cấp được thu thập trên sách báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố và có liên quan tại phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên môi trường, Chi cục Thống kê và các phòng ban khác ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Tài liệu gồm: Báo cáo PTKT-XH trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên qua các năm từ 2016- 2018; Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ qua các năm 2016-2018; Báo cáo Đại hội Đảng huyện Đồng Hỷ; Báo cáo Đại hội Đảng tỉnh Thái Nguyên...

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Đối tượng điều tra: Lấy ý kiến của ban lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên quản lý NN, cán bộ, hội viên Hội nông dân trên địa bàn huyện Đồng Hỷ gồm: Thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện và các xã, thị trấn, Trưởng phó Chi cục Thống Kê, Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế hạ tầng, Ban kinh tế HĐND huyện, Hội nông dân huyện để đánh giá về quá trình CDCC - KTNN tại huyện Đồng Hỷ theo thang đo Likert 5 mức độ. Tác giả thống kê có 135 cán bộ, hội viên để có tổng thể kết quả khách quan nhất tác giả sẽ điều tra tổng thể nghiên cứu này, do vậy tổng

phiếu điều tra là 135 phiếu.

Phương pháp tiến hành điều tra các đối tượng trên bằng bảng câu hỏi. Để xác định các ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời bằng bảng câu hỏi điều tra, tác giả sử dụng bảng câu hỏi với thang đo 5 bậc từ 1 đến 5 tương ứng với các mức độ như bảng sau:

Bảng 2.1 Ý nghĩa của thang đo Likert

Mức Khoảng Mức đánh giá 5 4.20 - 5.00 Tốt 4 3.40 - 4.19 Khá 3 2.60 - 3.39 Trung bình 2 1.80 - 2.59 Yếu 1 1.00 - 1.79 Kém

Các bước tiến hành thu thập thông tin sơ cấp:

Bước 1: Chọn cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan quản lý nông nghiệp ở huyện; các cán bộ, chuyên viên, hội viên thực hiện công tác về nông nghiệp của huyện và các xã, thị trấn của huyện Đông Hỷ.

Bước 2: Phân nhóm các đối tượng lãnh đạo ở các cơ quan quản lý nông nghiệp và các cán bộ, chuyên viên, hội viên thực hiện công tác về NN tại các xã, thị trấm của huyện Đồng Hỷ.

Bước 3: Tiền hành điều tra.

+ Thời gian điều tra: từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2019

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Từ các số liệu thu thập được tiến hành phân tích, tổng hợp chọn lọc các yếu tố cần thiết để tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu với sự trợ giúp của phần mềm Microsoft Office 2007, Excel nhằm đưa ra các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, mức độ biến động (tăng - giảm),...

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

hiểu về các hiện tượng KT–XH thông qua mô tả sự thay đổi của chúng. Phương pháp này cũng đưa ra những nhận định về xu hướng của sự biến đổi của các hiện tượng thông qua việc đánh giá hiện tượng nghiên cứu từ các kết quả phiếu điều tra.

- Phương pháp phân tổ thống kê: Phương pháp này sẽ phân chia đối tượng nghiên cứu thành các nhóm theo một vài tiêu chí giống nhau. Từ đó tìm hiểu sự đồng nhất trong cùng một nhóm và sự khác biệt giữa các nhóm. Hiện nay trong lĩnh vực SXNN của huyện, tác giả đã phân tổ thành các nhóm ngành như: ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi, ngành lâm nghiệp.

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp liệt kê các kết quả theo thời gian, sử dụng các mốc để so sánh, đánh giá mức độ tăng giảm của các chỉ tiêu tính toán giữa các ngành, giữa các vùng, giữa các nhóm sản phẩm theo từng ngành.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế tại địa phương

* Tổng giá trị sản xuất

Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng giá trị nền kinh tế của hiện được thể hiện qua chi tiêu:

+ Cơ cấu giá trị sản xuất:

* Cơ cấu dân số:

+ Tỷ lệ dân số theo khu vực: Đây là chỉ tiêu phản ánh mật độ dân số phân theo khu vực sinh sống.

+ Tỷ lệ dân số theo giới tính: Đây là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng nam hoặc nữ trong tổng số dân của huyện.

