Trọng Tín
Vận dụng IFRS 15 sẽ giúp theo dõi tiến độ hợp đồng, quản lý tiến độ hợp đồng và giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về bản chất của các thay đối trong ghi nhận doanh thu đã được Thông tư 200 đặt ra. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, bởi vậy cần có một lộ trình rõ ràng và sự chuấn bị kĩ lưỡng để việc áp dụng thành công và giảm thiểu chi phí phát sinh.
Giai đoạn 1(2021-2022) Giai đoạn chuẩn bị nguồn lực kinh tế
Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này cụ thể gồm:
- Xây dựng chiến lược rõ ràng và chuẩn bị nguồn ngân sách. Việc áp dụng
IFRS sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí, do đó công ty cần đưa ra chiến lược cụ thể, xác định nhu cầu áp dụng IFRS, và cải thiện các phương án kinh doanh nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty, giảm thiểu các chi phí phát sinh không cần thiết để có một nguồn lực tài chính vững mạnh.
- Tố chức lại quy mô, cơ cấu bộ máy công ty. Áp dụng IFRS không chỉ là
trách nhiệm của ban lãnh đạo công ty hay chỉ riêng bộ phận kế toán mà cần có sự phối hợp của tất cả các phòng ban trong đơn vị. Cải thiện lỗ hống trong bộ máy tố chức sẽ giúp việc vận hành của công ty được trơn tru, nâng cao hiệu quả làm việc
- Tạo điều kiện cho nhân viên bước đầu tiếp cận với IFRS bằng cách tham gia các buối hội thảo về IFRS do Bộ Tài chính và các tố chức hiệp hội kế toán tố chức, nhằm thấy được nhu cầu thiết yếu và tầm quan trọng của IFRS để nhân viên có sự chuẩn bị
- Tìm hiểu và nghiên cứu để có thêm kinh nghiệm áp dụng IFRS của một số
công ty nước ngoài
Giai đoạn 2 (2023-2025) Giai đoạn chuẩn bị nguồn nhân lực
- Khi nhân sự đã có hiểu biết cơ bản và cái nhìn toàn diện hơn về IFRS, và công ty đã
xây dựng một nguồn tài chính đủ vững, thì nên tạo điều kiện cho nhân viên phòng kế toán được học hỏi chuyên sâu, chính quy về các chuẩn mực IFRS nói chung và IFRS 15
tín. Quá trình học sẽ tốn nhiều chi phí tuy nhiên do đã có sự chuẩn bị trước về nguồn ngân sách nên đây sẽ không phải vấn đề lớn cho công ty.
- Bên cạnh đó, trau dồi khả năng ngoại ngữ cũng vô cùng quan trọng, sẽ giúp
người học ít gặp khó khăn hơn khi tiếp cận IFRS, bởi vậy ban Giám đốc cũng nên đầu tư những khóa học tiếng anh cho nhân viên.
- Cải thiện và nâng cấp phần mềm kế toán và xây dựng hệ thống kết nối thông
tin nhằm tạo ra cầu nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực của công tác quản trị nội bộ.
- Đảm bảo kết nối giữa bộ phận kế toán, tài chính và các bộ phận khác. Và
Phần mềm kế toán cần tự động hóa ở mức cao, hướng đến có thể cung cấp báo cáo tài chính ở bất cứ thời điểm nào.
- Tiếp tục xây dựng các mô hình kinh doanh có hiệu quả nhằm tăng lợi nhuận
- Tham khảo kinh nghiệm từ chính các công ty Việt Nam đã áp dụng IFRS
theo quy định của Bộ Tài chính
- Tổ chức bộ máy soát xét, kiểm tra để tăng tính hiệu quả của hoạt động kiểm
soát nội bộ trong công ty
Giai đoạn 3 (2025-2026) Thiết lập quy trình chuyển đổi từ VAS sang IFRS
- Đánh giá sự thay đổi, tác động tới các thông tin trên BCTC khi chuyển sang
áp dụng IFRS
- Xem xét lựa chọn phương pháp điều chỉnh hồi tố phù hợp khi bắt đầu áp
dụng, công ty nên xem xét chọn phương pháp hồi tố một phần vì phù hợp với điều kiện doanh nghiệp nhỏ, tuy có mức độ rủi ro cao hơn
- Bên cạnh khoản mục doanh thu, nhận diện các giao dịch, khoản mục trên
BCTC cần được chuyển đổi sang sử dụng IFRS.
- Xây dựng bộ quy tắc chuyển đổi BCTC với hướng dẫn cụ thể cho doanh
nghiệp mình.
- Xây dựng hệ thống hồ sơ, dữ liệu mang tính kế thừa.
- Rà soát lại các hợp đồng với khách hàng phát sinh trong năm 2025 hoặc
trước đó mà còn nghĩa vụ thực hiện đến năm 2026
- Chuẩn bị thông tin cần thiết phục vụ cho công tác giải trình với cơ quan
quản
Giai đoạn 4 (Từ năm 2026 trở đi) Chính thức áp dụng IFRS15 cho khoản mục doanh thu trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính
- Tuyên bố tuân thủ hoàn toàn IFRS 15
- Tiếp tục học hỏi, tìm hiểu và cập nhật thường xuyên những thay đổi quốc tế
- Điều chỉnh và đánh giá lại các khoản mục bị ảnh hưởng sau khi thay đổi
chuẩn mực kế toán
- Thực hiện công tác công bố, giải trình những thay đổi trọng yếu của thông
tin
kế toán để nâng cao tính minh bạch và chất lượng BCTC.
Như vậy thời gian từ năm 2021 đến năm 2026 không phải là một quãng thời gian ngắn, nhưng nó là cần thiết để cho doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ những yếu tố cần thiết cho công cuộc vận dụng Chuẩn mực BCTC quốc tế cho việc ghi nhận doanh thu. Tùy thuộc vào từng mô hình, cơ cấu và đặc điểm hoạt động mà thời gian chuẩn bị này có thể thay đổi giữa các công ty khác nhau.