.Biểu đồ phần tần số Histogram của dư chuẩn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ manulife của khách hàng tại thành phố hồ chí minh (Trang 77)

Hình 4 .1 Biểu đồ phân tán Scatteplot

Hình 4.2 .Biểu đồ phần tần số Histogram của dư chuẩn hóa

Từ biểu đồ tần số Histogram, phần dư chuẩn hóa có trị trung bình (Mean) = 5,15*10-16 ≅ 0 và độ lệch chuẩn = 0,986 ≅ 1: phân phối phần dư có dạng gần chuẩn, giả định phần dư có phân phối chuẩn không bị vi phạm.

4.7.6 Kiểm định đa cộng tuyến

Từ kết quả bảng 4.26 có thể thấy giá trị dung sai (Tolerance) khá cao, đều lớn hơn 0,5 trong khi hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập rất thấp, đều < 2 nên mô hình không có đa cộng tuyến

4.7.7 Kiểm định tính độc lập của sai số

Qui tắc kiểm định Durbin-Watson:

Nếu 0 < d < 1: Mô hình có sự tương quan dương Nếu 1 < d < 3: Mô hình không có sự tương quan Nếu 3 < d < 4: Mô hình có sự tương quan âm

Từ bảng hệ số Durbin-Watson là 1 < d = 1,563 < 3 cho thấy các phần dư là độc lập với nhau, không có hiện tượng tương quan giữa các phần dư.

4.7.8 Xác định mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố

Tâm lý chi tiêu và tiết kiệm

Giả thuyết H1: Tâm lý chi tiêu và tiết kiệm có tác động cùng chiều (+) với quyết định tham gia BHNT.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β1 = 0,081, Sig(β1) = 0,017 < 0,05: giả thuyết H1 được chấp nhận

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy Tâm lý chi tiêu và tiết kiệm có tác động cùng chiều (+) đối với Quyết định tham gia BHNT của KH. Như vậy, khi KH càng có xu hướng tiết kiệm đảm bảo tài chính cho tương lai thì càng có khuynh hướng gia tăng Quyết định tham gia BHNT.

Sự kiện trong cuộc sống

Giả thuyết H2: Các sự kiện trong cuộc sống có tác động cùng chiều (+) với quyết định tham gia BHNT.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β2 = -0,011; Sig(β2) = 0,785 > 0,05: bác bỏ giả thuyết H2.

Như vậy, Các sự kiện trong cuộc sống không có tác động đối với Quyết định tham gia BHNT của KH. KH vẫn chưa thật sự quan tâm và chuẩn bị cho những sự kiện có thể xảy ra trong cuộc sống của họ nên với họ, BHNT có cũng được, không có cũng chẳng sao.

Động cơ mua BHNT

Giả thuyết H3: Động cơmua BHNT có tác động cùng chiều (+) với quyết định tham gia BHNT.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β3= 0,367, Sig(β3) = 0.000 < 0.05: giả thuyết H3 được chấp nhận.

Như vậy, Động cơmua BHNT có tác động cùng chiều (+) đối với Quyết định tham gia BHNT của KH. Nói cách khác, trong cuộc khảo sát cho thấy Quyết định tham gia BHNT của KH bị ảnh hưởng bởi động cơ của KH khi sử dụng các SP BHNT. Động cơ càng cao thì Quyết định tham gia BHNT sẽ càng tăng cao.

Rào cản trong việc mua BHNT

Giả thuyết H4: Các rào cản trong việc mua BHNT có tác động ngược chiều (-) với quyết định tham gia BHNT.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β4= - 0,006, Sig(β4) = 0,873 > 0.05: giả thuyết H4 bị bác bỏ.

Nhận thức giá trị SP

Giả thuyết H5: Nhận thức giá trị SP có tác động cùng chiều (+) với quyết định tham gia BHNT.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β5= 0,233, Sig(β5) = 0,000 < 0,05: giả thuyết H5 được chấp nhận

Theo kết quả thu được trong cuộc khảo sát thì rõ ràng có sự tác động dương (+) từ Nhận thức giá trị SP lên Quyết định tham gia BHNT của KH. Khi KH cảm thấy được càng nhiều những lợi ích từ các SP BHNT thì Quyết định tham gia BHNT của họ tăng lên.

Thương hiệu công ty

Giả thuyết H6: Thương hiệu công ty có tác động cùng chiều (+) với quyết định tham gia BHNT.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β6 = -0,067; Sig(β6)= 0,095 > 0,05: giả thuyết H6 bị bác bỏ.

Từ kết quả thu được cho thấy, mặc dù Thương hiệu công ty là một trong những yếu tố sống còn của những công ty BHNT nhưng thương hiệu Manulife trên thị trường vẫn chưa thật sự làm cho KH tin tưởng và sẵn sàng ra quyết ddingj tham gia BHNT Manulife.

