Khuyến nghị các điều kiện để Công ty Cổ Phần Thương mại và Xây

Một phần của tài liệu 686 kế toán doanh thu tại công ty cổ phần thương mại và xây dựng trọng tín nhìn theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 110)

MẠI VÀ XÂY DỰNG TRỌNG TÍN ÁP DỤNG IFRS 15 TRONG GHI NHẬN

DOANH THU

Từ những phân tích trên có thể thấy, việc áp dụng được IFRS chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, và hơn hết khi IFRS được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam sẽ là cơ hội cho Việt Nam sớm được cộng đồng quốc tế công nhận là một quốc gia có tiềm lực mạnh mẽ và có nền kinh tế thị trường đầy đủ, từ đó đẩy mạnh các nguồn vốn FDI vào Việt Nam, khẳng định cam kết của Chính phủ trong việc bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, xây dựng môi trường kinh tế lành mạnh, phát triển bền vững. Không thể phủ nhận tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, song quá trình chuyển đổi chuẩn mực kế toán của Việt Nam và các nước đang phát triển sẽ còn gặp nhiều rào cản về kinh tế và năng lực. Bởi vậy, để áp dụng thành công IFRS nói chung và IFRS 15 nói riêng, bên cạnh lộ trình đúng đắn mà mỗi doanh nghiệp tự thiết lập, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, Chính phủ hay các tổ chức nghề nghiệp là cực kì cần thiết. Các khuyến nghị sau đây cần được chú ý:

3.3.1. Khuyến nghị về phía Nhà nước

- Với mục đích nâng cao tầm quan trọng của việc áp dụng Chuẩn mực IFRS trong nhận thức của các doanh nghiệp, Nhà nước cần chú trọng tăng cường thực hiện công tác

tuyên truyền dưới nhiều hình thức, phổ cập rộng rãi nội dung tuyên truyền trên cả nước, đồng thời quản lý chặt chẽ quy trình diễn giải và công bố thông tin tài chính của doanh nghiệp nhằm đảm bảo các yêu cầu đặt ra được tuân thủ hoàn toàn.

- Khắc phục những hạn chế trong các văn bản quy định pháp luật, Nghị định

và Thông tư hướng dẫn thi hành chế độ kế toán nói riêng và ngành kinh tế nói chung. Cần xem xét kĩ lưỡng những mối tưong quan giữa quy định trong Chuẩn mực kế toán với các văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định hoặc Thông tư hướng dẫn thi hành trước khi có quyết định ban hành hoặc sửa đổi, để hạn chế trường hợp bất đồng quan điểm với nhau. Bên cạnh đó, nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp vẫn cần được đảm bảo dù áp dụng chuẩn mực kế toán mới.

- Từng bước tăng cường vai trò và địa vị pháp lý của Ủy ban Chứng khoán

Nhà nước (UBCKNN). Trước đây theo quy định của Nghị định số 75/1996/NP-CP, UBCKNN là co quan độc lập trực thuộc Chính phủ. Sau đó, Nghị định số 66/2004/NĐ-CP đã quy định việc chuyển UBCKNN sang trực thuộc Bộ Tài chính. Hiện nay vị trí pháp lý của UBCKNN đã được chính thức ghi nhận tại tại điều 8 Luật chứng khoán năm 2006 và Quyết định số 112/2009/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ. UBCKNN hoạt động tưong đối độc lập so với các co quan khác trực thuộc Bộ Tài chính với nhiệm vụ chính là tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý, giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Xoay quanh vấn đề UBCKNN nên trực thuộc Bộ Tài chính hay Chính phủ như ban đầu vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều và thu hút sự quan tâm của rất nhiều đại biểu. Có thể thấy hiện nay thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn lớn và đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà. UBCKNN là co quan quản lý trực tiếp hoạt động của thị trường chứng khoán. Với số lượng doanh nghiệp niêm yết ngày càng tăng và quy mô được mở rộng thì đòi hỏi phải có một co quan có thẩm quyền đủ mạnh, kịp thời xử lí những vấn đề lớn. Nếu UBCKNN hoạt động như một cục, vụ của Bộ Tài chính, phải qua một cấp trung gian nữa thì tính kịp thời đó sẽ mất đi, làm giảm hiệu quả quản lý. Thêm nữa, đứng trên phưong diện của các nhà đầu tư nước ngoài, với mô hình UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính như hiện tại, sẽ cho thấy Ủy ban chưa đủ thẩm quyền để có quyết sách, dẫn đến làm giảm đi độ tin

cậy của các nhà đầu tư. Như vậy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải là một cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ thay vì Bộ Tài chính.

