Các giả thuyết cho đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ manulife của khách hàng tại thành phố hồ chí minh (Trang 53)

Bảng 3.2: Các giả thuyết cho đề tài

Giả thuyết Nội dung

H1 Tâm lý chi tiêu và tiết kiệm có tác động cùng chiều (+) với quyết định tham gia BHNT

H2 Các sự kiện trong cuộc sống có tác động cùng chiều (+) với quyết định tham gia BHNT.

H3 Động cơmua BHNT có tác động cùng chiều (+)với quyết định tham gia BHNT.

H4 Rào cản trong việc mua BHNT có tác động ngược chiều (-) với quyết định tham gia BHNT

H5 Nhận thức giá trị SP có tác động cùng chiều (+) với quyết định tham gia BHNT

H6 Thương hiệu công ty có tác động cùng chiều (+) với quyết định tham gia BHNT

H7 Dịch vụ KH có tác động cùng chiều (+) với quyết định tham gia BHNT

H8 Kinh nghiệm mua BH trước đây có tác động cùng chiều (+) với quyết định tham gia BHNT

H9 Ý kiến người thân có tác động cùng chiều (+) với quyết định tham gia BHNT

3.7 Tóm tắt chƣơng 3

Chương 3 trình bày chi tiết phần thiết kế và phương pháp thực nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Thang đo lường quyết định tham gia BHNT Manulife của KH tại TP HCM gồm 38 mục hỏi trong 9 yếu tố thành phần: Tâm lý chi tiêu và tiết kiệm, Sự kiện trong cuộc sống, Động cơ mua BHNT, Rào cản trong việc mua BHNT, Nhận thức giá trị SP, Thương hiệu công ty, DV KH, Kinh nghiệm mua BH trước đây, Ý kiến người thân và một yếu tố

Quyết định tham gia BHNT được xem là yếu tố kết quả về quyết định tham gia BHNT Manulife của KH tại TP HCM. Chương 3 cũng trình bày các phần liên quan đến quá trình nghiên cứu như: thông tin cần thu thập, xây dựng thang đo, chọn mẫu, giới thiệu kỹ thuật và yêu cầu cho việc phân tích dữ liệu. Chương tiếp theo sẽ tiến hành phân tích dữ liệu và trình bày các kết quả nghiên cứu.

Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Kết quả mẫu khảo sát

Số phiếu phát ra và được gửi đi trực tuyến là 400 phiếu. Sau đó tiến hành thu phiếu lại, kết quả tổng số phiếu thu nhận lại được là 368 phiếu.

Kết quả thu thập dữ liệu khảo sát định lượng được tóm tắt như sau:

Bảng 4.1: Tỷ lệ hồi đáp

Mẫu được thu thập theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất dưới hình thức bảng câu hỏi khảo sát. Sau khi loại bỏ những bảng trả lời không hợp lệ (do thiếu các thông tin quan trọng hoặc có độ tuổi không phù hợp với điều kiện khảo sát), còn lại 330 bảng hợp lệ được tổng hợp và đưa vào phân tích định lượng.

4.2 Phân tích thông tin đối tƣợng khảo sát

Độ tuổi

Bảng 4.2: Thống kê mẫu theo độ tuổi

Độ tuổi Tần số Tỷ lệ (%)

25 – 35 106 32,1

36 – 45 119 36,1

46 – 55 105 31,8

Tổng cộng 330 100

Trong 330 đối tượng được khảo sát thì những người có độ tuổi 25 – 35 chiếm 32,1% , những người có độ tuổi từ 36 – 45 là nhiều nhất và chiếm tỷ lệ 36,1%, những người có độ tuổi từ 46 – 55 chiếm 31,8%. Sự chênh lệch giữa các độ tuổi là không nhiều cho thấy khả năng quyết định tham gia BHNT là như nhau.

Hình thức thu thập dữ liệu Số lƣợng phát hành Số lƣợng phản hồi Tỷ lệ hồi đáp Số lƣợng hợp lệ In và phát bảng câu hỏi trực tiếp. 400 371 92,75% 330

Giới tính

Bảng 4.3: Thống kê mẫu theo giới tính

Giới tính Tần số Tỷ lệ (%)

Nam 158 47,9

Nữ 172 52,1

Tổng cộng 330 100

Thống kê theo giới tính cho kết quả như sau: nữ giới chiếm 52,1% và nam giới chiếm 47,9%. Kết quả này cho thấy nữ giới quyết định tham gia BHNT cao hơn vì phụ nữ thường lo xa hơn nam trong các kết hoạch tài chính cho tương lai.