Dịch vụ khách hàng

Giả thuyết H7: DV KH có tác động cùng chiều (+) với quyết định tham gia BHNT.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β7= 0,093, Sig(β7) = 0,007 < 0,05: giả thuyết H7 được chấp nhận

Như vậy, DV KH có tác động cùng chiều (+) đối với Quyết định tham gia BHNTcủa KH. Hay nói cách khác, khi DV KH càng tốt thì sự hài lòng của KH càng cao, việc ra Quyết định tham gia BHNT sẽ dễ dàng hơn.

Kinh nghiệm mua BH trước đây

Giả thuyết H8: Kinh nghiệm mua BH trước đây có tác động cùng chiều với quyết định tham gia BHNT.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β8= 0,317, Sig(β8) = 0,000 < 0,05: giả thuyết H8 được chấp nhận

Trong cuộc khảo sát cho thấy Quyết định tham gia BHNT của KH bị ảnh hưởng bởi các Kinh nghiệm mua BH trước đây của KH. Kinh nghiệm càng nhiều thì càng có xu hướng gia tăng Quyết định tham gia BHNT.

Ý kiến người thân

Giả thuyết H9: Ý kiến người thân có tác động cùng chiều với quyết định tham gia BHNT.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β9= 0,262, Sig(β9) = 0,000 < 0,05: giả thuyết H9 được chấp nhận

Theo kết quả thu được trong cuộc khảo sát thì có sự tác động cùng chiều (+) từ Ý kiến người thân lên Quyết định tham gia BHNT của KH. Khi KH cảm thấy có được nhiều những sự ủng hộ từ phía những người thân và gia đình trong việc mua BHNT thì Quyết định tham gia BHNT của họ càng tăng.

4.7.9 Kiểm định sự khác biệt của các tổng thể con về quyết định tham gia BHNT Manulife tại TP HCM BHNT Manulife tại TP HCM

Phương pháp kiểm định Independent T – Test là phương pháp kiểm định xem có sự khác biệt trong quyết định tham gia BHNT theo giới tính.

Phương pháp phân tích phương sai ANOVA dùng để kiểm định xem có sự khác biệt trong quyết định tham gia BHNT giữa các nhóm KH theo trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân.

Trước khi tiến hành kiểm định Independent T – Test hay phân tích phương sai ANOVA cần tiến hành kiểm định Levene test để kiểm định sự bằng nhau về phương sai giữa các nhóm. Nếu hệ số Sig. < 0,05 nghĩa là phương sai giữa các nhóm so sánh khác nhau

4.7.9.1 Sự khác biệt theo giới tính

Giả thuyết H1: Không có sự khác biệt về tác động của Quyết định tham gia BHNT theo giới tính.

Bảng 4.33: Kết quả kiểm định T-test

Kiểm định sự bằng nhau của phương sai

Kiểm định sự bằng nhau của trung bình

F Sig. t df Sig. (2- tailed) Sự khác biệt trung bình Sự khác biệt độ lệch chuẩn Độ tin cậy (95%) Thấp hơn Cao hơn Quyết định tham gia BHNT Giả định phương sai bằng nhau 2,026 0,156 -0,165 328 0,869 -0,01621 0,09824 -0,20947 0,17705 Giả định phương sai khác nhau -0,166 328.000 0,869 -0,01621 0,09788 -0,20877 0,17635

Kiểm định Levene’s Test cho giá trị Sig là 0,156 > 0,05 cho thấy phương sai của các nhóm so sánh là giống nhau. Do đó, ở kiểm định t của kiểm định sự bằng nhau của trung bình (t-test for ở Equality of Means), kết quả được sử dụng ở dòng giả định phương sai bằng nhau (Equal variances assumed).

Kiểm định t có Sig là 0,869 > 5%: nghĩa là không có đủ cơ sở để bác bỏ H1 . Do đó, không tồn tại sự khác biệt về giới tính trong Quyết định tham gia BHNT.

4.7.9.2 Sự khác biệt theo độ tuổi

Giả thuyết H2: Không có sự khác biệt về tác động của Quyết định tham gia BHNT theo độ tuổi.

Bảng 4.34: Kiểm định phương sai các độ tuổi

Levene Statistic df1 df2 Sig.

44,401 2 327 ,000

Kiếm định Levene test cho kết quả Sig. Là 0,000 < 0,05 nên có thể kết luận phương sai nhóm so sánh là khác nhau.

Do các độ tuổi có phương sai khác nhau nên tiến hành kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis để tìm ra sự khác biệt về độ tuổi của KH.

