Các hoạt động học tập

Một phần của tài liệu Dạy học giải bài tập hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh lớp 4 (Trang 75 - 78)

Hoạt động 1: Chọn nông sản em trồng

Học sinh sẽ đóng vai là người nông dân, tiến hành đo đạc, tính toán và tìm hiểu về loại nông sản mình sẽ trồng:

- Diện tích đất trồng các em có

- Dự kiến thời gian thu hoạch và năng xuất của mỗi loại cây trên cùng 1 đơn vị diện tích đất để chọn loại cây trồng phù hợp

- Xác định loại nông sản sẽ trồng,….

Hoạt động 2: Trồng cây nông sản đã chọn

- Sau khi đã lựa chọn được các cây nông sản phù hợp như (lúa, ngô, rau, đậu,….) các em tiến hành tìm hiểu về cách trồng các loại cây đó.

- Tiến hành làm đất, chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ trồng cây. - Tiến hành mua giống cây và tính toán số lượng sao cho phù hợp với diện tích đất mình có.

Học sinh sẽ đóng vai là người nông dân tiến hành trồng và chăm sóc các loại cây lương thực, thực phẩm hay rau, hoa đã chọn để có thể tạo ra được năng xuất cao nhất khi thu hoạch:

- Lựa chọn vị trí trồng cây thích hợp.

- Xác định đặc tính của cây để xác định thành phần, tỉ lệ chất dinh dưỡng cần thiết để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

- Đánh giá điều kiện tự nhiên (đất, nước, nhiệt độ, ánh sáng,…) phù hợp với từng loại nông sản.

- Phân bố thời gian, lên kế hạch chăm sóc cây theo từng giai đoạn phát triển của cây.

- Dự kiến thời gian thu hoạch, cách thu hoạch, bảo quản nông sản sau khi thu hoạch và có thể xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

Hoạt động 4: Thu hoạch nông sản và tiêu thụ

- Nhóm học sinh tiến hành thu hoạch nông sản. - Tiến hành phân loại nông sản.

- Tính tổng sản lượng thu hoạch của từng loại nông sản.

- Bảo quan từng loại nông sản để giữ được giá trị của nông sản. - Tìm nguồn tiêu thụ nông sản.

- Tính tổng giá trị thu được sau khi tiêu thụ nông sản thu hoạch được.  Hoạt động 5: Tổng kết

Học sinh sẽ tiến hành tổng kết quá trình trải nghiệm thực tế của mình dựa trên các tiêu chí sau:

- Diện tích đất trồng có ban đầu.

- Chi phí mua nông sản giống, phân bón, chi phí chăm sóc nông sản trong quá trình chăm sóc cho đến khi thu hoạch.

- Thời gian cần thiết cho một vụ thu hoạch nông sản.

- Lượng nông sản thu được sau khi kết thúc quá trình thực tế. - Tổng số tiền thu được sau khi tiêu thụ.

- Các nhóm sẽ trình bày về đặc điểm loại nông sản mình đã trồng.

- Lần lượt trình bày về các điều kiện và các chất dinh dưỡng cần thiết mà cây cần để sinh trưởng và phát triển tốt.

- Các nhóm tiến hành chia sẻ về kinh nghiệm trồng từng loại nông sản cụ thể.

- Các nhóm chia sẻ, góp ý, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế mà các nhóm khác đã hoặc chưa làm được.

Hoạt động 7: Chia sẻ cảm nghĩ

- Học sinh đưa ra những hiểu biết của mình về đặc điểm và cách chăm sóc các loại nông sản mà em biết.

- Đưa ra cảm nghĩ, bày tỏ thái độ của mình đối với nghề nông và bày tỏ thái độ tình cảm của mình với những người nông dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo viên giáo dục lòng yêu mến, sự tôn trọng của học sinh đối với các nghề nghiệp khác nhau trong xã hội. Học sinh biết yêu quý, thích trồng và chăm sóc các loại nông sản khác nhau, biết giúp đỡ gia đình nếu như trong gia đinh có ba mẹ hay người thân là những người nông dân chất phác.

Chủ đề 3: Em làm kỹ sư xây dựng

Nội dung: Các nhóm tiến hành thực hiện làm nhà ở cho vật nuôi chó, mèo, chim bồ câu,.... bằng các vật liệu và đồ dùng có thể tái chế, tái sử dụng như bìa cứng, chai nước,….

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh biết đo đạc, tính toán chu vi, diện tích các hình.

- Ứng dụng các phép toán liên quan đến chu vi, diện tích vào cắt, ghép các hình để thành một ngôi nhà cho vật nuôi.

2. Kĩ năng

- Học sinh có kĩ năng tính toán nhanh và chính xác các phép tính liên quan đến chu vi và diện tích.

- Học sinh có kĩ năng thuyết trình, giới thiệu sản phẩm.

- Phát triển kĩ năng hợp tác nhóm, giao tiếp và giải quyết vấn đề. - Phát triển khả năng sáng tạo, ý tưởng thiết kế sản phẩm.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quý và bảo vệ các con vật nuôi hiền lành, biết giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng các vật liệu có thể tái chế hay tái sử dụng,….

- Yêu công việc thiết kế, xây dựng,….

II. Nội dung chính của chủ đề

Toán học:

- Tính toán các phép tính liên quan đến chu vi, diện tích của các hình - Xác định, nhận biết nhanh các hình khối cần ghép với nhau

- Thành thạo thao tác đo độ dài các hình - Thành thạo kỹ năng nhận biết, cắt, ghép hình

Sinh học:

- Nắm được đặc điểm thích nghi với nơi ở của từng loài vật nuôi để có mô hình nhà ở phù hợp cho từng con vật.

Công nghệ:

- Nắm được kĩ thuật cắt ghép, vẽ hình tạo mẫu các khối hình để có thể lắp ghép chúng thành một khối thống nhất.

Mĩ thuật:

- Thẩm mĩ tạo hình, vẽ tô màu,trang trí cho ngôi nhà của vật nuôi.

Một phần của tài liệu Dạy học giải bài tập hình học gắn với phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh lớp 4 (Trang 75 - 78)