TCHT với việc hình thành BTBT cho trẻ3-4 tuổ

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ 3 4 tuổi thông qua trò chơi học tập (Trang 26 - 32)

1.2.2.1. Khái niệm TCHT

Vui chơi là một hiện tượng xã hội phổ biến xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong mọi thời kì lịch sử khác nhau. Với trẻ mẫu giáo vui chơi chính là cuộc sống của trẻ, như N.K.Krupxkaia đã khẳng định: “ Trò chơi đối với các em là

học tập, trò chơi đối với các em là lao động, trò chơi đối với các em là hình thức giáo dục quan trọng”. TC của trẻ mẫu giáo rất phong phú, đa dạng về

nội dung, tính chất cũng như cách tổ chức chơi. Thông thường, trò chơi của trẻ được chia thành hai nhóm là: TC sáng tạo và TC có luật.

TC sáng tạo gồm: TC đóng vai, TC lắp ghép – xây dựng, TC đóng kịch... Trong các TC này, trẻ tự do, chủ động lựa chọn chủ đề, nội dung chơi, đồ chơi, tự tổ chức quá trình chơi.

TC có luật gồm: TC học tập, TC vận động, TC dân gian... Với các TC này nội dung chơi, luật chơi sẵn có do người lớn nghĩ ra và khi chơi trẻ phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt.

Với những đặc điểm riêng, mỗi loại TC lại có một thế mạnh đối với sự phát triển nhân cách của trẻ.Với nhiệm vụ phát triển trí tuệ, TCHT có ưu thế

27

hơn cả.Vì thế trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ đi sâu nghiêm cứu loại trò chơi này.

TCHT còn gọi là TC trí tuệ thuộc nhóm TC với nội dung và luật chơi có sẵn E.I.Tikheega cho rằng được gọi là TCHT là vì TC đó gắn liền với một mục đích tổ chức học tập nhất định và đòi hỏi phải có tài liệu phù hợp kèm theo. P.G.Xamarucova thì cho rằng TC được xem là TCHT là những TC có nhiệm vụ chủ yếu là giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ em.

Theo A.Xôrokina: “ TCHT thực hiện chức năng của hoạt động thực

hành. Nó tạo điều kiện cần thiết để ứng dụng và kết hợp các kiến thức thúc đẩy hoạt động trí tuệ”.Thế nên TCHT được coi như là một dạng hoạt động

thực hành trong đó trẻ vận dụng vốn hiểu biết và khả năng tư duy của mình để giải quyết nhiệm vụ nhận thức, dưới dạng hoạt động chơi hấp dẫn, không bị gò bó.

Như vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về TCHT. Trong lí luận dạy học, những TC gắn với việc dạy học như là phương pháp hình thức tổ chức và luyện tập cho trẻ đều gọi là TCHT hay TC dạy học. Trong TCHT trẻ giải quyết nhiệm vụ học tập dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, thoải mái làm cho trẻ dễ vượt qua những khó khăn trở ngại nhất định, vì trẻ tiếp nhận nhiệm vụ học tập như một nhiệm vụ chơi, do đó nâng cao tính tích cực hoạt động nhận thức trong khi chơi.

Dựa theo xuất xứ thì phần lớnTCHT là do người lớn bày ra cho trẻ em với nhiều nội dung và TC khác nhau và dùng nó vào mục đích tổ chức hoạt động học tập cũng như giáo dục một số phẩm chất trí tuệ cho trẻ. Những TC này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới nhiều hình thức truyền khẩu dân gian độc đáo và chung được gọi là TCHT dân gian. Ngoài ra, các TCHT còn do các nhà giáo dục sáng tác và được mang tên của người sáng tác.

28

Như vậy, TCHT là phương tiện để phát triển trí thông minh và là con đường độc đáo giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách nhẹ nhàng, hào hứng và có hiệu quả.

Về khái niệm TCHT cũng có nhiều quan niệm khác nhau, theo chúng tôi: TCHT là TC trí tuệ có luật chơi và nội dung chơi do người lớn nghĩ ra nhằm hình thành, củng cố, mở rộng, chính xác hoá, hệ thống hoá tri thức, biểu tượng của trẻ về bản thân và thế giới xung quanh.

