Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp bằng hình thức tổ chức trò chơi học tập

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp cho học sinh lớp 5 (Trang 45 - 48)

8 66,6 72 16,6 72 16,66 Chỉ tổ chức với các bài học

2.2.1. Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp bằng hình thức tổ chức trò chơi học tập

bằng hình thức tổ chức trò chơi học tập

2.2.1.1. Mục đích, yêu cầu

Trò chơi học tập là phương pháp dạy học tích cực, giúp học sinh có hứng thú và tích cực - chủ động trong quá trình học tập, đặc biệt là học tập môn Toán. Trò chơi học tập giúp quá trình học tập của các em bớt căng thẳng hơn. “Học mà chơi – chơi mà học” thông qua hoạt động chơi học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhất. Những kiến thức được củng cố và khắc sâu một cách vững chắc. Qua đó, học sinh hình thành những kiến thức, kĩ năng cần thiết.

Khi lựa chọn một trò chơi học tập cần đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, phù hợp với năng lực, trình độ nhận thức và đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học. Trò chơi phải hấp dẫn, lôi cuốn, tạo hứng thú cho học sinh khi tham gia, tạo không khí hào hứng, sôi nổi trong lớp học. Ngoài ra, để trò chơi phát huy hiệu quả tối đa người giáo viên cần đảm bảo sự đa dạng của các trò chơi trong khi tổ chức. Những trò chơi được lựa chọn cần đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém và phù hợp với điều kiện lớp học, nhà trường. Đảm bảo nội dung trong sáng, mang tính giáo dục cao. Để tổ chức một trò chơi học tập đảm bảo mục tiêu đã đề ra, giáo viên cần đảm bảo cho học sinh nắm vững tên gọi, cách chơi, luật chơi,… của trò chơi. Đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình tham gia. Học sinh tham gia một cách tự nguyện, tự giác, không bị gò bó, ép buộc.

2.2.1.2. Quy trình thiết kế:

Trò chơi học tập có thể được thiết kế theo quy trình sau: - Bước 1: Xác định mục tiêu trò chơi

Trước khi xây dựng một trò chơi học tập, người giáo viên cần chỉ ra được bài toán của nhiệm vụ nhận thức được yêu cầu đối với học sinh. Giáo viên phải trả lời được câu hỏi: "Học sinh học được những gì thông qua trò chơi này ?". Chỉ khi nào xác định được mục đích của trò chơi thì mới có thể xây dựng một trò chơi có ý nghĩa. Một trò chơi không hướng tới một mục đích cụ thể nào sẽ không thể đạt được hiệu quả trong việc đưa trò chơi đó vào quá trình học tập và giảng dạy.

- Bước 2: Lựa chọn tình huống chơi

Giáo viên cần phải suy nghĩ để chọn ra những tình huống chơi sao cho gần gũi với cuộc sống của các em, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học, đồng thời phải đảm bảo tính sinh động, gây hứng thú và kích thích sự mong muốn tham gia chơi của học sinh. Tình huống chơi là cơ sở quan trọng để đặt tên trò chơi. Tên trò chơi phải hấp dẫn, lôi cuốn các em để các em hăng hái tham gia ngay từ những phút đầu tiên của trò chơi.

- Bước 3: Xây dựng luật chơi và hành động chơi

Giáo viên phải mô tả được những quy định của trò chơi (luật chơi), hình thức tổ chức chơi (cá nhân, nhóm hay cả lớp), hoạt động của giáo viên và của học sinh trong khi chơi phải phù hợp với tình huống đã được chọn. Trong luật chơi và hành động chơi cần nêu ra được cách chơi, hiệu lệnh, phần việc và cách thức làm việc. Những quy định của trò chơi (thời gian kết thúc trò chơi hay mỗi phần của trò chơi, cách cho điểm, đánh giá) phải cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu để các học sinh hiểu và trong quá trình chơi sẽ không bị phạm luật.

- Bước 4: Dự kiến đồ dùng trong khi chơi

Dựa vào nội dung trò chơi, giáo viên dự kiến những đồ dùng cần thiết để đáp ứng đầy đủ cho việc tổ chức chơi giúp việc tổ chức trò chơi được tiến hành một cách hiệu quả và đạt được những mục tiêu đã đề ra. Việc sử dụng đồ dùng trong khi chơi khá quan trọng trong việc hấp dẫn, lôi cuốn các em tham gia vào trò chơi. Đồ dùng đẹp, sinh động sẽ kích thích được hứng thú, trí tò mò, muốn khám phá của các em trong khi tham gia trò chơi.

- Bước 5: Biên tập trò chơi, tổ chức chơi thử và điều chỉnh nếu cần thiết

Để học sinh hiểu rõ luật chơi, cách thức chơi và từ đó sẽ đạt được hiệu quả cao nhất. Khi các em gặp những khó khăn trong quá trình chơi, giáo viên sẽ có những điều chỉnh kịp thời, đúng lúc để các em dễ dàng tham gia.

Cách tiến hành:

Để nâng cao hiệu quả sử dụng trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 5, giáo viên có thể thực hiện theo quy trình sau:

- Giai đoạn 1: Lựa chọn trò chơi

Bước 1: Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt của hoạt động định tổ chức trò chơi

Trước khi lựa chọn một trò chơi giáo viên cần xác định rõ trò chơi nhằm hình thành, phát triển tri thức, củng cố tri thức hay luyện tập kỹ năng, kỹ xảo, những tình cảm thái độ nào.

Bước 2: Lựa chọn trò chơi phù hợp với yêu cầu, mục tiêu cần đạt được

Khi lựa chọn Trò chơi cần đảm bảo phù hợp với những yêu cầu, mục tiêu cần đạt được của bài học. Bên cạnh đó, các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất như không gian lớp học, các phương tiện và đồ dùng dạy học cũng phải phù hợp.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp cho học sinh lớp 5 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)