XÂY DỰNG TRỌNG TÍN
3.1.1. Thuận lợi
Trước hết, VAS 14 được xây dựng dựa trên khung cơ bản của chuấn mực kế toán quốc tế IAS 18, và IFRS 15 là được kế thừa những ưu điểm từ IAS 18 và IAS 11, từ đó phát triển lên và khắc phục những lỗ hống kế toán mà hai chuấn mực cũ chưa thực hiện được. Do đó về bản chất giữa VAS 14 và IFRS 15 vẫn có một số nét tương đồng nhất định. Hơn nữa, bên cạnh VAS 14, Bộ Tài chính còn ban hành Thông tư số 200/2014/TT-BTC. Trong thông tư có nhiều thay đối về điều kiện ghi nhận doanh thu như yêu cầu hoãn ghi nhận một phần doanh thu cho nghĩa vụ chưa thực hiện trong chương trình thân thiết với khách hàng, yêu cầu doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu từ việc bán bất động sản đầu tư khi giao nhà cho khách hàng hay yêu cầu phân bố doanh thu một phần cho các sản phàm cung cấp miễn phí đi kèm. Có thể thấy Bộ Tài chính đã sớm tiếp cận với những đối mới trong chuấn mực IFRS 15. Đây chính là một điểm thuận lợi về mặt chính sách đối với các doanh nghiệp Việt Nam và Công ty Cố phần Thương mại và Xây dựng Trọng Tín nói riêng.
Bên cạnh đó, hiện nay không phải tất cả doanh nghiệp Việt Nam đều bắt buộc sử dụng IFRS trong lập và trình bày BCTC bởi Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuẩn bị áp dụng, chưa có quy định chính thức. IFRS 15 về ghi nhận doanh thu chỉ mới được áp dụng ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi lập BCTC phục vụ tập đoàn và các doanh nghiệp Việt Nam đang tự nguyện lập BCTC theo IFRS bên cạnh VAS theo quy định. Bởi vậy, cho đến khi chính thức áp dụng IFRS tại Việt Nam vào năm 2026, Công ty Trọng Tín sẽ học hỏi được khá nhiều kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và các doanh nghiệp trong nước.
Một yếu tố thuận lợi khác cho công ty trong quá trình chuyển đối từ VAS sang IFRS là Ban Giám đốc - Ban lãnh đạo của công ty đều xuất thân từ kiểm toán viên,
được đào tạo chứng chỉ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán như ACCA, CPA và được tiếp cận với chuẩn mực quốc tế từ sớm, thêm đó với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Đây sẽ là một lợi thế vô cùng lớn cho công ty bởi Ban lãnh đạo không chỉ hiểu rõ, sâu sắc về nội dung chuẩn mực IFRS 15 mà còn có thể xây dựng được một lộ trình áp dụng phù hợp với điều kiện tài chính của công ty, cũng như trình độ của các nhân viên trong công ty. Ban lãnh đạo sẽ là người trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn nên sẽ quá trình áp dụng sẽ được giám sát kĩ càng, có thể nhanh chóng phát hiện được các lỗ hổng yếu kém để kịp thời bù đắp.
Và cuối cùng, những năm gần đây, ngành Xây dựng Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc cả về trình độ quản lý lẫn kỹ thuật công nghệ thi công và đã thành công trong việc thay thế nhà thầu ngoại ở nhiều dự án lớn có yêu cầu kỹ, mỹ thuật cao; những dự án “siêu sao”, tại thị trường trong nước. Bởi vậy, công ty đang có tiềm năng lớn trong lĩnh vực thi công công trình xây dựng và mở rộng quy mô. Có thể thấy công ty đang trên đà phát triển rất tốt. Do đó, nếu có kế hoạch kinh doanh đúng đắn, công ty trong những năm tới sẽ xây dựng được một nguồn lực tài chính vững chắc để có thể bù đắp được những chi phí cần bỏ ra cho quá trình áp dụng IFRS 15.