Trình độ học vấn

Bảng 4.4: Thống kê mẫu theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn Tần số Tỷ lệ (%) Cấp I – Cấp II 89 27,0 PTTH – Trung cấp 88 26,7 Cao đẳng – Đại học 90 27,3 Trên Đại học 63 19,1 Tổng cộng 330 100

Nhóm có trình độ trên đại học tham gia khảo sát có 63 người, tương ứng 19,1% là nhóm có tỷ lệ tham gia BHNT thấp nhất trong thống kê theo trình độ học vấn. Còn ở các nhóm còn lại tỷ lệ là tương đương nhau: Cấp I – Cấp II tỷ lệ 27,0%, PTTH – Trung cấp tỷ lệ 26,7%, Cao đẳng – Đại học tỷ lệ 27,3%.

Nghề nghiệp

Bảng 4.5: Thống kê mẫu theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp Tần số Tỷ lệ (%)

Lao động phổ thông 67 20,3

Kinh doanh tự do 65 197

Nhân viên văn phòng 91 27,6

Khác 55 16,7

Tổng cộng 330 100

Kết quả thống kê theo nghề nghiệp cho thấy, đối tượng là Nhân viên văn phòng có tỷ lệ là cao nhất chiếm 27,6 %. Đối tượng là những lao động phổ thông và kinh doanh tự do lần lượt là 20,3% và 19,7%. Những nghề nghiệp khác như bác sĩ, kỹ sư, giáo viên/giảng viên…thì chiếm tỷ lệ 16,7%. Cuối cuối cùng là những đối tượng Cấp quản lý trở lên thì chiếm tỷ lệ thấp nhất là 15,8 %.

Thu nhập

Bảng 4.6: Thống kê mẫu theo thu nhập

Thu nhập Tần số Tỷ lệ (%)

Dưới 10 triệu 88 26,7

Từ 10 triệu – dưới 20 triệu 58 17,6

Từ 20 triệu – dưới 30 triệu 102 30,9

Trên 30 triệu 82 24,8

Tổng cộng 330 100

Có 26,7% mẫu thuộc nhóm thu nhập dưới 10 triệu/tháng, 30,9% mẫu có thu nhập từ 20 triệu – dưới 30 triệu/tháng và 24,8% mẫu có thu nhập trên 30 triệu/tháng tham gia khảo sát. Điều này cho thấy ý thức của người bảo vệ và tiết kiệm thông qua kênh BH của người dân đã tăng. Nhóm có thu nhập từ 10 triệu – dưới 20 triệu/tháng có tỷ lệ thấp nhất là 17,6%.

Tình trạng hôn nhân

Bảng 4.7: Thống kê mấu theo tình trạng hôn nhân

Tình trạng hôn nhân Tần số Tỷ lệ (%) Độc thân 77 23,3 Đã lập gia đình 61 18,5 Đã li dị 79 23,9 Vợ/chồng đã mất 113 34,2 Tổng cộng 330 100

Số người đã lập gia đình tham gia phỏng vấn chiếm 18,5% là thấp nhất trong kết quả thống kê theo tình trạng hôn nhân. Tiếp đến là những người độc thân và những người đã li dị chiếm tỷ lệ lần lượt là 23,3% và 23,9%. Cuối cùng là những người có người thân (vợ/chồng đã mất) chiếm tỷ lệ cao nhất 34,2%. Đa số những người có vợ/chồng đã mất hiểu được gánh nặng tài chính khi người thân của mình gặp rủi ro, đặc biệt là nếu người đó là người trụ cột của gia đình. Vì vậy, họ có trách nhiệm với những người còn sống và không muốn bản thân trở thành gánh nặng của gia đình. Còn những người đã lập gia đình, họ có trách nhiệm với gia đình nhưng gánh nặng chi tiêu trong gia đình khiến họ đắn đo hơn khi có ý định tham gia BH.

4.3 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Các thang đo trong nghiên cứu thường được đánh giá thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Tiêu chuẩn để đánh giá một thang đo đạt tiêu chuẩn là: α > 0,6, hệ số tương quan biến tổng > 0,3 (Nunnally & Burnstein, 1994). Tuy nhiên, nếu Cronbach’s Alpha (α) > 0,95 thì có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa trong thang đo.

Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Tâm lý chi tiêu và tiết kiệm

Bảng 4.8: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha yếu tố Tâm lý chi tiêu và tiết kiệm

Biến quan sát Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn

Tƣơng quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu biến

bị loại

TLCTTK1 3,22 1,168 0,677 0,727

TLCTTK2 3,10 1,067 0,598 0,805

TLCTTK3 3,11 1,107 0,717 0,685

Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố: 0,812

Tâm lý chi tiêu và tiết kiệm có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,812 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng ở mức cho phép 0,598 – 0,717 > 0,3 cho thấy các biến thành phần có mối quan hệ rất chặt chẽ. Cả 3 biến quan sát của thang đo yếu tốTâm lý chi tiêu và tiết kiệm đều được chấp nhận và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Các sự kiện trong cuộc sống

Bảng 4.9: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha yếu tố Các sự kiện trong cuộc sống

Biến quan sát Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn

Tƣơng quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu biến

bị loại SKTCS1 3,99 1,042 0,737 0,848 SKTCS2 4,02 1,037 0,708 0,854 SKTCS3 4,02 1,036 0,656 0,866 SKTCS4 3,92 1,113 0,732 0,849 SKTCS5 3,93 1,017 0,727 0,850

Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố: 0,879

Các sự kiện trong cuộc sống với Hệ số Cronbach’s Alpha 0,879 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng từ 0,656 – 0,732 > 0,3 nên các biến sẽ được giữ lại và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố động cơ mua BHNT

Bảng 4.10: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha yếu tố động cơ mua BHNT

Biến quan sát Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn

Tƣơng quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu biến

bị loại

ĐCMBH1 3,02 1,015 0,754 0,796

ĐCMBH2 2,87 0,935 0,694 0,822

ĐCMBH3 2,88 0,907 0,672 0,831

ĐCMBH4 2,95 0,984 0,689 0,824

Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố: 0,857

Động cơ mua BHNT với Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị 0,857 > 0,6 và hệ số tương quan tổng 0,672 – 0,754 > 0,3. Vì vậy, chấp nhận cả 4 biến quan sát của thang đo yếu tố động cơ mua BHNT và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Rào cản trong việc mua BHNT

Bảng 4.11: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha yếu tố Rào cản trong việc mua BHNT

Biến quan sát Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn

Tƣơng quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu biến

bị loại RCMBH1 3,79 1,209 0,597 0,697 RCMBH2 3,95 1,087 0,550 0,715 RCMBH3 4,05 1,062 0,445 0,751 RCMBH4 3,82 1,007 0,501 0,732 RCMBH5 4,04 0,951 0,584 0,707

Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố: 0,764

Các rào cản trong việc mua BHNT có Hệ số Cronbach’s Alpha 0,764 > 0,6, các biến quan sát thành phần có hệ số tương quan tổng khá tốt 0,445 – 0,597 > 0,3. Do đó, cả 5 biến quan sát của thang đo yếu tố rào cản trong việc mua BHNT đều được chấp nhận và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Nhận thức giá trị SP

Bảng 4.12: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha yếu tố Nhận thức giá trị SP

Biến quan sát Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn

Tƣơng quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu biến

bị loại

NTGTSP1 2,86 0,965 0,579 0,695

NTGTSP2 2,82 0,884 0,523 0,725

NTGTSP3 2,82 0,998 0,544 0,715

NTGTSP4 3,12 1,033 0,599 0,684

Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố: 0,762

Hệ số Crobach’s Alpha của yếu tố Nhận thức giá trị SP là 0,762 > 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát 0,523 – 0,599 > 0,3. Vì vậy, chấp

nhận cả 4 biến quan sát của thang đo yếu tố Nhận thức giá trị SP và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Thƣơng hiệu công ty

Bảng 4.13: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha yếu tố Thương hiệu công ty

Biến quan sát Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn Tƣơng quan biến tổng Cronbach Alpha nếu biến bị loại THCT1 3,21 0,876 0,797 0,840 THCT2 2,97 0,852 0,746 0,860 THCT3 2,92 0,824 0,781 0,847 THCT4 3,13 0,864 0,698 0,878

Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố: 0,888

Thương hiệu công ty có Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,888 > 0,6 và với các hệ số tương quan tổng 0,698 – 0,797 > 0,3. Vì vậy, 4 biến quan sát của thang đo yếu tố thương hiệu công ty được chấp nhận và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Dịch vụ khách hàng

Bảng 4.14: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha yếu tố Dịch vụ khách hàng