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

- Tỷ trọng GTSX: đây là chỉ số nhằm xác định kết quả của quá trình sản xuất nông nghiệp, thông qua đó chúng ta có thể xác định được xu hướng biến đổi và sự hiệu quả của việc CDCC - KTNN được đánh giá bằng chỉ tiêu:

- Cơ cấu cây trồng: Đây chỉ tiêu phản ánh quá trình chuyển dịch diện tích cây trông trong ngành trồng trọt:

- Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi: Chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển các con vật nuôi của huyện trong thời gian qua tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm so với năm trước.

- Tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản: Chỉ tiêu phản ánh tốc độ nuôi trồng các loại thủy sản của huyện trong thời gian qua tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm so với năm trước.

Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đồng Hỷ

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đồng Hỷ là một huyện nằm ở phía Đông Bắc thành phố Thái Nguyên. Huyện Đồng Hỷ giáp ranh với các huyện Phú Bình, Phú Lương, Võ Nhai, và giáp với các Tỉnh như: Tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Bắc Giang.

Huyện Đồng Hỷ nằm ở tọa độ địa lý: 210 32' - 210 51' độ vĩ Bắc. 1050 46' - 1060 04 độ kinh Đông. Với đặc trưng của vùng đất trung du miền núi, Đồng Hỷ có lợi thế về nông nghiệp, địa bàn lại nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên có đường quốc lộ 1B đi qua, nên đây là điều kiện thuận lợi để huyện tiêu thụ các mặt hàng nông, lâm sản của mình. Trên địa bàn huyện có sông Cầu chảy qua hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn từ con sông Cầu. Trên địa bàn huyện có nhiều khu vực đất bằng phẳng, các khu ruộng nối liền với nhau thành một cánh đồng lớn, có hệ thống tưới tiêu tốt rất thuận tiện cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

Huyện Đồng Hỷ nằm ngay cạnh thành phố Thái Nguyên. Trong thành phố Thái Nguyên lại có rất nhiều trường Đại học và Cao Đẳng, trung tâm hành chính của thành phố. Huyện Đồng Hỷ còn giáp ranh với huyện Phú Bình, nơi đây có khu Công Nghiệp đang pháp triển rất mạnh, đây là lợi thế rất lớn trong việc tiêu thụ, phổ biến và quảng bá sản phẩm hàng hoá sản xuất ra của trang trại và hộ nông dân trong huyện.

3.1.1.2. Đặc điểm - địa hình

Huyện Đồng Hỷ là một huyện điển hình cho vùng trung du và miền núi phía Bắc, nên địa hình rất phức tạp và không thống nhất, địa hình trung bình cao hơn mặt nước biển là 100 mét, địa hình dốc dần, cao nhất là xã Văn Lăng 600 mét, thấp nhất là xã Hoá Thượng với 20 mét. Vùng Bắc giáp với

Huyện Võ Nhai có địa hình núi cao, diện tích đất NN ít, chiếm 9% tổng diện tích đất tự nhiên. Vùng trung du nằm ở phía Tây Nam của Huyện giáp với thành phố Thái nguyên, địa hình nhìn chung bằng phẳng, diện tích chủ yếu là đất nông nghiệp, chính vì thế thích hợp với SXNN, chăn nuôi (thuỷ sản, gia cầm). Vùng núi phía đông nam tiếp giáp với huyện Yên Thế - Bắc Giang có nhiều đồi núi thấp với diện tích đất NN chiếm gần 14% diện tích đất tự nhiên của vùng.

Địa hình huyện có nhiều đồi núi, mỗi khi mưa lớn thường xảy ra hiện tượng xói mòn và rửa trôi. Sản phẩm của sự xói mòn đó là sự bồi tụ đất tạo thành nhiều cánh đồng dốc tụ lại phân bố ở khắp mọi nơi, chính vì thế đất dốc tụ thành thung lũng là loại đất trồng lúa, hoa màu chủ yếu của huyện. Đất canh tác nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang.

3.1.1.3. Khí hậu - thời tiết

Huyện Đồng Hỷ là một trong những huyện ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc, do đó huyện có những đặc điểm chung của khí hậu các khu vực vùng núi cụ thể:

- Về khí hậu: Khí hậu của huyện Đồng Hỷ bao gồm 2 mùa là: Mùa đông và mùa hè. Vào mùa hè khí hậu thường nóng ẩm, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 400C. Vào mùa đông khí hậu thường khô hanh, nhiệt độ thấp nhất có nơi xuống đến 60C.

