Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp bằng hình thức tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp cho học sinh lớp 5 (Trang 74 - 79)

- Đi tập trung theo đoàn.

2.2.5. Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp bằng hình thức tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề.

bằng hình thức tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề.

2.2.5.1. Mục đích, yêu cầu

Thông qua hoạt động trải nghiệm theo chuyên đề nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh.

Hoạt động trải nghiệm theo chuyên đề nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh.

Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,… Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. Giáo dục chuyển từ hướng tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận năng lực. Chú trọng việc tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế nhằm giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho học sinh.

2.2.5.2. Cách tiến hành

- Bước 1: Lựa chọn, thiết kế các đề toán theo chuyên đề

Giáo viên lựa chọn hoặc thiết kế hệ thống các câu hỏi toán học: + Nội dung và hình thức hấp dẫn, lôi cuốn, phù hợp với lứa tuổi tiểu học. + Phù hợp với nội dung, mục tiêu bài học.

+ Dự kiến các đáp án của học sinh và các câu hỏi gợi ý. + Dự kiến đồ dùng cần thiết.

- Bước 3: Tổ chức

+ Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đóng vai đưa ra đề bài toán (tình huống) dựa trên hệ thống các đề gợi ý của cô để các đội thi đua.

+ Giáo viên có thể tổ chức bằng cách để học sinh sưu tầm, thiết kế, đưa ra các câu đố, các bài toán vui dành cho các đội khác.

- Bước 4: Tổng kết

Giáo viên tổng kết, nhận xét và tìm ra đội thắng cuộc. Động viên, khích lệ tất cả mọi đối tượng học sinh.

Để hoạt động đạt hiệu quả cao, giáo viên cần lập kế hoạch và chỉ đạo tốt việc thực hiện các hoạt động trải nghiệm. Các hoạt động trải nghiệm đảm bảo có chất lượng và 100% học sinh được tham gia. Hoạt động đa dạng, phong phú gây hứng thú làm cho học sinh tích cực tham gia.

Các hoạt động trải nghiệm diễn ra có nhiều lực lượng tham gia giúp đỡ học sinh (giáo viên, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, doanh nghiệp,…) Chuyên đề trải nghiệm môn Toán lớp 5 có thể chia thành 16 chuyên đề: - Chuyên đề 1: So sánh phân số

- Chuyên đề 2: Bốn phép tính với phân số

- Chuyên đề 3: Các bài toán về thêm bớt ở tử số và mẫu số - Chuyên đề 4: Một số bài toán về tổng, hiệu tỉ

- Chuyên đề 5: Bài toán “công việc chung” - Chuyên đề 6: Một số bài toán hiệu – hiệu

- Chuyên đề 7: Một số bài toán về tỉ số phần trăm

- Chuyên đề 8: Các bài toán giải bằng phương pháp giả thiết tạm - Chuyên đề 9: Các bài toán giải bằng phương pháp khử và thế

- Chuyên đề 10: Các bài toán giải bằng phương pháp tính ngược từ cuối - Chuyên đề 11: Trung bình cộng

- Chuyên đề 12: Một số bài toán giải theo phương pháp Grap – Biểu đồ ven – Đirichle – Suy luận logic

- Chuyên đề 13: Toán tính tuổi

- Chuyên đề 14: Đại lượng. Ngày tháng – Tiền Việt Nam – Thời gian - Chuyên đề 15: Hình học

- Chuyên đề 16: Toán chuyển động

2.2.5.3.Ví dụ minh họa:

Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 6 học sinh) sau đó tổ chức cho các nhóm tham gia hoạt động đóng vai tạo tình huống để đưa ra bài toán (nhóm 1 đố nhóm 2, nhóm 2 đố nhóm 3, nhóm 3 đố nhóm 4, nhóm 4 đố nhóm 1), nhóm được đố sẽ chuẩn bị trong thời gian 3 phút. Hết thời gian suy nghĩ, nhóm đó phải đưa ra đáp án của nhóm mình thông qua việc đóng vai (trong trường hợp không thể đóng vai được thì cử đại diện nhóm đưa ra đáp án cuối cùng). Sau khi nhóm được đố đã đưa ra đáp án của nhóm mình thì nhóm đố sẽ đưa ra đáp án đúng nhất và hợp lý hóa bằng việc đóng vai (các tình huống của các nhóm không được trùng nhau), ví dụ:

Tình huống 1: (Chuyên đề 8: Các bài toán giải bằng phương pháp giả thiết tạm)

Quýt ngon mỗi quả chia ba

Cam ngon mỗi quả chia ra làm mười Mỗi người một miếng, trăm người Có mười bảy quả không nhiều đủ chia.

