Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp bằng hình thức đi tham quan, dã ngoạ

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp cho học sinh lớp 5 (Trang 55 - 59)

- Giai đoạn 2: Chuẩn bị tổ chức trò chơ

b) Dạng trò chơi truyền thống

2.2.2. Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp bằng hình thức đi tham quan, dã ngoạ

bằng hình thức đi tham quan, dã ngoại

2.2.2.1. Mục đích, yêu cầu

Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy… ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em. Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp

đối với học sinh như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được tổ chức ở nhà trường phổ thông là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan các công trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các Viện bảo tàng; Dã ngoại theo các chủ đề học tập; Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo…

2.2.2.2. Các tiến hành

Xây dựng kế hoạch đi tham quan, dã ngoại: kế hoạch phải thật chi tiết, mục đích yêu cầu, chuẩn bị, qui mô thời gian, địa điểm, đối tượng thành phần tham gia. Báo cáo chủ trương, kế hoạch với ban giám hiệu nhà trường. Tranh thủ sự ủng hộ, trợ giúp kinh phí, vật chất và các điều kiện khác của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội. Triệu tập cuộc họp, quán triệt chủ trương phổ biến kế hoạch, bàn biện pháp thực hiện.

Tập thể, các nhóm và cá nhân học sinh tham gia hoạt động đi tham quan, dã ngoại tiến hành họp bàn biện pháp thực hiện. Quán triệt nội qui cho các đối tượng tham gia hoạt động. Tuỳ thuộc vào tính chất và yêu cầu của hoạt động mà ban tổ chức có thể tiến hành phổ biến, trang bị những kiến thức cơ bản, cần thiết cho các em học sinh tham gia để đảm bảo chất lượng và sự thống nhất trong quá trình thực hiện các nội dung của hoạt động. Chọn địa điểm, thời gian thích hợp, xây dựng, thiết kế chương trình của chuyến tham quan, dã ngoại.

2.2.2.3. Những điểm cần lưu ý

Tổ chức hoạt động phải thật mang lại hứng thú và để lại ấn tượng sâu sắc cho mỗi học sinh. Giáo viên cần tổ chức dựa trên những mong muốn, nguyện vong và tinh thần tự giác của học sinh, giáo viên không ép buộc học sinh tham gia.

Không tổ chức những chuyến đi chỉ mang tính hình thức. Những chuyến đi mở ra phải nhằm mục đích giúp học sinh rèn luyện, học tập, mở rộng, củng cố những kiến thức và kĩ năng cần thiết. Tổ chức cho học sinh viết báo cáo thu hoạch sau chuyến đi phù hợp với nội dung, kiến thức, trình độ, tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học.

Tổ chức chuyến đi phải phù hợp với điều kiện kinh tế, thời gian của học sinh, giáo viên và nhà trường. Có thể kết hợp tổ chức với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức ngoài nhà trường.

2.2.2.4. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: KẾ HOẠCH : Tổ chức tham quan dã ngoại hướng về cội nguồn (Dành cho học sinh lớp 5)

* Mục đích, yêu cầu: Mục đích:

– Giúp học sinh được đi tham quan dã ngoại, giao lưu nhằm nâng cao sự hiểu biết của mình về quê hương đất nước và biết thêm các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử tại quê hương Phú Thọ, góp phần trong hoạt động xây dựng phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

– Tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho trẻ, giúp trẻ thêm gắn bó với cô giáo, bạn bè cũng như có được những sân chơi bổ ích, thiết thực; giúp trẻ phát triển tốt khả năng tư duy, sáng tạo; hình thành cho trẻ tình yêu đối với nét văn hóa truyền thống của dân tộc;

Yêu cầu:

– Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để buổi tham quan diễn ra thật thoải mái, vui vẻ, an toàn, tiết kiệm và tạo dấu ấn tốt đẹp, thực sự là một ngày hội đối với thầy và trò Trường Tiểu học Đoan Hạ, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. – Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh, phụ huynh, cán bộ và giáo viên nhân viên.

– Tham quan tại ba địa điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử tại thành phố Việt Trì, cụ thể:

+ Tham quan đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành một trăm người con.

+ Tham quan đền Trung: Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.

+ Tham quan đền Thượng: Đền được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh

+ Tham quan cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Hùng.

+ Thăm quan lăng Hùng Vương: Tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ sáu. Lăng mộ nằm ở phía đông đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam,…ngoài ra còn tham quan một số địa điểm khác thuộc quần thể di tích lịch sử Đền Hùng.

* Chuẩn bị:

– Chuẩn bị mũ, ô che nắng quần áo phù hợp với thời tiết cho học sinh – Nước uống, sữa, hoa quả

– Một số thuốc thông thường, bông băng, dầu gió… * Thành phần

– Học sinh khối lớp 5

– Hội trưởng, hội phó hội phụ huynh của các lớp

– Giáo viên chủ nhiệm,đại diện ban giám hiệu nhà trường. * Thời gian, lịch trình tiến hành

– Thời gian: Một ngày – Lịch trình:

+ 6h00 phút xe đón học sinh, phụ huynh, giáo viên tại sân trường. + 8h15 phút dâng hương, sau đó đi thăm quan khu di tích lịch sử

+ 9h15 phút di chuyển đến thăm quan đền Hạ; dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ; tham quan di tích, chụp ảnh lưu niệm theo hướng dẫn của người dẫn chương trình và Trưởng đoàn.

+ 10h30 phút cả đoàn di chuyển đến tham quan đền Trung. Nghỉ trưa tại và ăn uống tại chỗ

+ 14h tham quan đền Thượng và lăng Vua Hùng, chụp ảnh lưu niệm theo hướng dẫn của Trưởng đoàn và phó trưởng đoàn.

+ 15h30 phút cả đoàn lên xe di chuyển về trường, kết thúc chuyến thăm quan. + Toàn thể giáo viên và phụ huynh quan tâm, bao quát học sinh để phòng tránh tai nạn thương tích đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ trong buổi tham quan, dã ngoại

* Sau buổi tham quan giáo viên yêu cầu học sinh viết bài thu hoạch:

- Ô tô dự kiến đi từ trường đến khu di tích lịch sử Đền Hùng với vận tốc 45km/h và đến đó lúc 8h15 phút. Nhưng do trời trở gió mỗi giờ xe chỉ đi được 35km/h và đến khu di tích lịch sử Đền Hùng chậm 40 phút so với dự kiến. - Vì bận công việc nên cô hiệu trưởng không thể xuất phát cùng đoàn. Vì vậy cô quyết định thuê một chiếc Taxi của hãng Nam Cường và xuất phát từ cổng trường Đại Học Hùng Vương đến khu di tích lịch sử Đền Hùng để tham quan với quãng đường là 23km. Nếu tiền cước được tính như sau:

Mức 1: Giá mở cửa (800km đầu tiên), mức 2 từ sau mở cửa đến km thứ 15, mức 3 từ km thứ 16 đến km thứ 30, mức 4 trên 30km. Giá mỗi km ở mức 2 đắt hơn mức 1 là 300 đồng, giá mỗi km ở mức 3 rẻ hơn giá ở mức 2 là 500 đồng, giá mỗi km ở mức 4 rẻ hơn mức 3 là 800 đồng, biết số tiền cô trả cước là 260260 đồng (đã bao gồm thuế vat). Hỏi giá mở cửa là bao nhiêu?

Ví dụ 2:

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp cho học sinh lớp 5 (Trang 55 - 59)