Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu 591 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH ernst young thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 45 - 49)

1 .2

2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán chung khoản mục phải thukhách hàng của Công

2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

2.2.1.1 Giai đoạn 1 - Lập kế hoạch kiểm toán và nhận diện rủi ro

Tìm hiểu khách hàng, phạm vi kiểm toán, thiết lập nhóm kiểm toán, tìm hiểu sự phức tạp của môi trường công nghệ thông tin

Tìm hiểu khách hàng

Tại EY Việt Nam, khách hàng thường được phân loại theo ba loại hình doanh nghiệp chủ yếu như sau: doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thương mại, doanh nghiệp dịch vụ và doanh nghiệp chủ đầu tư xây dựng, cung cấp BĐS. Đặc điểm chung của doanh nghiệp sản xuất thương mại là số dư PTKH phát sinh rất thường xuyên và có giá trị cao, số lượng mặt hàng lớn, khách hàng đa dạng nên việc đối chiếu công nợ tương đối khó khăn, dẫn tới khả năng tồn tại nợ xấu ở nhóm khách hàng này thường cao hơn so với hai nhóm còn lại. Đối với các doanh nghiệp dịch vụ, số dư khoản PTKH thường có giá trị nhỏ hơn và vòng quay ngắn, tuy nhiên do kinh doanh mặt hàng là dịch vụ phi vật chất nên với những hợp đồng dịch vụ kéo dài mà không có quy định cụ thể về phân bổ doanh thu cho từng kỳ kế toán, rất dễ xảy ra tính toán sai các khoản phải thu. Với các doanh nghiệp thuộc nhóm chủ đầu tư xây dựng BĐS, khách hàng chủ yếu là các cá nhân và số dư khoản PTKH có rủi ro lớn về tính đúng kỳ vào thời điểm cuối năm, khi căn cứ ghi nhận là các biên bản bàn giao BĐS đang trong quá trình lưu chuyển có thể gây chậm trễ trong ghi nhận. Ngoài ra, khoản nợ phải thu và giá trị thanh toán có thể bị ghi nhận sai do số dư này được hình thành từ nhiều yếu tố theo hợp đồng: giá trị hợp đồng, gói hỗ trợ lãi suất, ưu đãi nhà ở, ưu đãi cho khách hàng đặt cọc trước...

EY Việt Nam thực hiện các thủ tục sau để tìm hiểu thông tin về khách hàng nói chung và khoản mục PTKH nói riêng:

• Tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh của khách hàng

• Xem xét hồ sơ kiểm toán của năm trước và hồ sơ kiểm toán chung

• Nhận diện các bên liên quan có ảnh hưởng lớn

• Xác định phạm vi kiểm toán và thiết lập nhóm kiểm toán

(“Quy trình tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng thực hiện bởi EY Việt Nam” xem Phụ Lục 5)

Tìm hiểu sự phức tạp của môi trường công nghệ thông tin

Tại EY Việt Nam, các chuyên gia Công nghệ thông tin thuộc bộ phận ITRA sẽ giúp các KTV kiểm tra hệ thống thông tin và các phần mềm kế toán, giúp bao quát tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Đối với việc theo dõi sổ công nợ chi tiết theo từng đối tượng khách hàng, KTV cần tìm hiểu rõ cá nhân nào là người đảm nhận quyền ghi sổ, và ai là người kiểm tra, đối chiếu công nợ cuối tháng nhằm đảm bảo nguyên tắc phân tách trách nhiệm.

Đánh giá thông tin, tài liệu khách hàng cung cấp cho KTV

Đối với kiểm toán khoản PTKH, tất cả các tài liệu cung cấp bởi khách hàng như BCTC, sổ kế toán tài khoản 131 và các tài khoản liên quan, bảng công nợ chi tiết, bảng tuổi nợ,... đều được KTV thực hiện kiểm tra, đối chiếu. Mục đích của công việc này là đảm bảo sổ sách khách hàng cung cấp là xác thực, thông tin thống nhất với nhau, khớp với phần mềm kế toán và có thể tin cậy được. Chỉ khi các tài liệu được đánh giá là tin cậy, KTV mới tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo của quy trình kiểm toán. Kết quả của công việc này được ghi chép lại trong giấy tờ làm việc có tên IPE (“Information provided by entity”)