Bảng 4.35: Bảng Ranks theo độ tuổi

Độ tuổi N Mean Rank

Quyết định tham gia BHNT

25 – 35 106 143,41 36 – 45 119 114,88 46 – 55 105 245,17

Total 330

Bảng 4.36: Bảng kiểm định Kruskal-Wallis theo độ tuổi

Test Statisticsa,b

Quyết định tham gia BHNT

Chi-Square 114,080

df 2

Asymp. Sig. ,000

Kết quả kiểm đinh Kruskal-Wallis cho thấy:

 Thứ hạng trung bình của độ tuổi “25 – 35” là 143,41

 Thứ hạng trung bình của độ tuổi “36 – 45” là 114,88

 Thứ hạng trung bình của độ tuổi “46 – 55” là 245,17

Ta có thể kết luận với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05 có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về quyết định tham gia BHNT theo độ tuổi.

4.7.9.3 Sự khác biệt theo trình độ học vấn

Giả thuyết H3: Không có sự khác biệt về tác động của Quyết định tham gia BHNT theo trình độ học vấn.

Bảng 4.37: Kiểm định phương sai các nhóm trình độ học vấn

Levene Statistic df1 df2 Sig.

6,488 3 326 ,000

Kiểm định Levene test cho kết quả Sig. Là 0,000 < 0,05 nên có thể kết luận phương sai nhóm so sánh là khác nhau.

Do các trình độ học vấn có phương sai khác nhau nên tiến hành kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis để tìm ra sự khác biệt về trình độ học vấn của KH.

Bảng 4.38: Bảng Ranks theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn N Mean Rank

Quyết định tham gia BHNT

Cấp I – Cấp II 89 112,53

PTTH – Trung cấp 88 211,11 Cao đẳng – Đại học 90 177,29

Trên Đại học 63 159,78

Total 330

Bảng 4.39: Bảng kiểm định Kruskal-Wallis theo trình độ học vấn

Test Statisticsa,b

Quyết định tham gia BHNT

Chi-Square 49,884

df 3

Asymp. Sig. ,000

Kết quả kiểm đinh Kruskal-Wallis cho thấy:

 Thứ hạng trung bình của trình độ học vấn “PTTH – Trrung cấp” là 211,11

 Thứ hạng trung bình của trình độ học vấn “Cao đẳng – Đại học” là 177,29

 Thứ hạng trung bình của trình độ học vấn “Trên Đại học” là 159,75 Khi bình phương = 49,884 với mức ý nghĩa thống kê Sig. = 0,000

Ta có thể kết luận với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05 có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về quyết định tham gia BHNT theo trình độ học vấn.

4.7.9.4 Sự khác biệt theo nghề nghiệp

Giả thuyết H4: Không có sự khác biệt về tác động của Quyết định tham gia BHNT theo nghề nghiệp.

Bảng 4.40: Kiểm định phương sai các nhóm nghề nghiệp

Levene Statistic df1 df2 Sig.

0,595 4 325 ,666

Kiểm định Levene’s Test cho giá trị Sig là 0,666 > 0,05 cho thấy phương sai của các nhóm so sánh là giống nhau. Do đó, ở kiểm định t của kiểm định sự bằng nhau của trung bình (t-test for ở Equality of Means), kết quả được sử dụng ở dòng giả định phương sai bằng nhau (Equal variances assumed).

Bảng 4.41: Phân tích ANOVA nhóm nghề nghiệp

Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Giữa các nhóm 8,686 4 2,172 2,800 ,026 Trong cùng nhóm 252,015 325 ,775 Tổng 260,702 329

Kiểm định t có Sig là 0.026 < 5%: nghĩa là có đủ cơ sở để bác bỏ H4 . Do đó, tồn tại sự khác biệt về nghề nghiệp trong Quyết định tham gia BHNT. Trong đó, nhóm Kinh doanh tự do có Sig. = 0,054 Quyết định tham gia BHNT cao hơn nhóm khác (Phụ lục).

4.7.9.5 Sự khác biệt theo thu nhập

Giả thuyết H5: Không có sự khác biệt về tác động của Quyết định tham gia BHNT theo thu nhập.

Bảng 4.42: Kiểm định phương sai các nhóm thu nhập

Levene Statistic df1 df2 Sig.

5.693 3 326 .001

Kiếm định Levene test cho kết quả Sig. Là 0,001 < 0,05 nên có thể kết luận phương sai nhóm so sánh là khác nhau, có đủ cơ sở để bác bỏ H5.

Do các thu nhập có phương sai khác nhau nên tiến hành kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis để tìm ra sự khác biệt về thu nhập của KH.