- Huyện Đồng Hỷ có độ ẩm trong không khí thường rất cao, điều này thuận lợi cho việc luân canh cây trồng, chia ra nhiều vụ trong một năm, chu kỳ sinh trưởng của cây trồng có thể được rút ngắn. Nhìn chung với khí hậu và thời tiết như vậy huyện Đồng Hỷ có thể tập trung phát triển ngành chăn nuôi ngành trồng trọt và ngành lâm nghiệp.

3.1.1.4. Tình hình sử dụng đất đai

Tổng diển tích đất huyện năm 2018 là 43.524,44 ha trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong diện tích đất tự nhiên của huyện là

23.301,81 ha chiếm 53,54%; tiếp đến là diện tích đất nông nghiệp là 12.661,15 ha chiếm 29,09%; Diện tích đất chuyên dùng là 3.881,24 ha chiếm 8,92%; diện tích đất có mặt nước trồng thủy sản và đất ở chiếm tỷ trọng nhỏ trong diện đích đất tự nhiên của huyện lần lượt là 0,44% và 2,11%. Diện tích đất chưa sử dụng còn chiếm tỷ lệ khá cao trong diện tích đất tự nhiên của huyện là 5,91%.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai huyện Đồng Hỷ năm 2018

STT Loại đất Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

1 Đất nông nghiệp 12.661,15 29,09

2 Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 191,79 0,44

3 Đất lâm nghiệp 23.301,81 53,54

4 Đất ở 918,27 2,11

5 Đất chuyên dùng 3.881,24 8,92

6 Đất chưa sử dụng 2.570,18 5,91

Tổng 43.524,44 100

3.1.2. Các đặc điểm về kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Hiện nay Kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ chịu sự chi phối rất lớn của tình hình PTKT hộ nông dân của huyện. Trong những năm gần đây kinh tế huyện Đồng Hỷ tiếp tục phát triển với mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng trưởng nhanh và toàn diện.

* Về tốc độ PTKT: Mặc dù huyện Đồng Hỷ còn nhiều khó khăn, hạn chế nhưng nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung có xu hướng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2018 bình quân chung đạt 10,05%, năm 2018 đạt 11,13%.

Năm 2018, tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn ước đạt 3.925 tỷ đồng, tăng 6,06% so với thực hiện năm 2017. Trong đó: Giá trị tăng thêm nông,

lâm, thuỷ sản đạt 1.281 tỷ đồng, tăng 5,71%; công nghiệp xây dựng đạt 1.960 tỷ đồng, tăng 5,83%; dịch vụ đạt 684 tỷ đồng, tăng 7,29% so với năm 2017.Cơ cấu kinh tế trên địa bàn: Nông lâm-Thuỷ sản 32,63%; công nghiệp - xây dựng 49,42%; dịch vụ 17,44%.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 1.522,3 tỷ đồng, đạt 146,2% dự toán tình giao và bằng 110,8% Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện; trong đó thu trên địa bàn 82,24 tỷ đồng đạt 119,7% dự toán tỉnh giao và bằng 100% Nghị quyết HĐND huyện. Tổng chi ngân sách nhà nước 1.373 tỷ đồng, đạt 113,1% Nghị quyết HĐND huyện, bằng 77,6% so với năm 2017. Thu nhập bình quân đầu người nhìn chung được cải thiện qua các năm.

Bảng 3.2. GDP bình quân giai đoạn 2016-2018

Năm Đơn vị tính Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

GDP bình quân đầu người Triệu đồng 24,22 28,24 30,64

Nguồn: Báo cáo KTXH huyện Đồng Hỷ

Hiện nay ngành kinh tế huyện Đồng Hỷ đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tập trung phát triển ngành trồng trọt, phát triển sản phẩm lương thực. Quá trình sản xuất sản phẩm đang được điều chỉnh dần theo hướng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Huyện Đồng Hỷ có tới 37 làng nghề, trong đó có 36 làng nghề truyền thống, hiện đang được tập trung phát triển thành lợi thế của huyện Đồng Hỷ, huyện đang tập trung đầu tư xây dựng khu công nghiệp lớn, đến nay trên phạm vi cả huyện có 6 cụm công nghiệp với tổng diện tích 530ha.

Chính sách kinh tế nhiều thành phần được thực hiện nhất quán bằng việc sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý nhằm tạo cơ chế phát triển bình đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)