Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp bằng hình thức tổ chức các cuộc thi, hội th

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp cho học sinh lớp 5 (Trang 62 - 66)

- Đi tập trung theo đoàn.

2.2.3. Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp bằng hình thức tổ chức các cuộc thi, hội th

bằng hình thức tổ chức các cuộc thi, hội thi

2.2.3.1. Mục đích, yêu cầu

Hội thi, cuộc thi là một trong những hình thức trải nghiệm kích thích các em tích cực tìm tòi, khám phá, tiếp thu, rèn luyện và thể hiện nặng lực hành động, năng lực hiểu biết của cá nhân về một chủ đề nhất định, đạt những chỉ tiêu nhất định do ban tổ chức hội thi, cuộc thi đặt ra.

Hội thi là một trong những phương thức hoạt động hấp dẫn nhằm bồi dưỡng, rèn luyện cho các em học sinh về truyền thống, phẩm chất đạo đức, kỹ năng,... khi có những vấn đề do cuộc sống đặt ra hay do nhiệm vụ học tập lao động, công tác nhiệm vụ chính trị ở trường học, địa phương đòi hỏi. Hội thi là môi trường giao lưu, học hỏi tạo cơ hội cho các em bộc lộ năng khiếu, năng lực và kiểm nghiệm khả năng trình độ của mình về một vấn đề nào đó, từ đó góp phần điều chỉnh nhận thức, hành vi của mình trong học tập, lao động và trong cuộc sống hàng ngày. Hội thi còn là diễn đàn để học sinh bày tỏ quan điểm, nhận thức, tình cảm của mình về các vấn đề mà các em quan tâm (theo chủ đề của cuộc thi, hội thi). Thông qua đó giáo viên, nhà trường. các cấp, các ngành, các đoàn thể và toàn xã hội thấy rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp giáo dục.

Thông qua một số hoạt động trong cuộc thi, học sinh được hình thành, rèn luyện một số kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Các cuộc thi là một nơi mà các em thể hiện và khẳng định bản thân mình trước mọi người. Các em được rèn khả năng giao tiếp, sự tự tin, thuyết trình trước đám đông. Ngoài ra, với các hoạt động nhóm, tập thể đòi hỏi sự đoàn kết, làm việc nhóm hiệu quả giúp học sinh biết cách hợp tác, phân công công việc, nhiệm vụ của từng cá nhân trong tập thể một cách hợp lý.

2.2.3.2. Các tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị

Xây dựng kế hoạch hội thi: kế hoạch phải thật chi tiết, xác định rõ chủ đề hội thi, mục đích yêu cầu, qui mô thời gian, địa điểm, đối tượng thành phần dự thi: Các nội dung chính của hội thi, thể lệ cuộc thi; Ban tổ chức, Ban giám khảo hội thi; các giải thưởng hội thi và các biện pháp thực hiện.

Báo cáo chủ trương, kế hoạch hội thi với ban giám hiệu nhà trường. Tranh thủ sự ủng hộ, trợ giúp kinh phí, vật chất và các điều kiện khác của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội. Triệu tập cuộc họp, quán triệt chủ trương phổ biến kế hoạch, bàn biện pháp thực hiện.

Tập thể, các nhóm và cá nhân học sinh tham gia hội thi tiến hành họp bàn biện pháp thực hiện. Tổ chức tập dượt theo nội dung hội thi. Quán triệt nội qui và thể lệ cuộc thi cho các đối tượng tham gia hội thi. Tuỳ thuộc vào tính chất và yêu cầu của hội thi mà ban tổ chức cuộc thi có thể tiến hành tập dượt kỹ thuật, những kiến thức cơ bản, cần thiết cho các em học sinh tham gia hội thi để đảm bảo chất lượng và sự thống nhất trong quá trình thực hiện các nội dung của hội thi. Chọn địa điểm, thời gian thích hợp với chủ đề của hội thi. Xây dựng, duyệt và thực hiện trang trí đảm bảo nêu bật được chủ đề, tính hấp dẫn của hội thi. Thiết kế chương trình công diễn của hội thi, tổ chức tổng duyệt (nếu thấy cần thiết) hoặc phổ biến cho các đối tượng dự thi để có kế hoạch thực hiện theo đúng kịch bản.

Bước 2: Tổ chức

Hội thi có thể tiến hành qua các vòng: vòng loại, vòng sơ khảo và vòng chung khảo là thời điểm thể hiện kết quả của từng thí sinh (đơn vị) về các nội dung dự thi. Để hội thi đạt kết quả cao cần chú ý các vấn đề sau:

- Ổn định tổ chức bằng văn nghệ chào mừng hoặc một số bài hát tập thể hay cá nhân.

- Người dẫn chương trình tự giới thiệu, giới thiệu Ban giám khảo và điều khiển thực hiện nội dung theo kịch bản.

- Các thí sinh tham gia thực hiện các nội dung của hội thi

- Công bố kết quả và trao giải thưởng cho những thí sinh, tập thể đoạt giải. - Bế mạc hội thi

2.2.3.3. Những điểm cần lưu ý

Những cuộc thi, hội thi được tổ chức phải thật sự là sân chơi của mỗi học sinh. Giáo viên cần tổ chức dựa trên những mong muốn, nguyện vong và tinh thần tự giác của học sinh, giáo viên không ép buộc học sinh tham gia.