Bảng 4.43: Bảng Ranks theo thu nhập

Thu nhập N Mean Rank

Quyết định tham gia BHNT

Dưới 10 triệu 88 133,91

Từ 10 triệu – dưới 20 triệu 58 106,05 Từ 20 triệu – dưới 30 triệu 102 201,66 Từ 30 triệu trở lên 82 196,47

Total 330

Bảng 4.44: Bảng kiểm định Kruskal-Wallis theo thu nhập

Test Statisticsa,b

Quyết định tham gia BHNT

Chi-Square 56,287

df 3

Asymp. Sig. ,000

Kết quả kiểm đinh Kruskal-Wallis cho thấy:

 Thứ hạng trung bình của nhóm thu nhập “Dưới 10 triệu” là 133,91

 Thứ hạng trung bình của nhóm thu nhập “Từ 10 triệu – dưới 20 triệu” là 106,05

 Thứ hạng trung bình của nhóm thu nhập “Từ 30 triệu trở lên” là 196,47 Khi bình phương = 56,287 với mức ý nghĩa thống kê Sig. = 0,000

Ta có thể kết luận với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05 có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về quyết định tham gia BHNT theo thu nhập. Và những KH có thu nhập từ 20 triệu trở lên có quyết định tham gia BHNT cao hơn những KH có thu nhập dưới 20 triệu.

4.7.9.6 Sự khác biệt theo tình trạng hôn nhân

Giả thuyết H6: Không có sự khác biệt về tác động của Quyết định tham gia BHNT theo tình trạng hôn nhân.

Bảng 4.45: Kiểm định phương sai các nhóm tình trạng hôn nhân

Levene Statistic df1 df2 Sig.

18,063 3 326 .000

Kiếm định Levene test cho kết quả Sig. Là 0,000 < 0,05 nên có thể kết luận phương sai nhóm so sánh là khác nhau, có đủ cơ sở để bác bỏ H6.

Do các tình trạng hôn nhân có phương sai khác nhau nên tiến hành kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis để tìm ra sự khác biệt về tình trạng hôn nhân của KH.

Bảng 4.46: Bảng Ranks theo tình trạng hôn nhân

Tình trạng hôn nhân N Mean Rank

Quyết định tham gia BHNT

Độc thân 77 115,29

Đã lập gia đình 61 150,50

Đã ly dị 79 119,26

Vợ/chồng đã mất 113 240,14

Total 330

Bảng 4.47: Bảng kiểm định Kruskal-Wallis theo tình trạng hôn nhân

Test Statisticsa,b

Quyết định tham gia BHNT

df 3

Asymp. Sig. ,000

Kết quả kiểm đinh Kruskal-Wallis cho thấy:

 Thứ hạng trung bình của nhóm tình trạng hôn nhân “Độc thân” là 155,29

 Thứ hạng trung bình của nhóm tình trạng hôn nhân “Đã lập gia đình” là 150,50

 Thứ hạng trung bình của nhóm tình trạng hôn nhân “Đã ly dị” là 119,26

 Thứ hạng trung bình của nhóm tình trạng hôn nhân “Vợ/chồng đã mất” là 240,14 Khi bình phương = 112,206 với mức ý nghĩa thống kê Sig. = 0,000

Ta có thể kết luận với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05 có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về quyết định tham gia BHNT theo tình trạng hôn nhân. Trong đó, nhóm KH có tình trạng hôn nhân là “Vợ/chồng đã mất” quyết định tham gia BHNT cao hơn các nhóm khác.

4.8 Tóm tắt chƣơng 4

Chương 4 đã trình bày thông tin về mẫu khảo sát, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến, khảo sát các biến thành phần.

Qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích yếu tố EFA, phân tích tương quan, hồi quy đa biến cho thấy mô hình nghiên cứu lý thuyết là hoàn toàn phù hợp với dữ liệu thị trường. Trong đó có 6 yếu tố thành phần đều có tác động đến Quyết định tham gia BHNT của KH là các yếu tố (1)Tâm lý chi tiêu và tiết kiệm, (3)Động cơ mua BHNT, (5)Nhận thức giá trị SP, (7)DV KH, (8)Kinh nghiệm mua BH trước đây và (9)Ý kiến người thân có tác động cùng chiều (+) đến Quyết định tham gia BHNT của KH. Còn các yếu tố (2)Sự kiện trong suộc sống, (4)Rào cản trong việc mua BHNT, (6)Thương hiệu công ty không tác động đến Quyết định tham gia BHNT của KH.

Ngoài ra, trong kết quả phân tích sự khác biệt theo các đặc điểm nhân khẩu học của các nhóm đối tượng khảo sát cho thấy tồn tại sự khác biệt về độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân với Quyết định tham gia BHNT.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN – HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.1 Kết luận

Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về hành vi NTD và các yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ manulife của khách hàng tại thành phố hồ chí minh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)