Hỏi có bao nhiêu quả cam, bao nhiêu quả quýt? Đáp án:

Giả sử 17 quả đều là quả cam, ta có: Số miếng cam là:

17 x10 = 170 (miếng)

Số miếng thừa ra so với hiện tại là: 170 – 100 = 70 (miếng)

Thừa 70 miếng vì đã tính số quýt thành số cam Số miếng thừa của một quả quýt là:

10 – 3 = 7 (miếng) Số quả quýt là: 70 : 7 = 10 (quả) Số quả cam là: 17 – 10 = 7 (quả)

Vậy số quả quýt là 10 quả và số quả cam là 7 quả. Tình huống 2: ( Chuyên đề 12)

Năm bạn Anh, Bình, Cúc, Doan, An quê ở 5 tỉnh: Bắc Ninh, Hà Tây, Cần Thơ, Nghệ An, Tiền Giang. Khi được hỏi quê ở tỉnh nào, các bạn trả lời rằng: Anh: Tôi quê ở Bắc Ninh còn Doan ở Nghệ An

Bình: Tôi cũng quê ở Bắc Ninh còn Cúc ở Tiền Giang Cúc: Tôi cũng quê ở Bắc Ninh còn Doan ở Hà Tây Doan: Tôi quê ở Nghệ An còn An ở Cần Thơ An: Tôi quê ở Cần Thơ còn Anh ở Hà Tây

Nếu mỗi câu trả lời đều có 1 phần đúng và 1 phhàn sai thì quê mỗi bạn ở đâu? Đáp án:

Vì mỗi câu trả lời có 1 phần đúng và 1 phần sai nên có các trường hợp: - Nếu Anh ở Bắc Ninh là đúng ⇒ Doan không ở Nghệ An. ⇒ Bình và Cúc ở Bắc Ninh là sai ⇒ Cúc ở Tiền Giang và Doan ở Hà Tây.

Doan ở Nghệ An là sai ⇒ An ở Cần Thơ và Anh ở Hà Tây là sai. Còn bạn Bình ở Nghệ An (Vì 4 bạn quê ở 4 tỉnh rồi)

- Nếu Anh ở Bắc Ninh là sai ⇒ Doan ở Nghệ An

Doan ở Hà Tây là sai ⇒ Cúc ở Bắc Ninh. Từ đó Bình ở Bắc Ninh phải sai

⇒ Cúc ở Tiền Giang

Vậy: Anh ở Bắc Ninh; Cúc ở Tiền Giang; Doan ở Hà Tây; An ở Cần Thơ và Bình ở Nghệ An.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung cơ bản của chương 2 là thiết kế hệ thống các hoạt động trải nghiệm toán học theo 5 hình thức:

Hình thức 1: Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích

hợp bằng hình thức tổ chức trò chơi học tập

Hình thức 2 : Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích

hợp bằng hình thức đi tham quan, dã ngoại

Hình thức 3: Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp bằng hình thức tổ chức các cuộc thi, hội thi

Hình thức 4: Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp bằng hình thức viết báo hoặc tạp chí, truyện tranh về toán học

Hình thức 5: Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp bằng hình thức tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề.

Các hình thức thiết kế hoạt động trải nghiệm được xây dựng có những gắn bó, liên hệ, bổ sung cho nhau ở những mức độ khác nhau. Với mỗi hình thức, đề tài đề cập đến cơ sở khoa học, mục đích sử dụng, nội dung và cách thức thực hiện nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ, thuận lợi cho người tiếp nhận. Đặc biệt, các ví dụ trong mỗi hình thức đều là các sản phẩm hoạt động của học sinh trong quá trình thực hiên bám sát yêu cầu dạy học môn Toán ở tiểu học. Cách khai thác các ví dụ trong các hình thức này đảm bảo tính phổ biến, gần gũi với thực tiễn của học sinh và khẳng định rõ hơn về tính khả thi của chúng.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm toán học theo hướng tích hợp cho học sinh lớp 5 (Trang 74 - 79)