Biến quan sát Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn Tƣơng quan biến tổng Cronbach Alpha nếu biến bị loại DVKH1 2,88 1,025 0,643 0,707 DVKH2 2,93 1,155 0,613 0,741 DVKH3 2,88 1,072 0,645 0,702

Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố: 0,791

DV KH có Hệ số Cronbach’s Alpha khá cao 0,791 > 0,6, các biến quan sát thành phần có hệ số tương quan tổng 0,613 – 0,645 > 0,3. Do đó, cả 3 biến quan sát của thang đo yếu tố dịch vụ KH đều được chấp nhận và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Kinh nghiệm mua BH trƣớc đây

Bảng 4.15: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha yếu tố Kinh nghiệm mua BH trước đây

Biến quan sát Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn

Tƣơng quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu biến

bị loại

KNMBHTĐ1 3,02 1,205 0,661 0,583

KNMBHTĐ2 3,02 1,025 0,488 0,777

KNMBHTĐ3 2,93 1,168 0,623 0,631

Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố: 0,757

Hệ số Crobach’s Alpha của yếu tố Kinh nghiệm mua BH trước đây là 0,757 > 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát 0,488 – 0,661 > 0,3. Vì vậy, chấp nhận cả 3 biến quan sát của thang đo yếu tố kinh nghiệm mua BH trước đây và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Ý kiến ngƣời thân

Bảng 4.16: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha yếu tố Ý kiến người thân

Biến quan sát Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn

Tƣơng quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu biến

bị loại

YKNT1 3,36 1,058 0,666 0,707

YKNT2 3,07 0,926 0,575 0,798

YKNT3 3,45 1,028 0,705 0,663

Hệ số Cronbach Alpha của yếu tố: 0,800

Ý kiến người thân có hệ số Cronbach’s Alpha 0,800 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng 0,575 – 0,705 > 0,3. Vì vậy, chấp nhận cả 3 biến quan sát của thang đo yếu tố kinh nghiệm mua BH trước đây và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Quyết định tham gia BHNT

Bảng 4.17: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha yếu tố Quyết định tham gia BHNT

Biến quan sát Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn

Tƣơng quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu biến

bị loại

QĐTGBH1 3,02 1,167 0,588 0,720

QĐTGBH2 2,95 1,199 0,587 0,721

QĐTGBH3 2,94 1,103 0,576 0,727

QĐTGBH4 3,05 1,133 0,574 0,727

Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0,778

Quyết định tham gia BHNT có hệ số Cronbach’s Alpha 0,778 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng 0,574 – 0,588 > 0,3. Chấp nhận cả 4 biến quan sát của thang đo yếu tố Quyết định tham gia BHNT và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.4 Kiểm định thang đo thông qua phân tích yếu tố khám phá EFA

Mô hình sau khi đánh giá độ tin cậy bao gồm 9 biến độc lập là: (1) Tâm lý chi tiêt và tiết kiệm, (2) Sự kiện trong cuộc sống, (3) Động cơ mua BHNT, (4) Rào cản trong việc mua BHNT, (5) Nhận thức giá trị SP, (6) Thương hiệu công ty, (7) DV KH, (8) Kinh nghiệm mua BH trước đây, (9) Ý kiến người thân với 34 biến quan sát có ý nghĩa về mặt thống kê. Các biến độc lập này sẽ tiếp tục được đưa vào kiểm định thang đo thông qua phân tích yếu tố khám phá EFA.

Tiêu chuẩn để lựa chọn những biến quan sát đạt yêu cầu: hệ số tài nhân tố (factor loading) >= 0,5 ; thang đo đạt yêu cầu khi tổng phương sai trích (Cumulative %) >= 50% ; hệ số KMO >= 0,5 và Eigenvalue >= 1.

Phương pháp thực hiện phép xoay: phương pháp trích Principal Compoment và phép quay Varimax (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

4.4.1 Phân tích yếu tố khám phá (EFA) cho biến độc lập

Phân tích EFA cho 9 biến độc lập được thực hiện với giả thuyết:

 Giả thuyết H0: Các biến quan sát không có sự tương quan nhau trong tổng thể

Kết quả phân tích thu được tóm tắt như sau:

Bảng 4.18: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các biến độc lập

Kiểm định KMO và Barlett

Hệ số KMO 0,740

Kiểm định Barlett Giá trị Chi - Square 5746,681

Bậc tự do (df) 561 Sig. 0,000 Bảng 4.19: Bảng ma trận nhân tố đã xoay Biến quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ manulife của khách hàng tại thành phố hồ chí minh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)