Lập kế hoạch kiểm toán và đánh giárủi ro

Một phần của tài liệu 591 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH ernst young thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 35)

1 .2

1.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán và đánh giárủi ro

a. Lập kế hoạch kiểm toán

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán BCTC:

“Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc xây dựng: (1) Chiến lược kiểm toán tổng thể và (2) Kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán”. Theo đó, KTV phải xây dựng kế hoạch kiểm toán, bao gồm:

• Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro theo quy định và

hướng dẫn tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315;

• Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo ở cấp độ cơ

sở dẫn liệu theo quy định và hướng dẫn tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330;

• Các thủ tục kiểm toán bắt buộc khác để đảm bảo cuộc kiểm toán tuân thủ các

chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

Ý nghĩa của việc lập kế hoạch kiểm toán thể hiện ở các khía cạnh sau:

• Giúp KTV tập trung đúng mức vào các phần hành quan trọng của cuộc kiểm toán;

• Giúp KTV xác định và giải quyết các vấn đề có thể xảy ra một cách kịp thời;

• Giúp KTV tổ chức và quản lý cuộc kiểm toán một cách thích hợp nhằm đảm bảo

cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả;

• Hỗ trợ trong việc lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán có năng lực chuyên môn và

khả năng phù hợp để xử lý các rủi ro dự kiến, và phân công công việc phù hợp cho từng thành viên;

• Tạo điều kiện cho việc chỉ đạo, giám sát và soát xét công việc của nhóm kiểm toán;

• Hỗ trợ việc điều phối công việc do các KTV đơn vị thành viên và chuyên gia thực

Lưu Thanh Vân - 18A4020617 GVHD: ThS. Ngô Quang Tuấn

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ chi tiết giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế quy trình kiểm toán

b. Nhận diện và đánh giá rủi ro

Từ giai đoạn lập kế hoạch, KTV sẽ bước đầu xác định được “rủi ro tiềm tàng” (IR) và “rủi ro kiểm soát” (CR), đây là hai loại rủi ro mà có thể tồn tại sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Cụ thể như sau:

Rủi ro tiềm tàng

Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, do khả năng cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh có thể chứa đựng sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, trước khi xem xét đến bất kỳ kiểm soát nào có liên quan.

Rủi ro kiêm soát

Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, đối với cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh mà KSNB của đơn vị không thể ngăn chặn hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.

Để có thể xác định được IR và CR một cách đáng tin cậy, KTV sẽ thực hiện rà soát các nghiệp vụ làm phát sinh khoản PTKH đồng thời làm các thử nghiệm kiểm soát. Trong kiểm toán BCTC, mối quan hệ giữa các rủi ro được thể hiện qua công thức sau: AR = IR x CR x DR, trong đó AR là rủi ro kiểm toán.

Từ công thức trên, KTV sẽ tính toán rủi ro phát hiện của khoản mục PTKH:

DR = AR/IR x CR c. Thiết kế thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Tùy thuộc vào đánh giá KSNB mà KTV thiết kế thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản cho phù hợp. Nếu thử nghiệm kiểm soát cho kết quả KSNB của khách thể kiểm toán được thiết kế và vận hành ổn định, KTV hoàn toàn có thể giảm bớt quy mô và số lượng mẫu chọn khi thực hiện thử nghiệm cơ bản sau này.

Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát cho khoản mục PTKH: Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330 quy định: “Thử nghiệm kiểm soát là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. ” Thông thường thử nghiệm này sẽ được thực hiện thông qua các bảng hỏi và phỏng vấn các bộ phận chức năng có liên quan của khách hàng.

Thiết kế thủ tục phân tích: Hai thủ tục phân tích thường được áp dụng cho kiểm toán khoản mục PTKH là phân tích dọc và phân tích ngang, trong đó, KTV sẽ tính toán vòng quay của khoản nợ, tăng giảm khoản PTKH năm nay so với năm trước hay tính toán tỷ trọng khoản PTKH so với các khoản mục khác trên BCTC.

Thiết kế bảng hỏi với bút toán bất thường và một số thủ tục khác: Những bút toán bất thường gồm các bút toán có giá trị lớn, giá trị là số âm, các bút toán đảo hoặc bút toán điều chỉnh. Đặc điểm của các bút toán này là phát sinh với tần suất thấp, vì vậy kế toán khách hàng dễ bị nhầm lẫn khi hạch toán, dẫn tới sai sót, hoặc bản thân các bút toán này phát sinh do chủ đích gian lận, trục lợi của khách hàng.

Thiết kế thử nghiệm cơ bản: là các thử nghiệm bắt buộc phải thực hiện để KTV phát hiện ra các sai sót trọng yếu. Tùy thuộc vào kết quả đánh giá KSNB thông qua thử nghiệm kiểm soát, công việc ở giai đoạn này có thể được giảm bớt hoặc tăng cường.

Lưu Thanh Vân - 18A4020617 GVHD: ThS. Ngô Quang Tuấn

Đối với khách hàng năm đầu tiên kiểm toán: ngoài việc thiết kế thử nghiệm cơ bản cho số dư cuối kì, KTV cần thực hiện cả cho số dư đầu kì để đảm bảo không bỏ qua những sai sót trọng yếu mà kiểm toán năm trước có thể bỏ sót.

Một phần của tài liệu 591 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH ernst young thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w