1.2.2.2. Ý nghĩa của TCHT đối với trẻ 3 – 4 tuổi

Trò chơi học tập là phương tiện, con đường cơ bản để phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non. Mỗi dạng trò chơi có ý nghĩa nhất định đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em.Về phương diện phát triển trí tuệ, trò chơi học tập trở thành phương tiện quan trọng hơn cả. Hơn nữa, giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non có thể được tiến hành bằng nhiều con đường: qua tổ chức hoạt động học tập có chủ đích, qua sinh hoạt hàng ngày, qua đi dạo, tham quan… Trong đó, trò chơi học tập được xem là phương tiện cơ bản, mang lại hiệu quả cao cho việc phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo, cụ thể là:

Trò chơi học tập là phương tiện cơ bản – phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mầm non trong việc rèn luyện sự nhạy bén của các giác quan, rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt trong hành động, và phát triển óc quan sát, khả năng định hướng trong không gian và thời gian cho trẻ. Ví dụ: khi ta tổ chức các trò chơi học tập “Con gì biến mất”, “Tai ai tinh”, “Chiếc túi kì lạ”… không chỉ rèn luyện sự tinh nhạy của các giác quan mà còn phát triển óc quan sát, khả năng định hướng không gian cho trẻ.

Trò chơi học tập là phương tiện, là con đường để cung cấp những biểu tượng, tri thức mới và củng cố những biểu tượng, tri thức đã biết cho trẻ. Thật là phiến diện khi cho rằng trò chơi học tập chỉ là phương tiện củng cố biểu tượng, tri thức, khái niệm mà trẻ đã tiếp thu được thông qua các “

29

giờhọc”. Thực ra, ngoài việc củng cố biểu tượng, tri thức, khái niệm đã biết, trò chơi học tập có thể sử dụng làm phương tiện, con đường chuyển tải tri thức, biểu tượng, khái niệm mới cho trẻ. Tức là chúng ta có thể sử dụng trò chơi học tập để cung cấp biểu tượng mới, tri thức mới.

Về phương diện tư duy, trò chơi học tập được xem là phương tiện để rèn luyện các thao tác tư duy cho trẻ. Qua trò chơi học tập trẻ biết nhìn nhận, phân tích, so sánh, khái quát các sự vật và hiện tượng theo một vài dấu hiệu (bề ngoài). Ví dụ: Trò chơi lô tô rèn luyện cho trẻ phân loại con giống, cây, quả, đồ dùng… theo một số dấu hiệu nào đó: số chân con vật, cây lấy gỗ hay cây cảnh, màu sắc, mùi vị của quả, chức năng của đồ dùng.

Trò chơi học tập được xem là một phương tiện để phát triển trí tưởng tượng của trẻ. Cũng như các trò chơi khác, trò chơi học tập đòi hỏi trẻ phải sử dụng vốn sống, những biểu tượng đã có vào vệc giải quyết nhiệm vụ chơi với các vật thể, đồ chơi như vật tượng trưng cho vật thật. Một vòng tròn trên đất tượng trưng cho chiếc hồ nước, hay một ngôi nhà, một bến cảng…, một miếng gỗ trẻ tưởng tượng ra một ngôi nhà, một chiếc tàu thủy, một chiếc ô tô… qua những trò chơi này (những trò chơi học tập) trí tưởng tượng của trẻ ngày càng phong phú.

Ngoài ra, trò chơi học tập còn được xem là phương tiện phát triển ngôn ngữ, sự tập trung chú ý của trẻ mẫu giáo.

Trò chơi học tập là phương tiện giáo dục một số phẩm chất đạo đức: tính thật thà, tính tự lập, tính tích cực, tính tổ chức cho trẻ. Những phẩm chất đạo đức trên đây được hình thành trong quá trình trẻ thực hiện nội dung chơi, thao tác chơi theo luật chơi. Trẻ sẽ bị lên án khi “ăn gian” (phạm luật chơi), hoặc tự đánh giá được kết quả chơi của mình (đúng- sai)…

Trong một chừng mực nào đó, trò chơi học tập được xem là một hình thức tổ chức hoạt động học tập cơ bản cho trẻ.Tức là chúng ta có thể tổ chức

30

một số tiết học dưới hình thức trò chơi. Khi đó tiến trình giờ học cần được thiết kế theo tiến trình tổ chức trò chơi học tập: nội dung học tập được tổ chức trong nội dung, nhiệm vụ chơi, trẻ giải quyết được các nhiệm vụ chơi tức là giải quyết được nhiệm vụ học tập. Như vậy giờ học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái và phát huy được tính tích cực của trẻ, tránh được sự phổ thông hóa trong việc tổ chức hoạt động học tập cho trẻ ở trường mầm non.