- Không chỉ vậy, vai trò và chức năng của các hiệp hội nghề nghiệp cũng cần được nâng cao, củng cố. Khác với đa số các hiệp hội nghề nghiệp kế toán - kiểm toán trên thế giới, VACPA chưa có thẩm quyền trong việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán. Thẩm quyền này vẫn thuộc về Bộ Tài chính và các hiệp hội mới chỉ đươc ủy quyền, hoặc giao phó thực hiện một số chức năng nhất định. Có thể thấy tại Việt Nam, vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp vẫn còn khá mờ nhạt, chưa có tiếng nói riêng hay ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định sửa đổi Chuẩn mực kế toán, cũng như các chế độ, chính sách kế toán - kiểm toán. Như vậy, Nhà nước Việt Nam cần tăng cường vị thế độc lập VACPA nói riêng và các hiệp hội nghề nghiệp khác, mở rộng phạm vi hoạt động để các tổ chức này thực sự trở thành của một cơ quan tư vấn độc lập, tự quản cho việc thiết lập Chuẩn mực kế toán Việt Nam cả về mặt thực tiễn và mặt quy định. Cần hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động của hội nghề nghiệp.

- Để nhanh chóng hòa nhập với tiến trình hòa hơp - hội tụ kế toán quốc tế thì

việc mở rộng ngành kế toán Việt Nam trên thị trường nước ngoài là cần thiết. Nhà nước Việt Nam cần tập trung phát triển thị trường tài chính, thị trường vốn trung và dài hạn và các công cụ phái sinh; nhằm khuyến khích và tạo cơ hội hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào dịch vụ kế toán và kiểm toán Việt Nam.

- Không chỉ đội ngũ nhân viên trực tiếp sự dụng IFRS cần được cải thiện chất lượng mà hon hết, sinh viên cũng chính là nguồn nhân lực tiềm năng trong tương lai, cần được chú trọng đào tạo từ khi còn trong môi trường đại học. Một thực tế cho thấy rằng những nhân viên kế toán hiện nay dù xuất thân từ đúng chuyên ngành, song rất ít người có kiến thức đầy đủ về chuẩn mực kế toán quốc tế. Bởi vậy Nhà nước nên có kế hoạch triển khai đưa những môn học trong chương trình đào tạo các chứng chỉ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán như ACCA, CPA, CAT, ICAEW,.. vào giảng dạy chính thức để sinh viên được tiếp cận với IFRS sớm hơn, cũng như có thêm các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện thị trường lao động hội nhập quốc tế.

3.3.2. Khuyến nghị về phía Bộ Tài chính

- Theo cơ chế quản lí và thể chế chính trị tại Việt Nam, Bộ Tài chính là cơ quan có thẩm quyền cao nhất để xây dựng, soạn thảo và bàn hành các chuẩn mực kế toán. Vai trò

và đóng góp của các hiệp hội kế toán Việt Nam chưa được coi trong một cách đúng mực, vẫn còn nhiều hạn chế khi chịu sự quản lí của Nhà Nước mà đại diện là Bộ Tài chính. Các hiệp hội kế toán ở Việt Nam đóng vai trò như một cầu nối trung gian kết nối Chính phủ, Bộ Tài chính với các doanh nghiệp, công ty đang hoạt động, kinh doanh áp dụng chuấn mực kế toán Việt Nam, dó đó cần nâng cao vai trò, vị thế độc lập của các Hiệp hội nghề nghiệp Việt Nam (VACPA, ACCA, ...) trong việc giúp đỡ Bộ Tài chính soạn thảo Luật kế toán, chuấn mực kế toán theo tham quyền của các cấp ban hành.

