Quy trình kiểm toán khoản mục phải thukhách hàng trong kiểm toán BCTC

Một phần của tài liệu 591 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH ernst young thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 32)

1.2.1 Vai trò, mục tiêu, căn cứ kiểm toán

1.2.1.1 Vai trò, mục tiêu của kiểm toán BCTC nói chung

a. Vai trò của kiểm toán BCTC nói chung

Kiểm toán BCTC là hoạt động của các KTV độc lập, có đủ năng lực và trình độ để tiến hành thu thập, đánh giá các bằng chứng kiểm toán liên quan đến BCTC của doanh nghiệp nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung thực, chính xác, hợp lý của BCTC để phù hợp với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập.

Ý kiến kiểm toán của KTV đóng một vai trò rất quan trọng đối với người sử dụng BCTC của doanh nghiệp. Một BCTC được KTV kết luận là trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu sẽ tạo cơ sở cho người sử dụng BCTC đưa ra các quyết định kinh tế một cách kịp thời, chính xác.

b. Mục tiêu, căn cứ của kiểm toán BCTC nói chung

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”- Ban hành theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính: mục tiêu tổng thể của kiểm toán BCTC là để “Đạt được sự

Lưu Thanh Vân - 18A4020617 GVHD: ThS. Ngô Quang Tuấn

đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không”.

KTV sẽ dựa vào các chứng từ, sổ sách thu thập được từ kế toán đơn vị để làm căn cứ kiểm toán. Ngoài ra các giấy tờ thu thập được từ các bên thứ ba như ngân hàng, đơn vị kiểm toán cũ, khách hàng của doanh nghiệp được kiểm toán cũng được dùng làm căn cứ khi thực hiện các thủ tục kiểm toán.

Sự đạt được các mục tiêu kiểm toán được thể hiện thông qua kết quả cuối cùng của cuộc kiểm toán, biểu hiện cụ thể bằng báo cáo kiểm toán và thư quản lý.

1.2.1.2 Vai trò, mục tiêu kiểm toán của kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng a. Vai trò của kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng

Giữa bối cảnh thị trường kinh doanh ngày càng mở rộng, hệ thống công nghệ thông tin phát triển mạnh và quan hệ kinh tế giữa các chủ thể cũng trở nên phức tạp hơn, các khoản nợ PTKH đang có xu hướng mở rộng về cả số lượng khách hàng nợ lẫn quy mô, giá trị các khoản nợ. Khoản mục PTKH thường chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trên tổng tài sản của doanh nghiệp, ảnh hưởng nhiều đến thông tin khác được trình bày trên BCTC.

Thông thường, việc bán hàng chịu thường thu hút được khách hàng do họ có thể chiếm dụng vốn trong một thời gian nào đó, nên đa số các doanh nghiệp sẽ thực hiện chính sách bán hàng ghi nợ, dẫn tới thực tế khoản mục phải thu khách hàng luôn có số dư lớn. Trên thực tế, khoản PTKH là khoản mục quan trọng và trọng yếu trên BCTC của doanh nghiệp, có liên quan đến nhiều khoản mục khác như doanh thu, hàng tồn kho, tiền, giá vốn hàng bán, thuế... Vì vậy, các sai phạm của khoản PTKH có thể ảnh hưởng và dẫn tới các sai phạm của các chỉ tiêu khác trên BCTC, bao gồm các chỉ tiêu phản ánh về tài sản, nguồn vốn cũng như những chỉ tiêu phản ánh về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xét trong cuộc kiểm toán, việc kiểm toán khoản mục PTKH không chỉ tác động đơn lẻ đến một yếu tố đang xác minh mà còn ảnh hưởng đến những phần hành kiểm toán khác, ví dụ dễ nhận thấy nhất là kiểm toán doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Kiểm toán khoản mục PTKH được đặt trong mối quan hệ bán hàng - thu tiền, thời điểm khi nhận doanh thu cũng là lúc kế toán được phép ghi nhận nợ PTKH. Chính vì vậy, các sai phạm do KTV phát hiện được khi kiểm toán khoản PTKH sẽ đưa ra những dấu hiệu về rủi ro cần lưu ý khi kiểm toán phần hành doanh thu. Đồng thời, các ước tính hoặc các chứng từ đã thu thập làm bằng chứng kiểm toán với khoản mục PTKH cũng có thể được tận dụng khi kiểm toán doanh thu.

