Quy trình kiểm toán khoản mục phải thukhách hàng đối với công ty AB C-

Một phần của tài liệu 591 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH ernst young thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61)

khách hàng kiểm toán năm đầu tiên

2.3.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá rủi ro và thiết kế chiến lược

a. Tìm hiểu thông tin cơ bản của khách hàng

> Tìm hiểu những thông tin chung của Công ty ABC

Công ty Cổ phần ABC (“Công ty”) là công ty cổ phần được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam với hoạt động chính là nhập khẩu và phân phối các mặt hàng thép, kim khí các loại (kim loại đen và kim loại màu) tại thị trường trong nước và các hoạt động vận tải, kho bãi, gia công khác theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp.

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Thương mại ABC Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

Vốn điều lệ 160.000.000.000 VNĐ

Hiện tại, Công ty ABC đang sở hữu hai công ty con là Công ty ABC Hải Phòng và Công ty ABC Hà Tây, ngoài ra công ty còn sở hữu một số các công ty liên doanh, liên kết khác. Số lượng nhân viên của Công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2018 là: 93 nhân viên. Tính đến hết năm 2018, Công ty ABC đã phát hành tổng cộng 16.000.000 cổ phiếu phổ thông.

> Tìm hiểu sự phức tạp của môi trường công nghệ thông tin

Do Công ty ABC là khách hàng mới của EY Việt Nam nên các chuyên gia Công nghệ thông tin của bộ phận ITRA sẽ tiến hành đánh giá kĩ lưỡng về hệ thống phần mềm kế toán và quản lý tại doanh nghiệp này. Qua kiểm tra, nhận thấy khách hàng sử dụng phần mềm kế toán BRAVO - một phần mềm rất hiệu quả trong việc quản lý chu trình bán hàng- thu tiền, quản lý hàng tồn kho, tài sản trong doanh nghiệp. Tổng quan, môi trường công nghệ thông tin được đánh giá là ổn định, khả năng tồn tại những sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến doanh nghiệp là rất thấp.

> Thành lập nhóm kiểm toán

Nhóm kiểm toán được thành lập bởi Phó giám đốc kiểm toán, bao gồm đầy đủ các cấp bậc cần thiết cho cuộc kiểm toán, gồm Phó giám đốc kiểm toán, Chủ nhiệm kiểm toán, Trưởng nhóm kiểm toán, các Trợ lý kiểm toán và thực tập sinh.

> Nhận diện đặc điểm kinh doanh của công ty ABC có ảnh hưởng đến kiểm toán khoản mục PTKH

Lưu Thanh Vân - 18A4020617 GVHD: ThS. Ngô Quang Tuấn

Công ty ABC đã trải qua 15 năm nhập khẩu và kinh doanh các mặt hàng thép, kim loại đen và kim loại màu trên thị trường Việt Nam. Một số dự án tiêu biểu mà Công ty ABC tham gia cung cấp thép bao gồm Dự án tàu điện Cát Linh - Hà Đông, Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Dự án chung cư cao cấp Vincom Royal City, Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast,.. Hiện tại, khi thị trường BĐS đang ngày càng nóng lên, trong khi đó thép là mặt hàng chủ lực của ngành xây dựng nên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục với đơn hàng dồi dào, giá trị khoản PTKH tương đối lớn. Tuy nhiên, do mặt hàng của công ty chỉ lưu hành nội địa, nên rủi ro về sai lệch tỷ giá đối với khoản PTKH là rất thấp.

b. Thực hiện kiểm tra lại kết quả kiểm toán năm trước

Do Công ty ABC là khách hàng năm đầu tiên kiểm toán tại EY Việt Nam, KTV phải thực hiện một số thủ tục để kiểm tra lại tính đúng đắn của kết quả kiểm toán năm trước để phòng ngừa rủi ro những sai sót trọng yếu đã bị bỏ qua bởi KTV tiền nhiệm. Hai công việc quan trọng nhất KTV đã làm đó là khảo sát kĩ lưỡng khách hàng và làm việc với công ty kiểm toán cũ. Giám đốc hoặc chủ nhiệm kiểm toán tiến hành phỏng vấn khách hàng, xem xét BCTC và các giấy tờ liên quan, thu thập đủ các cơ sở để kết luận xem có tiếp nhận kiểm toán khách hàng ABC hay không. Sau đó, khi đã thống nhất được thời gian và phí dịch vụ kiểm toán, hai bên sẽ tiến hành kí hợp đồng kiểm toán. Với công ty kiểm toán cũ của khách hàng, KTV của EY tiến hành thu thập các biên bản họp với khách hàng, thư giải trình, các giấy tờ làm việc của cuộc kiểm toán năm trước,... để nhận dạng những rủi ro trọng yếu liên quan đến khách hàng và có cái nhìn tổng quát nhất về tình hình kinh doanh của khách hàng.

