Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Dạy học giải bài tập hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh lớp 4 (Trang 30 - 36)

1.5.2.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của việc dạy học giải bài tập hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh Tiểu học.

Thông qua các phiếu điều tra, phỏng vấn, dự giờ và trao đổi trực tiếp với các giáo viên về vấn đề vai trò và tầm quan trọng của việc dạy học giải bài tập Hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh Tiểu học, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1: Bảng tổng hợp điều tra nhận thức của giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của việc dạy học giải bài tập hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh Tiểu học.

STT Nội dung

Nhận thức của giáo viên Đúng Gần

đúng

Chưa đúng

1 Dạy học giải bài tập hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn giúp học sinh hiểu rõ mối liên hệ của các dữ kiện bài toán với thực tiễn.

13/15 (87%) 2/15 (13%) 0/15 (0%)

2 Dạy học giải bài tập hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn giúp tăng khả năng diễn đạt, tăng khả năng thiết lập các mối quan hệ của học sinh về các yếu tố hình học. 13/15 (87%) 2/15 (13%) 0/15 (0%)

3 Dạy học giải bài tập hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn giúp phát triển khả năng tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của học sinh 14/15 (93%) 1/15 (7%) 0/15 (0%)

4 Dạy học giải bài tập hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn giúp phát triển khả năng xử lý dữ kiện cũng như thiết lập bài toán thực tế mới của học sinh.

12/15 (87%) 2/15 (13%) 1/15 (0%)

5 Dạy học giải bài tập hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh giúp đáp ứng yêu cầu, mục tiêu học tập gắn với vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

12/15 (80%) 3/15 (20%) 0/15 (0%)

6 Trí tò mò, ham học hỏi, tìm tòi, khám phá các tình huống trong thực tiễn của học sinh được kích thích một cách tích cực góp phần phát triển năng lực học toán nói riêng và khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn bằng kiến thức toán học nói chung

11/15 (80%) 3/15 (20%) 1/15 (0%)

Thông qua việc kiểm tra khảo sát chúng tôi nhận thấy có trên 80% giáo viên nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của việc dạy học giải bài tập

hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh Tiểu học. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để áp dụng và phát triển việc dạy học giải bài tập hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh Tiểu học.

1.5.2.2. Thực trạng việc dạy học giải bài tập hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh Tiểu học.

Thông qua việc điều tra khỏa sát thực tế việc dạy học giải bài tập Hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh ở các trường Tiểu học cụ thể tôi nhận thấy việc dạy học giải các bài tập Hình học gắn với thực tiễn ở đây còn được tổ chức khá sơ sài và đơn giản. Việc rèn luyện khả năng tính toán cũng như vận dụng các bài tập hình học vẫn còn theo các quy trình máy móc, thiếu sự sáng tạo và đặc biệt thiếu ứng dụng thực tiễn làm giảm khả năng tư duy cũng như sự sáng tạo của cá nhân các em học sinh.

Qua việc điều tra tôi nhận thấy quá trình dạy học giải bài tập Hình học ở Tiểu học và cụ thể hơn là với học sinh lớp 4 được giáo viên tổ chức thực hiện theo những biện pháp chủ yếu sau:

Biện pháp 1: Cho hộc sinh học thuộc lòng quy tắc tính toán và quy trình giải

bài toán, sau đó giáo viên đưa ra bài toán để học sinh áp dụng

Biện pháp này là một biện pháp truyền thống, nhanh gọn và rất đúng quy trình. Tuy nhiên việc sử dụng biện pháp này hình thành cho học sinh một thói quen học một cách máy móc và theo khuôn mẫu, điều này dẫn đến học sinh không hiểu rõ về yêu cầu của bài toán và các bước giải. Khi có sự thay đổi dữ kiện như tên gọi hay ký hiệu học sinh sẽ dễ bị lúng túng.

Biện pháp 2:Dạy học giải bài tập Hình học chủ yếu thông qua các bài tập

Hình học trong sách giáo khoa và sách bài tập.

Cho học sinh giải các bài tập có sẵn trong sách giáo khoa sẽ giúp ccas em vận dụng ngay được kiến thức mình vừa được học. Tuy nhiên việc chỉ cho học sinh giải các bài tập trong sách giáo khoa và một số ít bài tập trong sách

bài tập sẽ chỉ có tác dụng củng cố kiến thức cơ bản cho các em mà không góp phần nâng cao kiến thức và khả năng hiểu biết của các em. Do đó không kích thích được khả năng ham mê học tập, tìm tòi, sáng tạo của các em và đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn mà nền giáo dục hiện đại ngày nay đang hướng tới.

Biện pháp 3:Tạo những bài tập Hình học mới trên cơ sở chỉ thay đổi con số

của dữ kiện mà vẫn giữ nguyên ngữ cảnh và yêu cầu của bài toán.

Việc tạo ra bài tập Hình học mới trên cơ sở chỉ thay đổi con số của dữ kiện là một cách được các giáo viên sử dụng rất phổ biến. Cách tạo ra bài toán mới này giúp học sinh thành thạo hơn trong việc vận dụng kiến thức và quy trình giải các bài toán theo khuôn mẫu. Tuy nhiên khi bài tập Hình học có sự thay đổi cả về số liệu, dữ kiện hay toàn bộ ngữ cảnh của bài toán học sinh sẽ không còn nhận ra sự quen thuộc của bài toán mà trước đó các em đã được luyện tập một cách rất thành thạo. Từ đó các em sẽ lúng túng và không tìm ra cách giải.