- Thời điểm soạn thảo và ban hành VAS với 26 chuẩn mực đã diễn ra khá lâu

(từ năm 2001 đến năm 2005). Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hòa nhập với nên kinh tế toàn cầu, đồng thời, các chuẩn mực kế toán quốc tế cũng có những đổi mới nhất định để theo kịp bước phát triển của thời đại, dẫn đến việc các chuẩn mực kế toán của Việt Nam trở nên lạc hậu, tính ứng dụng không còn cao. Để đảm bảo đáp ứng kịp thời với bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế, Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 202/2014/TT-BTC đã ra đời để hỗ trợ về hệ thống luật định cho các doanh nghiệp. Tuy vậy, vẫn còn khá nhiều những chuẩn mực của kế toán quốc tế mà Việt Nam vẫn chưa hình thành được chuẩn mực tiɪ`o`ng ứng. Bởi vậy để phục vụ cho quá trình áp dụng IFRS tại công ty Trọng Tín nói riêng và toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, Bộ Tài chính cần sớm xây dựng, ban hành hoặc trình co quan có thẩm quyền ban hành bản dịch IFRS sang tiếng Việt. Đồng thời công bố những hướng dẫn cụ thể về phưong thức áp dụng IFRS; bổ sung, sửa đổi và ban hành mới một số co chế tài chính liên quan đến việc áp dụng IFRS.

3.3.3. Khuyến nghị về phía các tổ chức nghề nghiệp

- Các tổ chức nghề nghiệp cần nâng cao vai trò, năng lực hoạt động, chủ động hon để có thể trở thành một tổ chức nghề nghiệp độc lập, tự quản, có uy tín và thẩm quyền mạnh mẽ trong việc thiết lập các chuẩn mực, và quản lí quy trình thực hiện các chuẩn mực đó của doanh nghiệp. Tuy nhiên Việt Nam là một nhà nước có co quan quản lý tập trung, cụ thể là Bộ Tài chính sẽ nắm giữ vai trò quyết định đối với việc ban hành Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Do đó, việc cần làm của các tổ chức nghề nghiệp đó là tạo ra nguồn thu tài chính vững vàng, giảm thiệu sự phụ thuộc vào Bộ Tài chính để có thể thực

hiện các dự án đóng góp cho sự nghiệp duy trì và phát triển của ngành kế toán, kiểm toán Việt Nam.

- Nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện công việc và tính chuyên nghiệp cần cơ

cấu lại bộ máy nhân sự, xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao thông qua việc huy động các nhà nghiên cứu, chuyên gia, công ty kiểm toán, nhà lập pháp, kế toán trưởng có trình độ chuyên môn cao.

- Bên cạnh việc trực tiếp tham gia vào khâu giảng dạy để nhằm cải thiện trình độ chuyên môn của các nhà quản lý và nhân viên, các tố chức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán Việt Nam cần mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các tố chức nghề nghiệp quốc tế để tạo ra những khóa học thiết yếu. Nên thực hiện soạn thảo văn bản hướng dẫn và giải thích về các quy định trong Chuan mực báo cáo tài chính để làm cơ sở kiến thức giúp người dùng nắm rõ bản chất của các vấn đề và nội dung chuẩn mực.

- Đồng thời, phương pháp tố chức thi cũng như nội dung thi cho chứng chỉ

hành nghề CPA Việt Nam cần được thay đối theo hướng tiến bộ hơn.