c. Thực hiện đánh giá tài liệu thu thập được từ khách hàng: Thực hiện tương tự như quy trình của công ty XYZ.

d. Đánh giá KSNB của khách hàng ABC

Công ty ABC được đánh giá là khách hàng có KSNB tốt, thiết kế và vận hành tương đối hiệu quả. Nhân sự cấp cao tại công ty được tuyển dụng từ các tập đoàn lớn trên thế giới, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành thép nói riêng và vật liệu xây dựng nói chung. Việc đánh giá chi tiết KSNB được EY Việt Nam thực hiện từ

khi kiểm toán giữa niên độ, vì vậy khi kiểm toán BCTC cuối năm, KTV chỉ thực hiện quan sát, phỏng vấn đề tìm hiểu về các sự thay đổi (nếu có). (Bảng đánh giá KSNB của Công ty ABC xem Phụ lục 21)

e. Xác định mức trọng yếu cho toàn BCTC, cho từng tài khoản và mức chênh lệch kiểm toán có thể chấp nhận được

Theo đánh giá của KTV, năm 2018 thị trường thép tại Việt Nam không có nhiều biến động và tình hình kinh doanh của công ty ABC đang ở trạng thái ổn định, có tạo ra lợi nhuận trong một vài năm gần đây. Trong năm 2018, chi phí tài chính được phát sinh chủ yếu từ hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, lợi nhuận là chỉ tiêu được quan tâm hàng đầu của các đối tượng sử dụng BCTC của công ty ABC, vì vậy KTV quyết định dùng chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi” (Earning Before Interest and Tax - EBIT) để tính mức trọng yếu cho toàn BCTC (Planning Material - PM) và mức trọng yếu cho khoản mục PTKH (TE).

Cụ thể, lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi của công ty ABC trong năm 2018 là 69.157.032.056 VND. Theo đó, PM được tính bằng 5% EBIT và TE được tính bằng 75% PM (do công ty ABC là công ty không niêm yết), giá trị lần lượt là 2.593.500.000 VND và 172.900.000 VND. (Giấy tờ làm việc xác định mức trọng yếu cho kiểm toán BCTC công ty ABC do EY Việt Nam thực hiện xem Phụ Lục 22)

f. Thiết kế chiến lược và đánh giá rủi ro

Phân tích dòng luân chuyển nghiệp vụ làm phát sinh khoản PTKH

Các nghiệp vụ làm phát sinh khoản PTKH gắn bó chặt chẽ với quy trình bán các mặt hàng thép và kim loại màu của công ty ABC. KTV thực hiện phỏng vấn kế toán đơn vị và kiểm tra mẫu một đơn hàng cụ thể để rà soát chu trình bán hàng. (Kết quả rà soát xem Phụ lục 23)

Sau khi tìm hiểu dòng luân chuyển chu trình bán hàng - thu tiền, KTV kiểm tra tiêu chí hoạt động và tuân thủ của chu trình cần đáp ứng được thiết kế KSNB của nhà quản lý và tần suất thường xuyên của giao dịch bán hàng. KTV nhận thấy tại công ty ABC có một sự hỗ trợ rất lớn từ các phần mềm kế toán, tài chính tiên tiến. Đồng thời,

Lưu Thanh Vân - 18A4020617 GVHD: ThS. Ngô Quang Tuấn

KTV ghi nhận chu trình bán hàng có ba chốt kiểm soát (S01-S03) được thiết lập thực hiện bởi con người, các bước phê duyệt thông tin khi phát lệnh bán hàng, vận chuyển đơn hàng và ghi nhận doanh thu, công nợ. Từ đó, KTV thực hiện thủ tục rà soát từ đầu đến cuối (walkthrough) nhằm đánh giá thiết kế và mức độ vận hành hiệu quả của KSNB tại công ty ABC. Qua kiểm tra, KSNB được tuân thủ và vận hành theo đúng thiết kế ban đầu. (Giấy tờ làm việc thủ tục Rà soát từ đầu đến cuối xem Phụ lục 24).

Đánh giá rủi ro phát hiện

Xác định rủi ro tiềm tàng (IR): Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam, 2018 là một năm khởi sắc với ngành thép với các chỉ số tăng trưởng ấn tượng về cả sản lượng lẫn tiêu thụ. Do tác động từ sức nóng của thị trường, môi trường kinh doanh của công ty ABC được đánh giá là ổn định, có tiềm năng. Tuy nhiên, sản phẩm đầu ra chủ yếu chỉ phục vụ tiêu thụ trong nước, một số dự án ABC tham gia cũng có dấu hiệu ngưng trệ, vì vậy rủi ro tiềm tàng được đánh giá là Trung bình.