Bên cạnh đó, kết quả của kiểm toán khoản mục PTKH cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến xét đoán của KTV khi kiểm toán các khoản mục khác như tiền và các khoản tương đương tiền, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính,... Kiểm toán khoản mục PTKH sẽ hỗ trợ một phần cho việc phân loại dòng tiền khi KTV thực hiện thủ tục khoản mục tiền. Ngoài ra, kiểm toán khoản mục PTKH cũng có tác động đến KTV khi kiểm toán các tài khoản chi phí. Việc trích lập dự phòng, xóa nợ phải thu không thu hồi được hay hoàn trích với khoản mục PTKH sẽ được hạch toán vào tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp; các khoản chiết khấu thanh toán, hỗ trợ lãi suất trả góp ngân hàng,... cho khách hàng hưởng sẽ hạch toán vào tài khoản chi phí tài chính trên báo cáo kết quả kinh doanh. Chính vì vậy, khi kiểm toán khoản mục PTKH xác minh được việc trích lập dự phòng các khoản nợ khó thu hồi và tính toán của các khoản chiết khấu thanh toán là hợp lý, chính xác, và đáng tin cậy, công việc kiểm toán các phần hành chi phí sẽ được giảm nhẹ.

Tóm lại, kiểm toán khoản mục PTKH trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào không những có vai trò làm sáng tỏ sự trình bày đáng tin cậy, hợp lý của khoản mục này, mà còn giúp bổ sung thông tin, hỗ trợ qua lại, kế thừa kết quả, và kiểm tra đối chiếu chéo với kiểm toán các khoản mục khác.

b. Mục tiêu, căn cứ kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng

Mục tiêu kiểm toán khoản mục PTKH bao gồm mục tiêu chungmục tiêu đặc thù. Mục tiêu chung là đánh giá số dư khoản mục PTKH có được trình bày trung thực,

Lưu Thanh Vân - 18A4020617 GVHD: ThS. Ngô Quang Tuấn

hợp lý và phù hợp với các nguyên tắc kế toán hiện hành hay không. Các mục tiêu cụ thể bao gồm:

Tính hiện hữu/ phát sinh: Ghi nhận khoản PTKH có thực, có chứng từ và bằng chứng hợp lệ. Ví dụ, khi ghi nhận tăng khoản PTKH thì phải dựa vào hóa đơn, phiếu xuất kho, vận đơn,...; việc ghi nhận giảm khoản phải thu phải dựa vào các chứng từ thanh toán như phiếu thu tiền, giấy báo có của Ngân hàng.

Tính đầy đủ: số dư PTKH phải được ghi nhận đầy đủ, không thiếu hoặc không ghi giá trị nhỏ hơn thực tế phát sinh. Số dư của khách hàng trên tài khoản nợ phải thu phải được ghi nhận đầy đủ và khớp với số trên sổ theo dõi công nợ chi tiết, với số trình bày trên Bảng cân đối kế toán.

Tính chính xác: các khoản PTKH phải được tính toán, cộng tổng và chuyển sổ chính xác.

Đánh giá và phân bổ: Khoản mục PTKH phải được ghi chép đúng đắn về giá trị ghi nhận và cả giá trị có thể thu hồi được. Cụ thể, nếu nợ PTKH có gốc ngoại tệ thì phải được quy đổi sang đồng tiền kế toán dựa trên tỷ giá mua của NHTM nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh. Các khoản PTKH phải được phân loại theo đúng đối tượng khách hàng, không bị ghi nhầm hoặc sai bản chất. Bên cạnh đó, các khoản nợ phải thu khó đòi cần được trích lập dự phòng một cách hợp lý và kịp thời.

Quyền và nghĩa vụ: Doanh nghiệp có quyền thu hồi các khoản mà khách hàng nợ mình. Đồng thời, đối với những khoản nợ có khả năng chỉ thu hồi được một phần hoặc không còn khả năng thu hồi, doanh nghi ệp phải trích lập dự phòng hoặc xóa sổ các khoản nợ này theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trình bày và công bố: Các khoản PTKH cần được trình bày rõ trên BCTC, ngoài ra doanh nghiệp cũng cần trình bày về khả năng thực tế có thể thu hồi của khoản mục này thông qua chỉ tiêu dự phòng nợ phải thu khó đòi ở trên BCTC.

Quy trình kiểm toán khoản mục PTKH thường gồm 3 giai đoạn cơ bản như sau:

• Giai đoạn lập kế hoạch và chuẩn bị kiểm toán

• Giai đoạn thực hiện kiểm toán

• Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Một phần của tài liệu 591 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH ernst young thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w