- Ngoài ra, để góp phần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng kế toán, cần thường

xuyên thay đối phương pháp giảng dạy và bố sung nội dung dạy học, cụ thể các tố chức giáo dục bao gồm các trường đại học, cao đẳng, học viện cần bố sung các kiến thức liên quan đến Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc gia và quốc tế vào bài giảng hơn là kỹ năng giảng dạy tài khoản kế toán hiện tại để xây dựng một đội ngũ kế toán viên tiềm năng, có hiểu biết rõ và có khả năng vận dụng một cách hiệu quả các chuẩn mực quốc tế. Không chỉ vậy, thay đối hình thức giảng dạy theo hướng tập trung vào giải quyết các vấn đề thực tế sẽ giúp người học dễ dàng chuyển đối những lý thuyết trên giấy vào thực tiễn, giúp nâng cao tính nhạy bén, linh động, không còn tình trạng thụ động trong xử lí nghiệp vụ.

- Đảm bảo năng lực chuyên môn của những thành viên trong các tố chức nghề nghiệp để có thể tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp về lộ trình áp dụng IFRS, về phương pháp và kĩ thuật kế toán cũng như đưa ra lời khuyên về việc trình bày, giải thích những thay đối trong thông tin kế toán đối với người sử dụng báo cáo tài chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của luận văn đã nêu ra những điều kiện thuận lợi cũng như những khó khăn, thách thức mà Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Trọng Tín sẽ phải đối mặt khi chuyển đổi ghi nhận doanh thu theo VAS sang IFRS. Đồng thời, trong chương 3 này còn trình bày những giải pháp để hoàn thiện kế toán doanh thu tại công ty, những khuyến nghị được đưa ra đối với Nhà nước, Bộ Tài chính và các tổ chức nghề nghiệp; và đề xuất một lộ trình áp dụng IFRS 15 phù hợp với tình hình tài chính và trình độ chuyên môn của công ty.

KẾT LUẬN

Chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS 15 - “Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng” được ban hành vào tháng 5 năm 2014 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 đối với các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo quy định IFRS. Để đáp ứng nhu cầu tất yếu của quá trình hòa hợp - hội tụ kế toán, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng cho mình hành trang vững chắc cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới để hiểu rõ cách áp dụng chuẩn mực này. Việc áp dụng chuẩn mực IFRS 15 vào ghi nhận doanh thu không chỉ thay đổi hoàn toàn cách xác định, điều kiện ghi nhận doanh thu so với chuẩn mực VAS 14 trước đó mà còn ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác trên BCTC, khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi như: trình độ chuyên môn của nhân viên còn hạn chế, phát sinh thêm chi phí để đào tạo nhân lực, sự khác nhau về khung pháp lý giữa Việt Nam với quốc tế, ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường,.. Bởi vậy, để áp dụng ngay IFRS 15 nói riêng tại Việt Nam là điều chưa thể thực hiện được, cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về nguồn lực tài chính và nhân sự, cũng như vạch ra một lộ trình rõ ràng khi áp dụng. Mỗi doanh nghiệp cần tự xây dựng cho mình một phương hướng vận dụng phù hợp với lĩnh vực hoạt động, quy mô và cơ cấu tổ chức của đơn vị đó.

Thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Trọng Tín đã giúp em nhận ra những ưu, nhược điểm trong kế toán doanh thu tại công ty; và những điều kiện thuận lợi để có thể áp dụng IFRS 15. Từ đó, kết hợp thực tiễn với kiến thức thu thập được từ những bài nghiên cứu đi trước, em đã hoàn thành khóa luận “Nghiên cứu kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Trọng Tín”. Em hi vọng với công trình nghiên cứu này, công ty Trọng Tín nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về những thay đổi, sự khác biệt của Chuẩn mực kế toán quốc tế mới về ghi nhận doanh thu, từ đó từng bước hoàn thiện chu trình kế toán và chuẩn bị sẵn sàng các yếu tố cần thiết theo lộ trình của Bộ Tài chính.

Trong quá trình nghiên cứu, do còn một số hạn chế về kiến thức và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên không thể tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô, các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2014). Thông tư 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn về chế độ kế

toán

doanh nghiệp, ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014.

2. Bộ Tài chính (2001). Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14, ban hành và công bố

kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001.

3. Bộ Tài chính (2001). Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01, ban hành và công bố

kèm theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002.

Một phần của tài liệu 686 kế toán doanh thu tại công ty cổ phần thương mại và xây dựng trọng tín nhìn theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w