Xác định rủi ro kiểm soát (CR): KSNB của công ty ABC đa phần được thực hiện bằng hệ thống phần mềm tự động hiện đại, đồng thời cũng có sự rà soát tương đối chặt chẽ giữa các bộ phận, nhân viên. Tuy nhiên với thái độ hoài nghi nghề nghiệp, KTV để rủi ro kiểm soát ở mức Trung bình.

φ Xác định rủi ro phát hiện: Trung bình

Thiết kế thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục phải thu khách hàng

Ở giai đoạn này, KTV thực hiện công việc giống như với công ty XYZ (theo đúng hướng dẫn của EY Canvas). Vì vậy, phần này sẽ không trình bày lại tránh trùng lặp thông tin không cần thiết. Điểm khác biệt chủ yếu giữa hai công ty XYZ và ABC được thể hiện ở mục tiếp theo: Giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản PTKH.

2.3.2.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng

a. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

KTV đã đi sâu vào kiểm tra 4 chốt kiểm soát trong quy trình bán hàng - thu tiền của công ty ABC trên hệ thống phần mềm quản lý bán hàng, bao gồm:

S01: Việc điều chỉnh giá bán hoặc thêm mức giá mới cần có phê duyệt của giám đốc

tài chính. KTV quan sát nhân viên công ty thực hiện trên hệ thống máy tính: nhập một đơn hàng mới chưa có phê duyệt, mức giá hiển thị bằng 0; nhập một đơn hàng cũ với mức giá thay đổi, hệ thống hiển thị về mức giá được phê duyệt gần nhất. Chốt kiểm soát này được đánh giá hiệu quả, chống gian lận thay đổi giá bán từ phía nhân viên.

S02: Để xuất lệnh bán hàng, các thông tin về tên khách hàng, mã sản phẩm, số lượng

và đơn giá đều phải điền đầy đủ. Khi thông tin không được điền đầy đủ theo yêu cầu, hệ thống từ chối xuất lệnh bán hàng.

S03: Khi vận đơn được cập nhật về hệ thống, hóa đơn được tự động xuất, doanh thu và

khoản PTKH theo đó được ghi nhận tự động. KTV phỏng vấn nhân viên quản lý thông tin và nhân viên vận chuyển, kiểm tra một hóa đơn mở và một hóa đơn đã hoàn thành. Với những hóa đơn đang trong trạng thái mở, thông tin về vận đơn và số tham chiếu sẽ không được hệ thống ghi nhận.

S04: Cuối tháng, kế toán công nợ sẽ rà soát, đối chiếu hóa đơn và báo cáo chuyển

hàng. Với chốt kiểm soát này, KTV lựa chọn 10 mẫu bất kì và thực hiện lại công việc của kế toán, kết quả cho thấy công đoạn này được thực hiện có hiệu quả.

(Giấy tờ làm việc thử nghiệm kiểm soát tại công ty ABC xem Phụ lục 25)

b. Thực hiện thử nghiệm cơ bản - Thủ tục phân tích

Điểm khác biệt nổi bật trong giai đoạn thực hiện kiểm toán giữa hai khách hàng kiểm toán năm đầu tiên và năm tiếp theo là KTV phải thực hiện thủ tục kiểm tra số dư khoản PTKH đầu kì (Opening balance). Số dư này sẽ được KTV thực hiện các thủ tục giống hệt với số dư cuối kì (Ending balance) và nếu phát hiện sai sót, KTV có quyền yêu cầu khách hàng tạo bút toán điều chỉnh, đồng thời số liệu điều chỉnh sẽ được giải thích tại phần thuyết minh BCTC. Trong khuôn khổ khóa luận, do đã trình bày kĩ về giai đoạn thực hiện kiểm toán của công ty XYZ, mục này chỉ trình bày một số điểm

Thủ tục kiểm toán Cơ sở dẫn liệu, mục tiêu kiểm toán

Thủ tục đối chiếu Tính hiện hữu, tính đầy đủ

Lưu Thanh Vân - 18A4020617 GVHD: ThS. Ngô Quang Tuấn

khác biệt trong kiểm toán số dư PTKH đầu kì của công ty ABC mà không nhắc lại quy trình này đối với số dư cuối kì.

