Tình trạng hôn nhân Tần số Tỷ lệ (%) Độc thân 77 23,3 Đã lập gia đình 61 18,5 Đã li dị 79 23,9 Vợ/chồng đã mất 113 34,2 Tổng cộng 330 100
Số người đã lập gia đình tham gia phỏng vấn chiếm 18,5% là thấp nhất trong kết quả thống kê theo tình trạng hôn nhân. Tiếp đến là những người độc thân và những người đã li dị chiếm tỷ lệ lần lượt là 23,3% và 23,9%. Cuối cùng là những người có người thân (vợ/chồng đã mất) chiếm tỷ lệ cao nhất 34,2%. Đa số những người có vợ/chồng đã mất hiểu được gánh nặng tài chính khi người thân của mình gặp rủi ro, đặc biệt là nếu người đó là người trụ cột của gia đình. Vì vậy, họ có trách nhiệm với những người còn sống và không muốn bản thân trở thành gánh nặng của gia đình. Còn những người đã lập gia đình, họ có trách nhiệm với gia đình nhưng gánh nặng chi tiêu trong gia đình khiến họ đắn đo hơn khi có ý định tham gia BH.
4.3 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Các thang đo trong nghiên cứu thường được đánh giá thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Tiêu chuẩn để đánh giá một thang đo đạt tiêu chuẩn là: α > 0,6, hệ số tương quan biến tổng > 0,3 (Nunnally & Burnstein, 1994). Tuy nhiên, nếu Cronbach’s Alpha (α) > 0,95 thì có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa trong thang đo.
Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Tâm lý chi tiêu và tiết kiệm
Bảng 4.8: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha yếu tố Tâm lý chi tiêu và tiết kiệm
Biến quan sát Giá trị
trung bình Độ lệch chuẩn
Tƣơng quan biến tổng
Cronbach Alpha nếu biến
bị loại
TLCTTK1 3,22 1,168 0,677 0,727
TLCTTK2 3,10 1,067 0,598 0,805
TLCTTK3 3,11 1,107 0,717 0,685
Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố: 0,812
Tâm lý chi tiêu và tiết kiệm có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,812 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng ở mức cho phép 0,598 – 0,717 > 0,3 cho thấy các biến thành phần có mối quan hệ rất chặt chẽ. Cả 3 biến quan sát của thang đo yếu tốTâm lý chi tiêu và tiết kiệm đều được chấp nhận và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Các sự kiện trong cuộc sống
Bảng 4.9: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha yếu tố Các sự kiện trong cuộc sống
Biến quan sát Giá trị
trung bình Độ lệch chuẩn
Tƣơng quan biến tổng
Cronbach Alpha nếu biến
bị loại SKTCS1 3,99 1,042 0,737 0,848 SKTCS2 4,02 1,037 0,708 0,854 SKTCS3 4,02 1,036 0,656 0,866 SKTCS4 3,92 1,113 0,732 0,849 SKTCS5 3,93 1,017 0,727 0,850
Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố: 0,879
Các sự kiện trong cuộc sống với Hệ số Cronbach’s Alpha 0,879 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng từ 0,656 – 0,732 > 0,3 nên các biến sẽ được giữ lại và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố động cơ mua BHNT