3.1.2. Khó khăn
Thứ nhất, hệ thống pháp lí, các chính sách kế toán Việt Nam cũng như các hướng dẫn cụ thể cho việc áp dụng IFRS 15 chưa hoàn thiện, gây khó khăn trong quá trình chuyển đổi từ VAS sang IFRS. Các doanh nghiệp sẽ chưa có đủ cơ sở pháp lí để thực hiện lập và trình bày BCTC theo chuẩn mực quốc tế cũng như nguồn lực kĩ thuật để xác định chi phí hợp lý khi phân bổ giá giao dịch. Đây là một thách thức cho các doanh nghiệp vẫn đang áp dụng VAS tại Việt Nam nói chung và công ty Trọng Tín nói riêng.
Thứ hai, việc áp dụng chuẩn mực quốc tế cho hệ thống kế toán đòi hỏi thời gian và chi phí rất lớn. Rất nhiều chi phí sẽ phát sinh khi quá trình chuyển đổi được thực hiện như: chi phí đào tạo chuyên môn cho nhân viên, tuyển dụng nhân viên kế toán đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ và có đầy đủ kiến thức về IFRS, chi phí dịch BCTC sang tiếng anh, cũng như chi phí cải tạo, nâng cấp phần mềm kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế,.. Chuyển đổi chuẩn mực kế toán từ VAS sang IFRS 15 là một bước ngoặt lớn đối với các doanh nghiệp, bởi vậy đây không chỉ là công việc của bộ phận kế toán mà nó yêu cầu phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong
công ty. Đối với một doanh nghiệp nhỏ và nền tảng hoạt đông chưa vững mạnh như công ty Trọng Tín, đây sẽ là một thách thức vô cùng lớn phải đối mặt.
Thứ ba, công ty sẽ phải thay đổi toàn bộ cách ghi nhận doanh thu so với trước đây. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, doanh thu được ghi nhận khi chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa dịch vụ, thường thời điểm là sau khi giao hàng hóa cho bên mua hoặc hoàn thành việc cung cấp dịch vụ. Nghĩa là việc xác định doanh thu sẽ được thực hiện tại một thời điểm. Còn theo IFRS 15, doanh thu có thể được ghi nhận tại một thời điểm hoặc trong một thời kì, khi mà các nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng được hoàn thành, trong đó mỗi nghĩa vụ được cam kết thực hiện trong hợp đồng cho mục đích ghi nhận doanh thu phải có tính tách biệt. Mỗi nghĩa vụ được thực hiện lại được hoàn thành tại các mốc thời gian khác nhau.
Do đó điều này có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp bởi một hợp đồng của công ty có thể bao gồm việc cung cấp một gói các dịch vụ, hoặc nhiều hạng mục thi công khác nhau.
Hơn nữa, để đo lường chính xác giá trị của hợp đồng cũng là một trở ngại đối với công ty, bởi nó có thể bị ảnh hưởng doanh thu không cố định và các khoản biến đổi khác tùy thuộc vào hợp đồng, ví dụ như: khoản phải hoàn trả tiền cho khách hàng.
Thứ tư, chi phí gia tăng để sở hữu một hợp đồng hoặc chi phí phát sinh trong quá trình hợp đồng được thực hiện sẽ được vốn hóa, trở thành tài sản của doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện. Công ty sẽ gặp khó khăn khi chuyển đổi từ việc ghi nhận các khoản này dưới dạng chi phí sang ghi nhận thành tài sản, áp dụng đánh giá và tính khấu hao. Đối với công ty Trọng Tín, thường xuyên cung cấp dịch vụ thi công công trình xây dựng hoặc dịch vụ viễn thông cho khách hàng kéo dài trong nhiều kỳ, điều này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước và các chỉ số tài chính khác của công ty.