Tóm lại, hầu hết các biện pháp được giáo viên sử dụng phổ biến trong nhà trường Tiểu học hiện nay đối với việc dạy học giải bài tập hình học là theo một khuôn mẫu cứng nhắc. Hầu hết học sinh được học thuộc quy trình giải các bài tập và thực hành giải các bài tập Hình học ở mức cơ bản, việc vận dụng kiến thức các em được học vào thực tiễn hầu như không được thực hiện. Qua đó các em chỉ rèn luyện được khả năng nhận dạng các hình, thuộc công thức tính, rèn khả năng tính toán với các con số là chủ yếu. Vốn kiến thức của các em bị thu hẹp trong phạm vi chương trình học, việc phát triển khả năng vận dụng toán học vào thực tế còn rất hạn chế.

1.5.2.3. Những khó khăn giáo viên gặp phải khi tiến hành dạy học giải bài tập Hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh Tiểu học.

Cũng như đối với các hình thức dạy học khác việc dạy học giải bài tập hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thức vào thực

tiễn cho học sinh Tiểu học gặp khá nhiều khó khăn. Có thể kể đến các khó khăn cơ bản như sau:

- Khó khăn trong việc giúp học sinh kết nối chuyển đổi thông tin giữa thực tiễn và toán học.

Sở dĩ việc kết nối này khó khăn vì khả năng tưởng tượng của học sinh Tiểu học còn chưa thật sự cao. Để hình thành được một cái bản chất đòi hỏi các em phải được trực tiếp làm và trải nghiệm mặt khác điều kiện một tiết học không thể đáp ứng được. Do vậy việc kết nối này gặp rất nhiều khó khăn trong cả quá trình dạy và học của giáo viên cũng như học sinh.

- Khó khăn trong việc nâng cao mức độ phức tạp của các bài tập hình học thực tiễn.

Bài tập hình học là một trong những bài tập có mức độ biến đổi rất đa dạng và linh hoạt. Nếu giào viên không có định hướng đúng đắn học sinh sẽ rất dễ hiểu sai yêu cầu của bài toán. Do đó việc tăng độ phức tạp của một bài tập hình học gắn với thực tiễn đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức chuyên môn sau và kiến thức thực tế khá đầy đủ

- Khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh khai thác dữ kiện và đặt đề toán mới theo số liệu cho trước xuất phát từ tình huống thực tiễn

Đây là công việc khá khó khăn vì trình độ của các học sinh trong lớp là không đồng đều. Việc tiếp cận để hiểu một bài tập hình học đối với một số em học sinh đã là khó khăn chứ chưa nói gì đến việc hiểu và phân tích dữ kiện của một bài toán thực tế để xây dựng một bài tập hình học mới.

Với rất nhiều những khó khăn kể trên chúng ta không thể bỏ qua khó khăn về thời gia. Đối với một tiết học ở Tiểu học để các em hiểu và có thể vận dụng kiến thức mới một cách thành thạo trong khoảng thời gian một tiết học đã là rất thành công chứ chưa nói đến sự sáng tạo đối với hầu hết các em học sinh trong một lớp. Vì thời gian hạn chế nên việc thiết kế các hoạt động giúp các em có thể vận dụng kiến thức Hình học đã được học vào thực tế còn rất hạn chế.

Ngoài ra tài liệu định hướng cho việc dạy học giải bài tập hình học gắn với thực tiễn còn hạn chế. Bởi mục tiêu giáo dục đổi mới theo hướng dạy học gắn với thực tiễn gắn lý thyết với thực hành được áp dụng vào nước ta chưa lâu. Do đó các công trình nghiên cứu sâu rộng về lĩnh vực này còn ít nên gây khó khăn cho việc tham khảo các thức tổ chức học tập của giáo viên.

Qua điều tra, phỏng vấn các giáo viên dạy Toán ở các trường chúng tôi tiến hành điều tra, chúng tôi thu nhận được kết quả về nhận định của các giáo viên về những khó khăn trong dạy học giải bài tập hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn như sau:

Bảng 2: Những khó khăn giáo viên gặp phải khi tiến hành dạy học giải bài tập hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh.

STT Khó khăn Tổng số

giáo viên

Đồng ý Không đồng ý

1 Không đủ điều kiện về thời gian 15 15 (100%) 0 (0%)

2 Trình độ học sinh không đồng đều 15 15 (100%) 0 (0%)

3 Các bài tập vận dụng thực tế trong sách giáo khoa còn ít và đơn điệu, tài liệu định hướng còn khá ít.

15 12

(80%)

3 (20%)

4 Kết nối chuyển đổi thông tin giữa thực tế và toán học, nâng cao mức độ phức tạp của các bài toán thực tiễn.

15 12

(80%)

3 (20%)

Một phần của tài liệu Dạy học giải bài tập hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh lớp 4 (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)