Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

1.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Là một huyện có thế mạnh NN, năm 2014, Tiền Hải đã hoàn chỉnh việc đầu tư xây dựng hệ thống đê bao chống lũ triệt để và hệ thống tưới tiêu hoàn

chỉnh đảm bảo cho 35.000 ha sản xuất vụ 3 thu đông ở 107 tiểu vùng. Nhờ vậy, liên tục qua 5 năm sản xuất vụ 3 (vụ thu đông) vào mùa nước nổi ở Tiền Hải luôn đạt thắng lợi trên 1 triệu tấn lúa hàng hóa, nâng GTSX 1 ha đất NN đạt trên 80 triệu đồng/năm. Năm 2018 tổng diện tích gieo trồng cả năm 108.910 ha, tổng sản lượng 749.194 tấn, tăng 49.840 tấn so kế hoạch, lợi nhuận bình quân 30 triệu đồng/ha.

Nhờ tăng cường công tác tuyên truyền nông dân tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua như: Thi đua 3 giảm 3 tăng với nội dung thi đua giảm giống, giảm phân, giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; tăng năng suất, tăng chất lượng và tăng lợi nhuận, đến nay đã có trên 81.000 ha lúa ứng dụng chương trình đã tăng lợi nhuận cho nông dân trên 80 tỷ đồng, trên 93.000 ha lúa ứng dụng các thành tựu KHCN, sử dụng các giống lúa xác nhận có chất lượng cao hàng năm. Chú trọng đẩy mạnh xã hội hóa sản xuất lúa giống, đến nay có 214 ha sản xuất chọn tạo lúa giống xác nhận theo quy trình công nghệ ở 17 câu lạc bộ nông dân, đảm bảo cung cấp giống cho bà con nông dân ở các nơi, với kết quả trên đã mang lại thành tích cao trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện nhà qua ngưỡng cửa trên 600.000 tấn/năm, tiếp tục là huyện dẫn đầu cả tỉnh về sản lượng. Tiêu biểu xã Vũ Lăng là điểm nhân rộng mô hình trồng lúa chất lượng cao làm tăng lợi nhuận 10 triệu đồng/ ha/năm. Ngoài ra, về hoạt động các câu lạc bộ nông dân đã ứng dụng công nghệ thông tin và đưa internet về nông thôn có hiệu quả ở 2 xã Tây An và Tây Sơn cũng được đông đảo nông dân ứng dụng.

Hưởng ứng chủ trương CDCC kinh tế, hàng năm có 30.000 ha trồng lúa vụ 3 thu đông, 708 ha hoa màu các loại, 925 ha trồng nấm rơm, 365 ha nuôi tôm càng xanh, tổng GTSX ngành nông nghiệp năm 2018 đạt 3.887 tỷ đồng. Việc chuyển một phần diện tích lúa sang trồng mè, đã đem lại hiệu quả cao vì cây mè phù hợp, dễ làm, thời gian sinh trưởng ngắn hơn lúa, ít tốn công chăm sóc, giá mè tuy có dao động nhưng thường ở mức 40 đến 45 ngàn

đồng/kg, bình quân mỗi hecta mè cho năng suất từ 1,2 đến 1,3 tấn/hecta, trừ các khoảng chi phí nông dân lợi nhuận gấp 2 đến 3 lần so với làm lúa nên hiện nay huyện thực hiên mô hình trồng mè luân canh trồng lúa.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến, đầu tư phục vụ SXNN, được nông dân áp dụng rộng rãi và đầu tư cơ giới hóa phục vụ sản xuất NN được tỉnh xếp hàng đầu với 160 máy gặt liên hợp, 2.680 dụng cụ sạ hàng, 287 cơ sở sấy lúa, trên 26 máy gặt xếp dãy, đầu tư 190 trạm bơm điện có 220 môtơ trị giá trên 39 tỷ đồng, phục vụ đảm bảo tưới, tiêu trên 70% diện tích trồng lúa toàn huyện, trong đó vốn huy động nhân dân đầu tư đóng góp 24 tỷ đồng, các trạm đi vào vận hành đã giảm chi phí bơm nước cho nông dân khoảng 20% so với bơm dầu. Về thu hoạch bằng máy gặt liên hợp đã giúp nông dân giảm thời gian thu hoạch, giảm sức ép về công cắt tay vào thời điểm thu hoạch đại trà và giảm chi phí từ 500.000 đồng đến 600.000 đồng/ha/vụ, hàng năm, hiệu quả tiết kiệm cho nông dân hàng năm trên 37 tỷ đồng. Từ những thành tựu trong việc tăng hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh CDCC KTNN từ năm 2014 đến năm 2018, là yếu tố quan trọng đẩy mạnh CDCC kinh tế trong nông dân, góp phần giảm hộ nghèo và cận nghèo ở nông thôn.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Thực hiện CDCC cây trồng con vật nuôi trong SXNN, huyện đã có bước phát triển cao, mang tính đột biến, những đối tượng cây trồng, con vật nuôi có lợi thế được đầu tư, các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển đã tạo ra những bước đột phá lớn trong SXNN, các tiến bộ KHKT được áp dụng vào sản xuất, nhiều mô hình SX có hiệu quả được nhân rộng, năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản phẩm, con vật nuôi, GTSX NN không ngừng tăng và mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân.

Huyện Yên Thế đã tạo được rất nhiều thành tựu trong việc CDCC- KTNN theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng cây lương thực. Để đạt được những thành tựu trên, huyện đã:

- Huyện đã tổ chức các cuộc hội nghị chuyên đề và có văn bản chỉ đạo cụ thể. Đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển nông nghiệp đến xã và đã kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi các địa phương.

- Chủ trương thực hiện đề án được các địa phương đồng tình và đã xây dựng đề án với những kết quả thực hiện ở một số địa phương tương đối tốt.

- Việc đầu tư thực hiện các cơ chế chính sách đúng mục đích, đối tượng tạo được động lực phát triển.

- Công tác phòng trừ dịch hại trên cây trồng và con vật nuôi được chú trọng.

- Đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, tăng cường đào tạo tay nghề cho người dân, khuyến khích cho nông dân ứng dụng tốt các tiến bộ KHKT hiện đại.

- Tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết trong SXNN, nhằm phát triển trình độ sản xuất của người nông dân và tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)