Vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình giáo dục trải nghiệm.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp cho học sinh lớp 5 (Trang 26 - 27)

hướng tích hợp đối với học sinh Tiểu học

1.3.1. Vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình giáo dục trải nghiệm. trải nghiệm.

Trong quá trình trải nghiệm, học sinh là trung tâm là chủ thể của hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, giáo dục trải nghiệm đòi hỏi học sinh phải có nhu cầu, hứng thú, sự tò mò với đối tượng trải nghiệm. Bởi vì chính sự hứng thú, tò mò sẽ trở thành động lực thúc đẩy các em tham gia vào quá trình trải nghiệm và tự trải nghiệm để tìm hiểu thế giới xung quanh. Cùng với học sinh, giáo viên là người dẫn dắt, hướng các em vào môi trường trải nghiệm, đồng thời là người quan sát, giúp đỡ và kiểm tra, hướng dẫn, hệ thống lại những kiến thức mà các em thu nhận được qua trải nghiệm.

Đối với học sinh, chương trình nhấn mạnh, hoạt động trải nghiệm ở cả ba cấp học là “hoạt động giáo dục bắt buộc”. Vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh trong khi tiến hành hoạt động này được khẳng định “học sinh dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kĩ năng sống khác” [7], [2].

Môi trường trải nghiệm là một yếu tố quan trọng và cần thiết trong quá trình trải nghiệm. Môi trường trải nghiệm phải khai thác được hết kinh nghiệm của học sinh; bảo đảm an toàn, đầy đủ đối tượng trải nghiệm để trẻ có thể tích cực chủ động, tương tác với môi trường.

1.3.2. Vai trò của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp đối với học sinh Tiểu học hướng tích hợp đối với học sinh Tiểu học

Hoạt động trải nghiệm theo hướng tích hợp liên quan đến tất cả các hoạt động văn hóa – thể dục, thể thao - giải trí - xã hội, ngoài giờ học trên lớp. Đây là một trong những sân chơi bổ ích và hấp dẫn học sinh tự nguyện tham gia theo nhu cầu, khả năng của bản thân. Đối với học sinh tiểu học, hoạt động trải nghiệm đóng vai trò rất quan trọng.

Thứ nhất, tham gia các hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp giúp học sinh giải tỏa căng thẳng trong học tập. Các hoạt động trải nghiệm mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, giúp học sinh năng động hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh cải thiện tốt chất lượng học tập cũng như trong các hoạt động khác.

Thứ hai, học tập trải nghiệm là quá trình liên tục bắt nguồn từ kinh nghiệm để tạo ra tri thức. Có nghĩa là nguồn gốc những kiến thức mà trẻ có được xuất phát từ thực hành chứ không phải là một lý thuyết. Từ những kinh nghiệm đã có kết hợp với những gì mà các em cảm nhận được bằng các giác quan để xây dựng một kiến thức mới hoặc mở rộng kiến thức của bản thân các em chứ không phải chỉ là ghi nhớ những gì các em thấy.

Thứ ba, hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành các kĩ năng sống cơ bản, thói quen sinh hoạt tích cực trong cuộc sống hằng ngày, nền nếp học tập ở nhà cũng như ở trường; biết tuân thủ các nội quy, quy định; bắt đầu có định hướng tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức làm việc nhóm, ý thức tham gia hoạt động lao động, hoạt động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng; bước đầu biết cách tổ chức một số hoạt động đơn giản, làm quen và hình thành hứng thú với một số nghề gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp cho học sinh lớp 5 (Trang 26 - 27)