Nội dung

Rủi ro kiểm soát (CR)

Tối thiểu Trung bình Tối đa

KSNB hiệu quả KSNB không hiệu quả

Rủi ro Thấp Tối thiểu Thấp Trung bình

Lưu Thanh Vân - 18A4020617 GVHD: ThS. Ngô Quang Tuấn

Đánh giá kiểm soát nội bộ của khách hàng

KTV của EY Việt Nam sẽ thực hiện đánh giá tác động của từng yếu tố sau tới việc ghi nhận khoản PTKH nói riêng và hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp nói chung:

• Môi trường kiểm soát

• Quy trình đánh giá rủi ro

• Hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày BCTC

• Các hoạt động kiểm soát

• Hoạt động giám sát các kiểm soát

Xác định mức trọng yếu cho toàn BCTC, cho từng tài khoản và mức chênh lệch kiểm toán có thể chấp nhận được

Căn cứ vào đánh giá khả năng xảy ra các sai phạm, KTV của EY Việt Nam sẽ tiến hành xét mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC hay còn gọi là “mức trọng yếu kế hoạch - PM” (Planning Material) và mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC hay còn gọi là “mức độ sai sót có thể chấp nhận được TE” (Tolerable Error) (Chi tiết về nội dung xác định mức trọng yếu xem Phụ lục 1).

2.2.1.2 Giai đoạn 2 - Đánh giá rủi ro và thiết kế chiến lược

Phân tích dòng luân chuyển nghiệp vụ làm phát sinh khoản PTKH

Để hiểu rõ được bản chất số dư của khoản mục PTKH, KTV cần thực hiện rà soát dòng luân chuyển các nghiệp vụ của chu trình bán hàng - ghi nợ trong doanh nghiệp. Những giao dịch chủ yếu làm phát sinh khoản PTKH thường bao gồm bán hàng hóa, CCDC, NVL, TSCĐ, dịch vụ. Ngoài ra, số dư khoản PTKH còn phát sinh theo tiến độ hợp đồng xây dựng đối với các doanh nghiệp kinh doanh BĐS, những nghiệp vụ điều chỉnh hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu,... Để thực hiện được việc rà soát này, KTV sẽ tiến hành thủ tục “Rà soát từ đầu đến cuối (Walk- through)” đối với khoản phải thu phát sinh chủ yếu và thường xuyên của khách hàng.

32

Lưu Thanh Vân - 18A4020617 GVHD: ThS. Ngô Quang Tuấn

Đánh giá rủi ro phát hiện của khoản mục PTKH

Sau khi đánh giá được rủi ro phát hiện của khách hàng, KTV sẽ tiến hành thiết kế “thử nghiệm kiểm soát” và “thử nghiệm cơ bản”.

Thiết kế thử nghiệm kiểm soát: việc thiết kế xoay quanh bốn nội dung chính sau: thực hiện thử nghiệm kiểm soát không?, Chọn mẫu cho các thủ tục kiểm soát thế nào?, Thời điểm thực hiện? và Thực hiện như thế nào? Trong điều kiện KSNB của khách hàng không hiệu quả, KTV sẽ không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà đi ngay vào thực hiện thử nghiệm cơ bản với số lượng mẫu lớn.

Thiết kế thử nghiệm cơ bản: gồm hai loại thủ tục chính như sau

• Thủ tục cơ bản bắt buộc (Primary Substantive Procedures - PSPs): là thủ tục bắt buộc cho toàn bộ các tài khoản quan trọng trên BCTC, được thực hiện ở tất cả các cuộc kiểm toán.

• Các thủ tục cơ bản khác (Other Substantive Procedures - OSPs): là các thủ tục không bắt buộc phải thực hiện. Tùy vào mức độ rủi ro được đánh giá, KTV dựa vào xét đoán nghề nghiệp để quyết định có thực hiện thêm các thủ tục này không.

Một phần của tài liệu 591 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH ernst young thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w