Thứ năm, thay đổi chuẩn mực kế toán áp dụng cho khoản mục doanh thu sẽ là ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên BCTC của những năm trước, do đó doanh nghiệp cần phải trình bày và tính toán lại các chỉ tiêu theo một trong hai phương pháp: hồi tố toàn bộ và hồi tố một phần. Khi đó DN cần xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên am hiểu về hợp đồng; kiểm tra, soát xét lại các hợp đồng với khách hàng để xác định mức độ ảnh hưởng của IFRS 15 đến các chỉ tiêu kế toán trên BCTC, từ đó quyết định áp dụng
phương pháp nào sẽ được sử dụng trong lập và trình bày BCTC. Ưu điểm và hạn chế của mỗi phương pháp đã được trình bày cụ thể tại mục 1.4 của khóa luận.
Qua đó, có thể thấy Công ty CP Thương mại và Xây dựng Trọng Tín sẽ phù hợp hơn với phương pháp điều chỉnh hồi tố một phần, do quy mô doanh nghiệp nhỏ, trình độ nhân viên và nguồn lực tài chính hạn chế hơn. Nếu áp dụng hồi tố toàn bộ sẽ tốn kém nhiều tiền bạc, công sức và thời gian hơn. Còn đối với những tập đoàn lớn mạnh có vốn đầu tư nước ngoài nên khuyến khích sử dụng phương pháp hồi tố toàn bộ, nhằm tăng cường sự so sánh, tính minh bạch và chất lượng thông tin kế toán, giúp củng cố sự tín nhiệm ở các nhà đầu tư quốc tế hơn.
Thứ sáu, một trong những yêu cầu đặt ra khi áp dụng IFRS 15 đó là tính kịp thời và nhanh chóng của việc cung cấp các thông tin tài chính. Do vậy chi phí ban đầu mà công ty phải bỏ ra để hoàn thiện, nâng cấp hệ thống kết nối thông tin và phần mềm kế toán là rất lớn. Đồng thời, do số lượng các tổ chức giảng dạy về Chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS tại Việt Nam là rất ít, nên nhân viên tại công ty chưa được tiếp cận và nắm rõ các nội dung cũng như cách thức áp dụng IFRS 15 đối với khoản mục doanh thu. Nên công ty sẽ đầu tư một khoản chi phí cho việc đào tạo nhân viên hoặc tham vấn các chuyên gia trong lĩnh vực này, và tại thời điểm hiện tại, rất khó có thể thực hiện ngay được.
3.2. GIẢI PHÁP ÁP DỤNG CHUẨN Mực BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
TRONG GHI NHẬN DOANH THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG TRỌNG TÍN
3.2.1. Hoàn thiện các điều kiện của công ty để áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế về doanh thu
* Hoàn thiện bộ máy kế toán
- Với hình thức kế toán tập trung mà công ty đang thực hiện, phòng kế toán sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về công tác trước ban Giám đốc. Tuy nhiên với khối lượng công việc ngày càng tăng lên, đặc biệt là nếu công ty áp dụng IFRS, trong khi đó số lượng nhân viên phòng kế toán chỉ có 4 người. Điều này dẫn đến mỗi người phải xử lí khối lượng công việc lớn dẫn đến dễ sai sót, quá tải và gian lận có thể xảy ra. Công ty có thể xem xét để cân đối với nguồn tài chính hiện tại để tuyển dụng thêm nhân sự cho bộ phận kế toán, ưu tiên những người có hiểu biết và được tiếp cận về chuẩn mực quốc tế. Nên kết hợp hình thức kế toán tập trung và phân tán, theo đó bên cạnh các nhân viên kế toán
tại Công ty, thì nên thiết lập thêm những nhân viên kế toán tại mỗi dự án. Như vậy khối lượng công việc của kế toán viên tại Công ty sẽ được giảm bớt, trong khi vẫn đảm bảo việc ghi nhận là chính xác và kịp thời.
