Các đặc điểm về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Các đặc điểm về kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Hiện nay Kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ chịu sự chi phối rất lớn của tình hình PTKT hộ nông dân của huyện. Trong những năm gần đây kinh tế huyện Đồng Hỷ tiếp tục phát triển với mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng trưởng nhanh và toàn diện.

* Về tốc độ PTKT: Mặc dù huyện Đồng Hỷ còn nhiều khó khăn, hạn chế nhưng nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung có xu hướng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2018 bình quân chung đạt 10,05%, năm 2018 đạt 11,13%.

Năm 2018, tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn ước đạt 3.925 tỷ đồng, tăng 6,06% so với thực hiện năm 2017. Trong đó: Giá trị tăng thêm nông,

lâm, thuỷ sản đạt 1.281 tỷ đồng, tăng 5,71%; công nghiệp xây dựng đạt 1.960 tỷ đồng, tăng 5,83%; dịch vụ đạt 684 tỷ đồng, tăng 7,29% so với năm 2017.Cơ cấu kinh tế trên địa bàn: Nông lâm-Thuỷ sản 32,63%; công nghiệp - xây dựng 49,42%; dịch vụ 17,44%.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 1.522,3 tỷ đồng, đạt 146,2% dự toán tình giao và bằng 110,8% Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện; trong đó thu trên địa bàn 82,24 tỷ đồng đạt 119,7% dự toán tỉnh giao và bằng 100% Nghị quyết HĐND huyện. Tổng chi ngân sách nhà nước 1.373 tỷ đồng, đạt 113,1% Nghị quyết HĐND huyện, bằng 77,6% so với năm 2017. Thu nhập bình quân đầu người nhìn chung được cải thiện qua các năm.

Bảng 3.2. GDP bình quân giai đoạn 2016-2018

Năm Đơn vị tính Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

GDP bình quân đầu người Triệu đồng 24,22 28,24 30,64

Nguồn: Báo cáo KTXH huyện Đồng Hỷ

Hiện nay ngành kinh tế huyện Đồng Hỷ đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tập trung phát triển ngành trồng trọt, phát triển sản phẩm lương thực. Quá trình sản xuất sản phẩm đang được điều chỉnh dần theo hướng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Huyện Đồng Hỷ có tới 37 làng nghề, trong đó có 36 làng nghề truyền thống, hiện đang được tập trung phát triển thành lợi thế của huyện Đồng Hỷ, huyện đang tập trung đầu tư xây dựng khu công nghiệp lớn, đến nay trên phạm vi cả huyện có 6 cụm công nghiệp với tổng diện tích 530ha.

Chính sách kinh tế nhiều thành phần được thực hiện nhất quán bằng việc sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý nhằm tạo cơ chế phát triển bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế.

3.1.2.2. Đặc điểm dân số-lao động

2018 là 89.515 chiếm 7,5% dân số toàn tỉnh ( trước chia tách là 9,2%). Mật độ dân số thấp nhất đạt 210 người/km2 (năm 2018) thấp hơn nhiều mật độ dân số toàn tỉnh là 353 người/km2 (năm 2018). Dân số phân bố không đồng đều, tập trung đông tại những nơi thuận lợi cho điều kiện sinh hoạt, sản xuất, giao thông… xã có dân số đông nhất là Hóa Thượng (839 người/km2 ); Trại Cau (602 người/km2 ); xã Văn Lăng có mật độ thấp nhất với 77 người/km2.

Bảng 3.3 Đặc điểm dân số huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Người Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 17/16 18/17 BQ I.Tổng dân số 120.422 85.466 89.515 70,97 104,74 87,85

1.Phân theo giới tính

Nam 59.770 43.112 45.443 72,13 105,41 88,77 Nữ 60.652 42.354 44.072 69,83 104,06 86,94 2.Phân theo khu vực

Thành thị 19.548 6.154 7.805 31,48 126,83 79,15 Nông thôn 100.85 79.312 81.710 78,65 103,02 90,83 3.Dân số trong độ tuổi

lao động 79.610 56.214 58.964 70,61 104,89 87,75

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đông Hỷ giai đoạn 2016-2018

Dân số huyện Đổng Hỷ sau khi chia tách năm 2017 là 85.466 người đến năm 2018 tăng lên là 89.515 người tăng 4,74% so với năm 2017. Dân sô huyện Đồng Hỷ phân theo giới tính khá đồng đều với tỷ lệ 50,76% nam và 49,24% nữ (năm 2018).

Dân số huyện Đồng Hỷ chủ yếu sống ở khu vực nông thôn chiếm trên 90%dân số sau khi chia tách năm 2017. Dân số trong độ tuổi lao động trung bình chiếm trên 66% giai đoạn 2016-2018.

3.1.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện

- Hệ thống giao thông của huyện tương đối thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế của huyện với tổng số 667 km trong đó tuyến đường quốc lộ từ huyện đến trung tâm thành phố là 47,5 km; 15/15 các xã, thị trấn có hệ thống đường bê tông nối liền đến trung tâm huyện thuận tiện cho quá trình phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa và đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng.

- Hệ thống thủy lợi của huyện: Hiện nay từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và ngân sách của huyện đã xây dựng nhiều công trình lớn bao gồm 40 hồ nước, 50 đập dâng, 61 trạm bộ và 140, 24 km kênh mương được xây dựng kiến cố trên toàn huyện.

- Y tế và giáo dục: Huyện Đồng Hỷ có 1 bệnh viện đa khóa, 1 trung tâm y tế và 15 trạm y tế xã phục vụ nhu cầu khám và chữa bệnh của nhân dân trong và ngoài huyện. Về giáo dục: trên địa bàn huyện có 3 trường trung học phổ thông; 15 trường trung học cơ sở, 17 trường tiểu học và 18 trường mầm non được xây dựng kiên cố đảm bảo nhu cầu học tập của nhân dân trong toàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)