Tuy nhiên không phải mọi giờ học đều có thể tổ chức được ở dưới hình thức trò chơi.

1.2.2.3. Phân loại TCHT

Dựa vào những dấu hiệu khác nhau, các nhà giáo dục đã phân chia thành các nhóm TCHT

* Dựa vào tính chất của TC, TCHT được chia thành các nhóm: - TC với các vật liệu tự nhiên

Trong TC này, trẻ sử dụng đồ chơi là các vật thật: quả, lá, cây, hoa, hạt… Loại TC này giúp trẻ có BT chính xác, cụ thể, khái quát về đặc điểm và tính chất của các vật thể thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với vật thật. Nó cũng giúp trẻ phát triển các kĩ năng quan sát và rèn luyện các giác quan. Các TC thuộc nhóm này gồm: Cái túi kì diệu; Tìm lá cho hoa; Cành và lá…

- TC với tranh ảnh, mô hình

TC này sử dụng các loại tranh ảnh, mô hình bằng bìa gỗ…về các đối tượng xung quanh. Đó là tranh ảnh, mô hình về vật thể với các bộ phận của nó, với các đặc điểm khác nhau về hình dạng, màu sắc, kích thước, chất liệu…; Tranh ảnh về hoạt động của con người đối với những mối quan hệ xã hội, những cách ứng xử trong môi trường. Loại TC này giúp trẻ hệthống tri thức về các sự vật, hiện tượng của cuộc sống xung quanh, hình thành khả

31

năng mô tả bằng lời. Các TC được sử dụng phổ biến: Cái gì biến mất; Loto; Xếp tranh theo nhóm; thêm, bớt…

- TC dùng lời

Những TC này không cần sử dụng bất kì một loại đồ chơi nào nhưng có thể củng cố, khái quát hóa, hệ thống hóa tri thức, phát triển sự chú ý, ham hiểu biết, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. TC này có thể được sử dụng ở mọi lúc mọi nơi và áp dụng cho nhiều nội dung khác nhau. Các TC phổ biến như: Nói thật nhanh; Kể đủ ba thứ; Ai nói giỏi…

* Căn cứ vào quá trình tâm lí chủ yếu được huy động để dành giải quyết tình huống cuả TC, TCHT được chia thành các nhóm:

- TC phát triển các giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác,…)

Loại TC này rèn luyện hoạt động nhận cảm của trẻ. Chằng hạn như TC “ Tai ai tinh”, trẻ phải nhận ra giọng của bạn hoặc đồ vật phát ra âm thanh khi bị bịt mắt, điều đó giúp cho sự tinh nhạy của đôi tai. TC “Ai nói giỏi”, trẻ phải quan sát thật kĩ để kể được mọi đặc điểm của đối tượng, vì thế TC không chỉ giúp phát triển ngôn ngữ mà là cơ hội phát triển thị giác cho trẻ. Còn trong TC “Người đầu bếp giỏi”, trẻ phải đoán đối tượng thông qua việc sờ mó. Vì thế, các TC này giúp trẻ rèn luyện thị giác, xúc giác, khứu giác và vị giác…

- TC phát triển trí nhớ

Đó là TC giúp trẻ nhớlại và nhận lại các sự vật, hiện tượng đã nhìn thấy trước đây hay những tri thức đã được học dưới dạng BT, khái niệm.Chẳng hạn TC “Bạn có gì khác”, đòi hỏi trẻ phải quan sát và ghi nhó thật kĩ để phát hiện xem so với lần quan sát trước thì các bạn trong hàng đã có gì thay đổi. Hay TC “Kể đủ ba thứ”, trẻ phải nhớ lại những kiến thức đã học trước đây để kể cho đúng và đủ ba đối tượng theo yêu cầu.

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ 3 4 tuổi thông qua trò chơi học tập (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)