Tăng cường hệ thống phong phú các bài tập Hình học có nội dung thực tiễn phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.

Một phần của tài liệu Dạy học giải bài tập hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh lớp 4 (Trang 40 - 45)

thực tiễn phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.

2.2.1.1. Vai trò của biện pháp

Việc tăng cường hệ thống phong phú các bài tập hình học có nội dung thực tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay đó là học đi đôi với hành, lý thuyết luôn phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, biện pháp này còn góp phần củng cố nâng cao nhận thức của học sinh trog quá trình học tập. Đồng thời việc tăng cường hệ thống phong phú các bài tập hình học có nội dung thực tiễn giúp học sinh có cơ hội tiếp cận với nhiều dạng bài tập hơn và được luyện tập một cách nhuần nhuyễn thành thạo hơn không chỉ vậy các em còn có thêm nhiều cơ hội để được trải nghiệm vốn sống thực tế qua từng bài tập mà các em trực tiếp tìm hiểu. Thông qua hệ thống bài tập học sinh có thể sắp xếp kiến thức của mình theo một mạch logic.

Qua nghiên cứu tìm hiểu, các bài tập hình học trong chương trình toán lớp 4 còn chưa thực sự đa dạng, do vậy việc sử dụng các bài tập hình học có trong chương trình vào công tác dạy học giải bài tập hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn sẽ gặp nhiều khó khăn. Lượng bài tập bị bó hẹp, lặp đi, lặp lại sẽ gây sự nhàm chán cho học sinh. Hơn nữa lượng bài tập không phong phú cũng dẫn đến sự khó khăn trong việc áp dụng các bài tập thực tế vào bài dạy của giáo viên. Mỗi bài lý thuyết hình học có những đặc trưng riêng do vậy để có thể áp dụng được các bài tập mở rộng kiến thức mang nội dung thực tiễn thì đòi hỏi bài tập ấy phải gắn liền với chương trình và nội dung bài học nhưng đồng thời lại phải mang nội dung thực tế khả thi. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên trong quá

trình dạy học. Để góp phần cải thiện những khó khăn này thì việc thiết kế các bài tập hình học có nội dung thực tiễn hỗ trợ cho việc dạy học giải bài tập hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là điều rất cần thiết.

2.2.1.2. Chỉ dẫn thực hiện biện pháp

a) Giáo viên gợi ý các tình huống thực tiễn rồi giúp học sinh xây dựng các bài toán thực tiễn theo các gợi ý đó

Ngoài việc tổ chức các hoạt động thực hành giải bài tập hình học trong và ngoài nhà trường như ở đồng ruộng, khu nông trại, nhà máy,….thì việc xây dựng hệ thống phong phú các bài tập hình học có nội dung thực tế phản ánh các lĩnh vực khác nhau trong đời sống thực tiễn sẽ giúp học sinh có tư duy logic, tìm kiếm các giải pháp và đối chiếu lời giải để kiểm tra và điều chỉnh sao cho các bài tập có thể phù hợp nhất với năng lực học tập của học sinh và các kiến thức thực tế.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn dạy và học các bài tập hình học trong chương trình môn toán lớp 4, có thể nhận thấy việc tăng cường hệ thống bài tâp Hình học có nội dung thực tiễn phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống còn gặp nhiều khó khăn:

- Về phía giáo viên: Toán học là một môn học khó và khá là trừu tượng,

không phải tất cả các nội dung đều được lấy ví dụ từ thực tiễn sinh động. Giáo viên phải biết chọn lọc các bài tập Hình học không quá khó và cũng không quá dễ để học sinh có thể áp dụng các lý thuyết đã được học vào việc giải quyết bài tập một cách thuận tiện và đạt kết quả cao nhất có thể. Cần phải gợi ý để học sinh vào bài một cách tự nhiên, không gò ép,tạo cho học sinh sự tò mò, thích thú, tạo hứng thú học tập cho học sinh.

- Về phía học sinh: Kiến thức của học sinh là không đồng đều do đó

gây rất nhiều khó khăn. Khi gặp những bài tập Hình học dưới dạng tìm tòi, được diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường và nội dung bài học đề cập đến vấn đề trong cuộc sống sinh hoạt, hoạt động học tập,… học sinh sẽ gặp lúng túng

trong việc thiết lập mô hình tương ứng với các bài tập hình học tương ứng với nội dung thực tiễn của các bài tập mà các em gặp phải.