- Công ty đang sở hữu bộ máy kế toán với 4 nhân viên, trong đó bao gồm 1 kế toán trưởng và 3 kế toán viên. Các nhân viên đều có trình độ Đại học trở lên, được đào tạo chính quy trong chuyên ngành kế toán. Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ của nhân viên kế toán trong công ty còn hạn chế, bởi vậy trong quá trình chuyển đổi từ VAS sang IFRS thì công ty cần hoàn thiện chất lượng nhân lực và cơ cấu lại bộ phận kế toán. Đầu tiên, cần nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các nhân viên kế toán. Hiện tại chưa có bản dịch IFRS chính thức bằng tiếng việt, bởi vậy để hiểu được chính xác các thuật ngữ và vận dụng một cách có hiệu quả chuẩn mực thì cần đảm bảo một trình độ tiếng anh nhất định. Thứ hai, công ty nên tạo điều kiện cho nhân viên được tiếp cận với kiến thức về IFRS thông qua những khóa học chuyên sâu. Đồng thời khuyến khích nhân sự chủ động trau dồi kiến thức IFRS bằng việc tham gia các hội thảo, sự kiện về IFRS, VFRS do Bộ Tài chính, Hiệp hội ACCA, VACPA, các trung tâm đào tạo uy tín tổ chức cũng như thúc đẩy nhân sự học và thi lấy chứng chỉ quốc tế về IFRS như chứng chỉ CertIFR, DipIFR, ACCA ...
- Cần phân chia công việc và phần hành kế toán cụ thể cho từng nhân viên đảm nhiệm, để theo dõi và kịp thời sửa chữa sai sót, tránh tình trạng mọi người làm việc hộ nhau, làm mất đi sự tập trung chuyên môn. Khi chuyển đổi sang IFRS, khối lượng công việc sẽ tăng thêm nhiều, do đó phân công trách nhiệm hợp lý sẽ giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp, đồng thời tăng hiệu quả làm việc và hạn chế sai sót xảy ra.
* Hoàn thiện hệ thống thông tin và phần kềm tế toán để đảm bảo các nghiệp vụ phát sinh được ghi nhận nhanh chóng, kịp thời. Phần mềm kế toán hiện tại sử dụng cơ bản đáp ứng được yêu cầu kế toán tại công ty, song phần mềm chưa được cập nhật phiên bản mới, dẫn đến tình trạng hệ thống thường xuyên gặp trục trặc, không truy cập để hạch toán được. Đặc biệt là khi ghi nhận doanh thu - công nợ khách hàng, không theo dõi được tuổi nợ cũng như thời hạn thanh toán của các khoản nợ. Phòng kế toán phải theo dõi dựa trên các file Excel. Điều đó có thể gây gián đoạn đến công tác kế toán. Bởi vậy Công ty nên nâng cấp phần mềm thường xuyên.
* Hoàn thiện công tác luân chuyển chứng từ: Thực tế ở công ty cho thấy, vẫn có tình trạng luân chuyển chứng từ chậm dẫn đến việc hạch toán không được kịp thời. Kế
toán chỉ được xuất hóa đơn GTGT và ghi nhận doanh thu khi nhận được Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình để xác nhận đã thực hiện nghĩa vụ cung ứng dịch vụ cho khách hàng và bên mua xác nhận thanh toán, song do một số công trình ở xa nên và việc bảo quản, luân chuyển chứng từ chưa tốt. Đe khắc phục nhược điểm đó, công ty nên đưa ra quy định thống nhất trong công tác luân chuyển chứng từ cho các bộ phận, bao gồm quy định về thời gian giao chuyển chứng từ, các loại chứng từ cần bàn giao và người thực hiện bàn giao là ai để tránh ứ đọng thông tin. Ke toán phải phân loại, sắp xếp chứng từ theo từng Hợp đồng công trình thi công, kiểm soát chặt chẽ những nhân viên nào được sử dụng chứng từ, khi bộ phận khác cần sử dụng phải có sự phê duyệt của cấp trên. Việc xây dựng một quy trình chuyển giao chứng từ thông minh, hợp lý sẽ giúp kế toán dễ dàng theo dõi các tài khoản và điều chỉnh kịp thời.