- Đi tập trung theo đoàn.
2.2.4. Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp bằng hình thức viết báo hoặc tạp chí, truyện tranh về toán học
bằng hình thức viết báo hoặc tạp chí, truyện tranh về toán học
2.2.4.1. Mục đích, yêu cầu
Cùng với sự phát triển của công nghệ, văn hóa đọc cũng dần thay đổi, thay vì đọc một cuốn truyện dày, một cuốn tạp chí nhiều chữ, những sản phẩm mang nội dung ngắn gọn, hình ảnh minh họa sống động, tươi mới và
thông điệp dễ hiểu được các em nhỏ nhiệt tình đón nhận. Đó cũng là lý do vì sao mà báo ảnh, tạp chí có sự kết hợp tinh tế giữa hình ảnh và chữ viết hay truyện tranh ngày càng được nhiều bạn trẻ yêu thích, đặc biệt là các em học sinh. Tùy vào đặc thù của tác phẩm, họa sĩ thiết kế có thể thỏa sức thể hiện ý tưởng bằng cách biên tập lại cốt truyện dựa trên một câu chuyện toán học yêu thích, một đề bài toán hay, hoặc tự mình sáng tác cả nội dung và hình ảnh đồ họa để tạo nét riêng cho tác phẩm của mình.
Sử dụng hình thức này trong dạy học môn Toán là cần đảm bảo những cách thức đáp ứng tốt việc hỗ trợ dạy học cho học sinh tiểu học: Sự sinh động, bắt mắt của các hình ảnh trong các bức tranh tạo nên sức hấp dẫn và yếu tố tâm lí tốt để học sinh chủ động tiếp cận tài liệu học tập với sự tích cực, hứng khởi cao nhất; Sự kết hợp các yếu tố trực quan gắn với nội dung các câu chuyện, các tình huống thực tiễn gần gũi trong đời sống hàng ngày của các em gây cho cáo em sự tích cực, chủ động tiếp cận nội dung tài liệu; Các ý tưởng, nội dung toán học được cài đặt hợp lí trong các câu chuyện có tác dụng tốt trong việc dẫn dắt học sinh tiếp cận, tìm hiểu kiến thức về môn Toán; Các kiến thức môn Toán được cài đặt trong nội dung của các câu truyện dưới dạng mô tả hay tình huống có vấn đề đòi hỏi phương án giải quyết của các nhân vật trong truyện tranh có tác dụng kích thích sự tò mò và tư duy phản biện của học sinh; Các tình huống trong truyện gần gũi với đời sống thường nhật của học sinh giúp các em gắn kiến thức với thực tiễn cuộc sống tốt hơn, làm cho kiến thức sống động và hữu ích đối với học sinh trong việc hình thành, phát triển các năng lực, phẩm chất; Việc cài đặt quan điểm về tích hợp, liên môn trong môn Toán có điều kiện thực hiện thông qua sự phong phú hóa của các yếu tố bổ trợ cho cốt chuyện
2.2.4.2. Tiến hành:
Lựa chọn hợp lí kênh hình, kênh chữ, âm thanh,…đi kèm cùng cốt truyện phù hợp với từng giai đoạn phát triển khả năng ngôn ngữ, đọc, viết của
học sinh. Hình ảnh cài đặt trong truyện phải sinh động, bắt mắt phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học.
Tăng sự chú ý, sự hứng thú của học sinh với bài học, với môn Toán.
Học sinh chủ động tiếp cận, tìm kiếm các tài liệu liên quan tới môn học với sự tích cực, hứng thú.
Phát triển năng lực tư duy, khả năng ngôn ngữ cho học sinh.
Tích hợp các kiến thức học sinh ngoài tiếp nhận kiến thức môn Toán còn giáo dục học sinh các phẩm chất đạo đức và kiến thức các môn học khác.
Các bước xây dựng truyện tranh.
- Bước 1: Xác định mục tiêu của chủ đề môn Toán (về kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập), giai đoạn phát triển ngôn ngữ, khả năng đọc, viết của học sinh. - Bước 2: Xác định các kiến thức, kĩ năng cốt yếu trọng tâm cần nhấn mạnh cho học sinh từ chủ đề môn học.
- Bước 3: Tìm các kí hiệu, thuật ngữ toán học, hình vẽ,… có tính chất “từ khóa” và tiềm năng cho việc gắn kiến thức chủ đề toán đó vào thực tiễn các hoạt động sống của học sinh; dự kiến những khó khăn, sai lầm học sinh sẽ vướng mắc trong học tập chủ đề đang xét của môn Toán.
- Bước 4: Tìm kiếm tình huống, bối cảnh tiềm năng cho việc xây dựng nội dung cốt truyện chứa đựng các thuật ngữ vừa phản ánh các kí hiệu, thuật ngữ toán học có tính chất “từ khóa” của chủ đề, vừa đảm bảo mang tính tích hợp. - Bước 5: Lựa chọn mức độ kênh hình,chữ, âm thanh phù hợp và viết, chỉnh sửa theo các yêu cầu đã xác định.
Ví dụ 1:
Tí, Suti về nhà, mẹ đang nấu cơm( bối cảnh nhà Tí và Suti) Tí: Con chào mẹ ạ( rồi lên phòng)
Suti (lại chỗ mẹ): Con chào mẹ ạ. Mẹ: Hôm nay con đi học có vui không? Suti: Vui lắm ạ.
