Những tồn tại trong kiểm toán khoản mục Nợ phải thukhách hàng trong

Một phần của tài liệu 591 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH ernst young thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 77)

1 .2

3.1 Đánhgiá thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục phả

3.1.2 Những tồn tại trong kiểm toán khoản mục Nợ phải thukhách hàng trong

và nguyên nhân

Một số hạn chế còn tồn tại trong quy trình kiểm toán khoản PTKH nói riêng và kiểm toán BCTC nói chung do EY Việt Nam thực hiện có thể kể tới như sau:

3.1.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, nhận diện rủi ro và thiết kế chiến lược Đầu tiên, về việc phân tích sơ bộ khoản PTKH: Cụ thể với khoản PTKH, các thông tin như tỉ lệ tăng/giảm khoản phải thu, tỉ lệ phải thu trên tổng doanh thu, tỉ lệ nợ xấu trên tổng nợ,... rất quan trọng để KTV thiết kế thủ tục kiểm toán phù hợp. Trong giai đoạn này, thường có nhiều khách hàng chưa chốt số trên sổ nhật ký chung, sổ công nợ chi tiết, các biên bản đối chiếu công nợ và còn thực hiện điều chỉnh số rất nhiều. Vì vậy, dù có một quy trình tìm hiểu thông tin rất tốt nhưng với một số khách

hàng, việc đánh giá rủi ro và đưa ra kế hoạch kiểm toán đôi khi còn sai lệch, thiếu chính xác.

Thứ hai, thu thập căn cứ để soạn thảo chương trình còn gặp nhiều khó khăn.

Trên thực tế, việc thu thập căn cứ gặp nhiều khó khăn do nhiều khách hàng thường cố ý giấu những yếu điểm trong quá trình hạch toán kế toán và quản lý thông tin của mình. Đặc biệt với những khách hàng mới, mặc dù có hướng dẫn chi tiết và nhiều mẫu biểu chung của EY Việt Nam, việc soạn thảo chương trình kiểm toán lại phải phụ thuộc nhiều vào kĩ năng của KTV trong khâu phỏng vấn, làm việc với khách hàng.

Thứ ba, có nhiều KTV rời công ty vào mùa bận. Lịch làm việc của KTV được cố định trên hệ thống quản lý Retain từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 3 năm sau, tuy nhiên do số lượng khách hàng lớn, nhân sự bị luân chuyển rất nhiều mà không được báo trước. Hệ quả là KTV phải làm việc thêm rất nhiều giờ, cộng với việc không có thời gian tìm hiểu khách hàng khiến công việc diễn ra chậm chạp và thiếu hiệu quả. Vì vậy, các KTV phải chịu một áp lực công việc không hề nhỏ và có xu hướng rời công ty trong mùa bận.

3.1.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thứ nhất, thủ tục phân tích chưa được thực hiện triệt để. Mặc dù chương trình kiểm toán khoản PTKH yêu cầu KTV phải thực hiện phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất, song trên thực tế đa số KTV chỉ thực hiện phân tích xu hướng (so sánh năm nay với năm trước) mà không so sánh các chỉ tiêu khác như tỷ lệ thu hồi nợ, vòng quay PTKH, tỷ lệ số dư PTKH trên tổng tài sản ngắn hạn,....

Thứ hai, thủ tục gửi thư xác nhận khoản PTKH còn nhiều hạn chế. Đầu tiên, KTV không có thời gian xác minh lại thông tin về tên, địa chỉ người nhận thư do khách hàng cung cấp nên đôi khi thư bị trả về vì sai người nhận. KTV thường phải hối thúc khách hàng nhiều lần để họ gửi lại thông tin nên tốn nhiều thời gian. Trong nhiều trường hợp xấu, KTV phải thực hiện kiểm tra thay thế (Alternative test) với những thư không nhận được, vừa tốn thêm chi phí nhân lực vừa không đem lại độ tin cậy cao.

Lưu Thanh Vân - 18A4020617 GVHD: ThS. Ngô Quang Tuấn

Thứ ba, áp lực trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán để củng cố thông tin.

Do áp lực về mặt thời gian làm việc trực tiếp (ba ngày đến một tuần) hoặc thái độ chưa hợp tác của khách hàng, KTV thường không thu thập đủ bằng chứng liên quan đến khoản PTKH để hoàn thiện phần hành ngay. Các giấy tờ như hợp đồng bán hàng, hợp đồng nợ/gia hạn nợ, giấy tờ thanh toán nợ,... thường được kế toán cung cấp tương đối trễ. Vì vậy, KTV luôn phải liên tục theo dõi và hối thúc khách hàng, dẫn tới công việc của các cuộc kiểm toán bị chồng chéo lên nhau.