Không tổ chức những cuộc thi mang tính hình thức. Những cuộc thi mở ra phải nhằm mục đích giúp học sinh rèn luyện, học tập, mở rộng, củng cố những kiến thức và kĩ năng cần thiết. Tổ chức những cuộc thi phù hợp với nội dung, kiến thức, trình độ, tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học.

Tổ chức những cuộc thi, hội thi phù hợp với điều kiện kinh tế, không gian, thời gian của học sinh, giáo viên và nhà trường. Có thể kết hợp tổ chức với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức ngoài nhà trường.

2.2.3.4. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cuộc thi: “Em làm vườn giỏi”

* Mục đích: Thông qua hoạt động học sinh được củng cố kiến thức về hình học, cách tính diện tích của một số hình đã học. Đồng thời cung cấp kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế về trồng trọt đặc biệt là trồng các loại cây rau, cây hoa, cây thuốc nam,…Gây hứng thú học tập và kích thích tình yêu môn Toán cho các em, rút ngắn khoảng cách giữa lí thuyết và thực hành trong việc học môn Toán của học sinh.

* Cách tiến hành:Tổ chức thi đua giữa các lớp

Phần 1: Các đội thi (các lớp) sẽ trồng các loài cây, loài hoa sưu tầm được theo những hình dạng khác nhau sao cho thật đẹp và độc đáo, phù hợp với cảnh quan môi trường giáo dục, trường học.

- Phần 2: Các đội sẽ phải trồng một luống hoa theo đúng yêu cầu của ban tổ chức đưa ra:

+ Làm một vườn hoa với diện tích 30m2 trở lên, tiến hành trồng các loại hoa phù hợp với cảnh quan môi trường giáo dục, trường học.

+ Làm một vườn thuốc nam với diện tích 20m2 trở lên, trong đó trồng các loại thuốc nam quen thuộc và có tác dụng chữa được một số bệnh thường gặp. Ở phần này giáo viên chủ nhiệm phải giúp các em hiểu biết thêm về truyền thống tốt đẹp của dân tộc: yêu lao động, yêu cây cối, thiên nhiên tươi đẹp. Biết chăm sóc hoa màu và các loại cây cối theo sự phát triển và thời vụ, biết trân trọng những giá trị và những thành quả mà người lao động tạo nên.

Học sinh biết đo đạc và tính toán diện tích khu vườn theo yêu cầu, biết chia khoảng cách giữa các luống, có năng lực lao động, sử dụng một số công cụ hàng ngày như: cuốc, xẻng, liềm, thùng nước…Hiểu biết thêm về tác dụng của các loại phân hoá học như: Đạm, Lân, Ka-li, và phân chuồng. Biết được vai trò quan trọng của nước đối với cây cối và con người. Có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội; tích cực tham gia hoạt động tập thể, lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Cuối mỗi tuần, ban chỉ đạo sẽ có đánh giá cụ thể cho hoạt động, rút kinh nghiệm trong tuần học tiếp theo.

- Đội nào có vườn rau đẹp nhất và trồng theo đúng yêu cầu của ban tổ chức sẽ giành chiến thắng.

Ví dụ 2:

Cuộc thi “Tam sao thất bản”

*Mục đích: Luyện tập cách mô tả các hình và quan hệ vị trí bằng lời. *Chuẩn bị:

Bảng, phấn viết, một số hình vẽ trên giấy, các mảnh ghép của các hình mà học sinh được học trong chương trình toán như: hình tròn, hình tam giác, hình vuông,….

Hai đội chơi. Mỗi đội có ít nhất 3 người, người thứ nhất cầm tờ giấy có hình vẽ sau đó người đó mô tả bằng lời cho người thứ hai, người thứ hai nghe và truyền đạt lại cho người thứ ba, người thứ ba căn cứ vào lời mô tả để vẽ hình lên bảng. Đội nào có hình vẽ giống hình vẽ trên tờ giấy là thắng cuộc.

* Chú ý luyện cho học sinh sử dụng các câu có thuật ngữ về quan hệ vị trí, như: Vẽ hình tam giác ở góc dưới bên phải hình chữ nhật, vẽ hình chữ nhật ở bên dưới hình tròn …

Ví dụ 3: Em làm kỹ sư xây dựng

*Mục đích:

Học sinh biết đo đạc, tính toán chu vi, diện tích các hìn.Ứng dụng các phép toán liên quan đến chu vi, diện tích vào cắt, ghép các hình để thành một ngôi nhà cho vật nuôi. Bên cạnh đó, học sinh có kĩ năng tính toán nhanh và chính xác các phép tính liên quan đến chu vi và diện tích,phát triển khả năng nhận dạng hình học,cắt, ghép hình của học sinh. Mặt khác, học sinh có kĩ năng thuyết trình, giới thiệu sản phẩm, phát triển kĩ năng hợp tác nhóm, giao tiếp và giải quyết vấn đề, kích thích tính tích cực, sáng tạo ở học sinh.

*Chuẩn bị:

Bìa cứng, bút, thước, kéo, keo dán, băng dính, các mảnh ghép của các hình mà học sinh được học trong chương trình toán như: hình tròn, hình tam giác, hình vuông,….

* Cách tiến hành:

Học sinh sử dụng các hình bằng bìa cứng đã chuẩn bị để lắp ghép tạo thành nhà ở cho thú cưng, nhóm nào nộp bài sớm, có ý tưởng đáo, sản phẩm đẹp mắt thì nhóm đó sẽ thắng cuộc.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp cho học sinh lớp 5 (Trang 62 - 66)