Để hệ thống bài tập được xây dựng một cách phù hợp, đúng và đủ nội dung thì giáo viên nên tiến hành hướng dẫn học sinh theo các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu vấn đề thực tế

- Vấn đề cần giải quyết là gì? - Các thông tin cần biết

- Dạng toán liên quan

Bước 2: Xây dựng bài tập

- Xây dựng dữ kiện thực tế cần thiết cho bài tập

- Xây dựng câu hỏi liên quan đến vấn đề cần giải quyết

Bước 3: Giải bài tập

- Tìm hiểu bài tập: Xác định các yếu tố, dữ kiện đã cho và yêu cầu bài tập - Lập kế hoạch giải: Xác định dạng toán, hình thành giả thuyết

- Giải bài tập - Kiểm tra lại

Bước 4: Hoàn chỉnh bài tập về nội dung, hình thức và phương pháp giải

- Chỉnh sửa những chỗ khiếm khuyết, chưa hợp lý, bổ sung những chi tiết còn thiếu.

- Hoàn chỉnh bài tập

Khi tiến hành xây dựng bài tập cần chú ý những yêu cầu sau:

- Nội dung của các bài tập phải đáp ứng đúng mục đích, yêu cầu của bài. - Bài tập được thiết kế phải phù hợp với trình độ kiến thức của học sinh. - Bài tập phải có đầy đủ các dữ kiện, dữ kiện phải đảm bảo tính thống nhất. - Câu hỏi phải rõ ràng đầy đủ ý nghĩa.

- Thông tin, số liệu phải phù hợp với thực tế.

- Ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn và dễ hiểu.

Giáo viên và học sinh có thể cùng thiết kế một bài tập hình học từ một ví dụ thực tế sau khi tìm hiểu sâu về Chu vi hình chữ nhật như sau:

Xuất phát từ tình huống thực tiễn mẹ em muốn đóng một số cọc xung quanh khu vườn hình chữ nhật ở nhà em để quây lưới trồng rau. Làm sao để tính đủ số cọc và số lưới cần dùng.

Bước 1: Tìm hiểu vấn đề thực tế

- Vấn đề cần giải quyết: Khu vườn trồng rau cần làm hàng rào bao quanh - Các thông tin cần biết: Chu vi khu vườn, khoảng cách giữa các cọc là bao nhiêu, vườn có cửa hay không?

- Dạng toán liên quan: Tính chu vi hình chữ nhật

Bước 2: Xây dựng bài tập

- Xây dựng dữ kiện: Chiều dài, chiều rộng của vườn rau, khoảng cách giữa các cọc, vườn có 1 cửa, độ rộng của cửa.

- Xây dựng câu hỏi: Số cọc và số lưới cần dùng để rào kín mảnh vườn là bao nhiêu?

Bước 3: Giải bài tập

- Tìm hiểu bài tập: Xác định các yếu tố, dữ kiện đã cho, yêu cầu của bài tập

- Lập kế hoạch giải: Xác định dạng toán của bài, hình thành giả thuyết, kiểm tra giả thuyết

- Giải bài tập: Vẽ sơ đồ hình vẽ minh họa (nếu cần), đặt câu trả lời và phép tính cần thiết

- Kiểm tra lại

Bước 4: Hoàn chỉnh bài tập về nội dung, hình thức và phương pháp giải

Từ tình huống thực tiễn trên ta có thể xây dựng bài tập như sau:

Bài tập: Mẹ em muốn rào một mảnh vườn hình chữ nhật dài 26m, rộng

14m để trồng rau. Mẹ muốn đóng cọc xung quanh vườn cách 2m chôn một cọc, chỉ để một cửa ra vào vườn rộng 4m, 2 cọc ở của cũng là 2 cọc rào. Sau đó phủ lưới xung quanh (cửa vườn cũng là lưới). Tính số cọc cần dùng và chiều dài lưới cần dùng để rào kín khu vườn?

Chu vi mảnh vườn là: (26 + 14) x 2 = 80 (m)

Chiều dài lưới cần dùng bằng chu vi khu vườn. Do đó chiều dài lưới cần dùng là 80m.

Chiều dài của hàng rào là: 80 – 4 = 76 (m)

Số cọc cần dùng là: 76 : 2 + 1 = 39 (cọc)

Đáp số : 39 cọc ; 80m lưới

b) Giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh sáng tác, xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn

Để có thể sáng tác xây dựng được hệ thống một số bài tập Hình học thực tiễn giáo viên có thể gợi ý cho học sinh một số tình huống có liên quan đến thực tiễn như sau:

- Nhà em muốn sơn nhà cần tính diện tích sơn phủ bề mặt - Xây hàng rào xung quanh nhà, tính diện tích sân,…

- Lượng lúa, ngô, hoa màu,….thu được sau khi thu hoạch vụ mùa của các bác nông dân

- Cắt ghép giấy thành các hình quen thuộc

Ta có thể xây dựng một hệ thống bài tập liên quan đến tính chu vi, diện tích các hình đã học có liên quan đến nhiều khía cạnh, công việc, nghề nghiệp khác nhau trong đời sống xã hội như sau:

Một phần của tài liệu Dạy học giải bài tập hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh lớp 4 (Trang 40 - 45)