Mẹ: Mẹ định mua xe đạp mini cho hai anh em con
Suti: zee, con cảm ơn mẹ, mẹ thật tuyệt vời ông mặt trời. Nhưng mẹ ơi, chiếc xe đó có giá là bao nhiêu hả mẹ?
Mẹ: Nó có giá là 1700000 đồng con ạ, nhưng bây giờ đang có chương trình khuyến mãi giảm giá 15% nhân lễ kỉ niệm 20 năm thành lập cửa hàng. Bây giờ con đoán xem sau khi giảm 15% thì giá của chiếc xe là bao nhiêu?
Suti: Dạ, mẹ đợi con một lát ạ ( Suti chạy lên phòng Tí).
Sutin: Anh Tí ơi, anh tính giúp em bài toán này nha, 1700000 mà giảm đi 15% thì còn lại bao nhiêu tiền, khó quá em không làm được?
Tí: Được, nhưng em phải cho anh hai chiếc kẹo mút Suti: Nhiều vậy, một chiếc được không anh?
Tí: Không được vì anh phải đưa bạn anh phân nửa để nó làm. Suti: Thôi cũng được anh nhờ bạn anh đi.
( Tí chạy sang nhà Biết Tuốt)
Tí: Biết tuốt à, mẹ tớ định mua xe cho hai anh em tớ, cái xe có giá 170000 đồng nhưng bây giờ giảm 15% thì còn lại bao nhiêu tiền, tớ sẽ chia cho cậu 1 chiếc kẹo mút vị soda coi như trả công cho cậu
Biết tuốt: Được, dễ mà, chiếc xe sẽ có giá là 1445000 đồng. Tí: Sao cậu tính hay vậy?
Biết tuốt: Thì cậu nhẩm tính là ra mà, tớ tính cho cậu xem nhé
Xem giá chiếc xe đạp lúc đầu là 100%, sau khi giảm giá còn lại số phần trăm là: 100% - 15% = 85%
1700000 x 85 : 100 = 1445000 đồng
Tí: À, ra là vậy, tớ cảm ơn cậu nhé, tớ về đây. (Tí về nhà và giải thích cho em Sutin hiểu)
Ví dụ 2:
Bối cảnh nhà trọ của Nôbita. Hôm nay Nobita có cuộc hẹn với mẹ ở quán 57 Cafe, Nôbita mặt buồn rười rượi đi từ cổng vào.
Doremon: Sao? Mẹ lại lỡ hẹn với cậu à?
Nobita: Ừ, lần nào mẹ cũng lỡ hẹn, tớ ghét mẹ lắm, huhu... Doremon: Cậu ghét mẹ thật à?
Nobita: Ừ, ghét kinh khủng, mẹ gì mà lần nào cũng đến muộn
Doremon: Vậy thì...hehe...Cậu ăn kẹo đi cho hạ hỏa này, đây là kẹo kiềm chế tức giận đấy
Nobita: Tuyệt vời
(Ở nhà, mẹ Nobita bây giờ mới để ý đến đồng hồ đã điểm 12 giờ và bắt đầu đi từ nhà đến quán 57 Cafe)
Doremon: Thế mẹ thường gặp cậu khi nào? Nobita: Buổi trưa chủ nhật mỗi tuần
Doremon: Thế lần đầu mẹ đến đó lúc mấy giờ?
Nobita: Mẹ đến lúc 12 giờ 30 phút, nhưng lúc đó tớ đợi mãi không thấy mẹ và tớ đã về nhà
Doremon: Chắc mẹ giận lắm nhỉ? Thế còn lần thứ hai thì sao?
Nobita : Nghĩ đến thôi đã thấy bực mình, mẹ còn đến muộn hơn lần trước, tận 13 giờ 30 phút mẹ mới đến. Đợi mẹ lâu quá nên tớ đã ăn cơm ở quán và bảo bác chủ quán là lát mẹ đến trả tiền vì bác chủ quán là người quen của mẹ. Doremon: Vậy là lần này mẹ đến không gặp cậu và phải trả tiền ăn cho cậu. Hahahahaha...
Nobita: Cười gì chứ? Cậu có biết buổi hẹn lần thứ ba sao không? Doremon: Lại nữa sao? Mấy giờ mẹ đến?
Doremon:Thế mẹ đến đó lúc mấy giờ?
Nobita: 16 giờ 00, chủ nhật tuần tới tớ lại có hẹn với mẹ, tớ nghĩ lần này mẹ lại đến muộn nữa cho coi
Doremon: Cậu thử đoán xem lần này mấy giờ mẹ đến?
Nobita: Ừ, để nghĩ coi. Lần 1 mẹ đến muộn 30 phút, lần thứ hai mẹ cũng đến muộn (30 + 50) phút, lần tiếp theo mẹ đến muộn tận (30 + 50 + 70) phút. Vậy là lần sau bao giờ mẹ cũng đến muộn hơn lần trước 20 phút. Tớ nghĩ lần này mẹ sẽ đến muộn tận ( 30 + 50 + 70 + 90) phút. Vậy thì...mẹ sẽ đến lúc 17 giờ 50 phút.(Và kết quả là buổi hẹn đó, mẹ đã đến gặp Nobita lúc 17 giờ 50 phút). Dưới đây là tập truyện minh họa cho câu chuyện trên: