Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp cho học sinh lớp 5 (Trang 81 - 87)

- Đi tập trung theo đoàn.

3.5.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.5.4.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận định tính thông qua quan sát, thăm dò ý kiến giáo viên dạy thử nghiệm và ý kiến học sinh. Chúng tôi đã thu được kết quả khảo sát mức độ hứng thú của học sinh của hai lớp đối chứng và thực nghiệm như sau:

Bảng 8: Mức độ hứng thú của học sinh Lớp SL Mức độ Rất thích Thích Bình thường Không thích SL % SL % SL % SL % TN 5A 32 25 78,13 7 21,88 0 0 0 0 ĐC 5B 30 9 30 15 50 6 20 0 0

Học sinh có hứng thú rất thích và thích ở lớp thực nghiệm là 100%, với mức độ rất thích là 78, 13%. Trong khi đó, tỉ lệ % số học sinh rất thích ở lớp đối chứng chỉ là 30%.

Lớp thực nghiệm không có học sinh nào ở mức độ hứng thú bình thường hoặc không thích nhưng ở lớp đối chứng, tỉ lệ này vẫn chiếm 20%.

Ngoài ra, kết quả đánh giá định tính còn được đánh giá tổng hợp qua một số tiêu chí ở bảng sau:

Bảng 9: Kết quả đánh giá định tính của hai lớp đối chứng và

thực nghiệm

Tiêu chí đánh giá Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

SL % SL %

Học sinh hăng hái giơ tay phát biểu xây

dựng bài 18 60 26 81,25

Học sinh tích cực, chủ động trong giờ học 19 63,33 25 78, 13 Học sinh giải quyết các yêu cầu nhận thức

nhanh, tự giác, sáng tạo 17 56,67 24 75,0

Học sinh tập chung, chú ý vào bài học 22 73,33 28 87,5 Học sinh thường xuyên trao đổi, làm việc

hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập

15 50 25 78, 13

Học sinh tự tin, tích cực bày tỏ ý kiến của

Thông qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã nhận thấy sự khác biệt trong hứng thú học tập của học sinh được thể hiện rõ nét bằng thái độ học tập. Học sinh tại lớp đối chứng còn rất nhiều em chưa tích cực, chưa tập chung trong quá trình học tập. Hầu hết các em chưa hứng thú với bài học, rất rụt rè, nhút nhát, ít giơ tay phát biểu khiến vì vậy mà lớp học rất trầm. Ngược lại, học sinh tại lớp thực nghiệm khi học các tiết học có tổ chức trò chơi học tập phần lớn đều hào hứng, phấn khích khi tham gia trò chơi. Hầu hết các em đều hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài, chú ý vào bài học mà không bị phân tán bởi các yếu tố ngoài bài học. Không có học sinh học bài trong trạng thái mệt mỏi, uể oải hay buồn ngủ. Học sinh tích cực, chủ động và tự giác hơn trong học tập. Các em luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất phần chơi của mình và đội mình. Các yêu cầu nhận thức được các em chủ động tìm tòi, giải quyết một cách sáng tạo. Trong quá trình tham gia trò chơi, các em còn tích cực bàn bạc, trao đổi, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt phần chơi của đội mình. Khi trò chơi kết thúc, các em rất mong muốn được tham gia vào những trò chơi tiếp theo và muốn học nhiều giờ học như vậy.Qua đây ta thấy được rằng, việc tổ chức trò chơi học tập trong dạy và học môn Toán giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình nhận thức.

3.5.4.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Sau khi thực hiện xong các tiết học được lựa chọn, chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả học sinh ở 2 mặt: tri thức và kỹ năng thông qua một bài kiểm tra.

Bài kiểm tra được đánh giá theo mức độ (hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành)

Lớp SL

Mức độ

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

SL % SL % SL %

TN 5A 32 9 28,13 21 65, 63 2 6, 25

ĐC 5B 30 5 16,67 22 73,33 3 10

Tỷ lệ % học sinh đạt mức độ hoàn thành tốt của lớp thực nghiệm là 28,13% tăng 11, 46% so với lớp đối chứng. Tỷ lệ % học sinh ở mức độ chưa hoàn thành ở lớp thực nghiệm là 6, 25%, giảm 3, 75% so với lớp đối chứng. Kết quả trên cho thấy việc tổ chức hoạt động trải nghiệm đã đem lại hiệu quả rõ rệt giúp học sinh có hứng thú, lôi cuốn học sinh vào bài học. Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức, tích cực, chủ động nhận thức, góp phần nâng cao kết quả học tập môn Toán.

Bảng 11: Kết quả đánh giá kỹ năng

Lớp SL Mức độ Tốt Đạt Cần cố gắng SL % SL % SL % TN 5A 32 11 34, 38 21 65, 63 0 0 TB 5B 30 6 20 21 70 3 10

Tỷ lệ % học sinh đạt mức độ tốt ở lớp thực nghiệm là 34,38% tăng 14,38% so với lớp đối chứng

Tỷ lệ học sinh mức độ cần cố gắng ở lớp thực nghiệm là 0% thấp hơn lớp đối chứng 10%.

Kết quả trên cho thấy: Việc tổ hoạt động trải nghiệm trong quá trình dạy học môn Toán giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng tốt hơn các giờ học thông thường.

Ngoài ra, để thêm thông tin về quá trình thực nghiệm, chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu mức độ hứng thú học tập của học sinh, đồng thời thực hiện đánh giá qua quan sát, dự giờ. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 12: Kết quả mức độ hứng thú của học sinh

Lớp SL Mức độ Rất thích Thích Bình thường Không thích SL % SL % SL % SL % TN 5A 32 24 75,0 8 25,0 0 0 0 0 ĐC 5B 30 9 30,0 15 50,0 6 20,0 0 0

Học sinh có hứng thú rất thích và thích ở lớp thực nghiệm là 100%, với mức độ rất thích là 75%. Trong khi đó, tỉ lệ % số học sinh rất thích ở lớp đối chứng chỉ là 30%.

Lớp thực nghiệm không có học sinh nào ở mức độ hứng thú bình thường hoặc không thích nhưng ở lớp đối chứng, tỉ lệ này vẫn chiếm 20%.

Kết quả đánh giá qua dự giờ:

Trong quá trình dự giờ, chúng tôi đã quan sát và nhận thấy sự hứng thú học tập được thể hiện rõ nét bằng thái độ học tập của sinh. Các em rất hào hứng, tích cực tham gia hoạt động học tập bằng một không khí lớp học sôi nổi, vui tươi. Và khi trò chuyện với các em, thì chúng tôi thấy rằng đa số các em đều mong muốn có những giờ học như vậy. Như vậy, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy và học môn Toán giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình nhận thức.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi xác định mục đích, nội dung, cách thức tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm qua 3 giai đoạn. Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả thực nghiệm cho phép rút ra những kết luận:

- Các hình thức đã thiết kế đảm bảo mục tiêu, chuẩn đầu ra đào tạo giáo viên tiểu học tại trường Đại học Hùng Vương. Thực hiện các hình thức tổ chức này trong giảng dạy các môn học không làm ảnh hưởng đến kết thời gian, tiến trình học tập các môn học của chương trình đào tạo giáo viên tiểu học;

- Các hình thức đã thiết kế phù hợp với điều kiện giảng dạy, học tập của học sinh tại trường Tiểu học góp một phần không nhỏ trong công tác giảng dạy của giáo viên cũng như góp phần nâng cao kiến thức thực tế và kĩ năng mềm cho học sinh.

- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức trải nghiệm trong quá trình dạy học đã góp phần:

+ Đảm bảo cho học sinh kiến thức của môn toán và các môn học một cách vững chắc, đầy đủ;

+ Giúp giáo viên hiểu tường minh hơn vấn đề trải nghiệm nói chung, trải nghiệm toán học nói riêng; nâng cao khả năng thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học. Như vậy, các hình thức đã xây dựng bước đầu giúp giáo viên hiểu và có kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học góp phần giúp họ thực hiện nhiệm vụ dạy học môn Toán ở tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Tóm lại, kết quả thực nghiệm cho thấy giả thuyết khoa học của vấn đề nghiên cứu đã được kiểm nghiệm, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp bước đầu được khẳng định.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp cho học sinh lớp 5 (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)