Bước đầu tiên KTV vẫn tạo giấy tờ tổng hợp cho khoản PTKH, tuy nhiên thay vì chỉ phản ánh lại số dư PTKH năm 2018, KTV còn ghi nhận lại số dư PTKH chưa kiểm toán và đã kiểm toán của năm 2017. Có thể thấy, biến động khoản PTKH năm 2018 khá lớn, tăng xấp xỉ 57% so với cùng kì năm 2017. (xem Phụ lục 26) Sau khi phân tích biến động chung và xác minh được tính hợp lý của số dư PTKH, KTV thực hiện từng thủ

tục kiểm toán để đánh giá chi tiết khoản mục.

- Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản

Thủ tục 1- Thủ tục đối chiếu (Reconciliation): đối chiếu sổ nhật ký chung và bảng cân đối phát sinh; đối chiếu sổ công nợ chi tiết theo đối tượng và bảng cân đối phát sinh. Sau đối chiếu, KTV yêu cầu có bút toán phân loại lại đối với số dư PTKH đầu kì (số cuối kì năm 2017), cụ thể: phân loại một khoản 1.111.365.304 VND từ tài khoản Thu tiền ứng trước của khách hàng (1311) sang tài khoản Phải thu khách hàng (1312). (xem Phụ lục 27)

Thủ tục 2 - Kiểm tra và phát hiện các yếu tố bất thường (Review unusual items):

Qua kiểm tra giấy tờ làm việc kiểm toán năm 2017, KTV nhận định không cần làm thêm thủ tục này cho số dư đầu kì mà chỉ đi vào kiểm tra dư nợ cuối kì. Qua phân tích số dư nợ và bảng tuổi nợ, KTV phát hiện một khách hàng cần được trích lập dự phòng phải thu khó đòi do khoản nợ đã quá hạn 7 tháng, khoản trích lập bằng 30% giá trị khoản nợ. (xem Phụ lục 28)

Thủ tục 3 - Gửi thư xác nhận: Với thủ tục gửi thư xác nhận số đầu kì, KTV cũng xác định mức ngưỡng (Threshold) để chọn mẫu gửi thư có giá trị bằng 50% TE (theo hướng dẫn của EY Canvas), tương đương 1.210.250.000 VND, từ đó chọn được 34 khách hàng có số dư lớn hơn threshold (key items) trên sổ theo dõi công nợ theo đối tượng. Đối với các khách hàng còn lại, KTV chọn mẫu ngẫu nhiên

(representative items) dựa vào phần mềm EY Microstart và EY Sampling. Thư trả lời nhận về cho thấy các khoản PTKH đầu kì có số dư trọng yếu được ghi nhận đầy đủ và chính xác. (xem Phụ lục 29)

49

Lưu Thanh Vân - 18A4020617 GVHD: ThS. Ngô Quang Tuấn

Thủ tục 4 - Kiểm tra tính đúng kì (Cut-off): KTV lựa chọn các giao dịch bán hàng trước và sau 5 ngày kết thúc niên độ 31/12/2017 có số dư lớn hơn mức Ngưỡng (threshold) là 1.210.250.000 VND để kiểm tra. Kết quả kiểm tra hóa đơn và vận đơn cho thấy số liệu PTKH được ghi nhận chính xác. (xem Phụ lục 30)

Thông qua các thủ tục kiểm toán, KTV đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến các mục tiêu kiểm toán cụ thể, đảm bảo các cơ sở dẫn

Thủ tục gửi thư xác nhận Tính hiện hữu, tính đầy đủ, quyền và nghĩa vụ Thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ Tính đầy đủ, tính chính xác

2.3.2.3 Kết luận và lập báo cáo kiểm toán

Thủ tục và quy trình tương tự như với công ty XYZ. Khoản mục PTKH nói riêng và BCTC nói chung của Công ty ABC được KTV kết luận là trình bày trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của bài nghiên cứu này đi sâu vào nghiên cứu thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại hai công ty ABC và XYZ do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện. Có thể thấy, trong khi công ty Cổ phần XYZ là doanh nghiệp đã được EY Việt Nam kiểm toán từ năm trước, thì công ty Cổ phần ABC là khách hàng được kiểm toán năm đầu tiên. Mặc dù quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng dành cho hai doanh nghiệp trên đều bám sát vào quy trình kiểm toán chung do EY Việt Nam thiết kế, vẫn có thể thấy được một số khác biệt điển hình nhất định. Ngoài ra, khi so sánh quy trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng do EY Việt Nam thực hiện với cơ sở lý luận được trình bày tại Chương 1, có thể nhận thấy những ưu điểm và tồn tại cả những hạn chế cần khắc phục. Chính vì vậy, Chương 3 sẽ trình bày đánh giá và đưa ra giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện.

Một phần của tài liệu 591 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH ernst young thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w