3.1.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Thứ nhất, giai đoạn hoàn thiện hình thức và văn phong cho BCTC chiếm nhiều thời gian của KTV: BCTC đã kiểm toán được EY Việt Nam soát xét rất kĩ về hình thức trình bày và từ ngữ để thể hiện sự chỉn chu, chuyên nghiệp của công ty. Báo cáo được thông qua trưởng nhóm, chủ nhiệm và giám đốc kiểm toán bằng nhiều hình thức đánh giá, soát xét khác nhau. Tuy nhiên, khi có điều chỉnh trọng yếu từ phía khách hàng, quy trình kiểm tra hình thức và văn phong này lại được thực hiện lại từ đầu để đảm bảo thận trọng, từ đó gây chậm trễ cho việc phát hành báo cáo.

Thứ hai, việc ghi kí hiệu tham chiếu bằng chứng kiểm toán để quản lý và lưu trữ đôi lúc bị bỏ sót: những bằng chứng kiểm toán của khoản PTKH như hợp đồng bán hàng, giấy ghi nợ, thư xác nhận trả lời, sao kê ngân hàng,... cần được đánh số tham chiếu lên các giấy tờ làm việc để tiện đối chiếu và theo dõi. Tuy nhiên, do việc thu thập những giấy tờ này diễn ra khá rời rạc, KTV thường chỉ kiểm tra tính đúng đắn mà quên mất việc tham chiếu, dẫn tới việc thẩm định kết quả kiểm toán khó khăn hơn.

3.1.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế

về phía công ty kiểm toán và kiểm toán viên

Thứ nhất, nhiều KTV do số năm kinh nghiệm làm việc còn ít nên độ hoài nghi nghề nghiệp còn ít, khả năng ứng biến với các cuộc kiểm toán khác nhau còn yếu. Ngoài ra, kĩ năng giao tiếp trao đổi với khách hàng của nhiều KTV còn nhiều hạn chế, dẫn tới tiến độ làm việc còn chậm và còn sai sót.

Thứ hai, mùa bận kiểm toán tạo ra rất nhiều áp lực cho các KTV. Để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho cuộc kiểm toán, các KTV thường phải làm việc thâu đêm suốt sáng. Điều này vô tình dẫn đến tình trạng mệt mỏi về thể chất và căng thẳng tinh thần, ảnh hưởng không nhỏ đến sự tập trung và xét đoán nghề nghiệp của KTV.

Thứ ba, số lượng nhân lực rời đi có xu hướng nhiều hơn số người được tuyển dụng mới. Trong những năm gần đây, số lượng khách hàng lựa chọn EY Việt Nam tăng rất nhanh khiến Công ty phải đẩy mạnh việc tuyển dụng. Trong khi những KTV có kinh nghiệm nhiều năm từ bỏ công việc vì áp lực lớn còn nhân sự mới chưa thể phụ trách được quá nhiều việc do kinh nghiệm còn ít, phân bổ nhân lực vẫn luôn là bài toán nan giải của Công ty.

về phía khách thể kiểm toán

Thứ nhất, công tác hoàn thiện BCTC cuối năm của nhiều đơn vị khách hàng còn chậm trễ. Theo nguyên tắc, KTV sẽ làm việc dựa trên BCTC cuối cùng do khách hàng lập ra, nhưng trên thực tế KTV thường phải làm việc song song với quá trình hoàn thiện báo cáo của khách hàng. Nhiều số liệu không được thống nhất nội bộ, các giấy tờ như bảng tính lãi cho vay, bảng tính tuổi nợ, biên bản đối chiếu công nợ,... mới được kế toán dần hoàn thiện trong lúc KTV đã bắt đầu làm việc.

Thứ hai, nhiều khách hàng còn thiếu thái độ hợp tác với KTV. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được ý nghĩa của dịch vụ kiểm toán mà chỉ coi kiểm toán là công việc bắt buộc theo quy định của pháp luật. Vì vậy, nhân viên tại các doanh nghiệp đó thường không chuẩn bị trước chứng từ, sổ sách kế toán cần thiết cho kiểm toán, thậm chí còn có thái độ che giấu, không hợp tác vì sợ bị phát hiện sai sót ảnh hưởng đến đánh giá cá nhân.

Thứ ba, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam có KSNB được thiết kế sơ sài hoặc được thiết kế chuẩn chỉnh nhưng thực thi không đầy đủ. Tuy vậy, ban giám đốc hoặc ban quản lý công ty lại thường không trả lời thành thật với KTV về vấn đề này, ảnh hưởng nhiều đến quá trình tìm hiểu, đánh giá khách hàng của KTV.

Lưu Thanh Vân - 18A4020617 GVHD: ThS. Ngô Quang Tuấn

Một phần của tài liệu 591 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH ernst young thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w