- Thời gian thực nghiệm: từ ngày 06/02/2017 đến ngày 24/03/2017 3.4 Cách tiến hành thực nghiệm
3.4.1. Chọn mẫu thực nghiệm
- Chúng tôi chọn 60 trẻ mẫu giáo trong độ tuổi từ 3 – 4 tuổi tại trường mầm non Phong Châu để thực nghiệm. Trong đó:
+ nhóm thực nghiệm là 20 trẻ lớp 3 tuổi C1do cô giáo Phạm Thị Phong Lan và Phạm Thị Liên chủ nhiệm.
+ nhóm đối chứng là 20 trẻ lớp 3 tuổi C2 do cô giáo Nguyễn Thị Mai Xuyên và Lê Thị Thu Hằng chủ nhiệm
Trẻ ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đều tương đương về thể lực, và trí tuệ. Nhìn chung, những trẻ này không phải là trẻ tốt nhất song chúng tôi chọn trẻ tương đối đồng đều nhau và đã được trang bị một kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, có nề nếp học tập nhất định.
Trường mầm non Phong Châu là một trường điểm của thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ. Trường có môi trường sư phạm tốt, sân chơi rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát. Đồ dùng dạy học, đồ chơi phong phú, hấp dẫn đảm bảo tính khoa học. Có thể nói điểm nổi bật nhất của nhà trường là có cơ sở vật chất tốt, bên cạnh đó đội ngũ quản lí của nhà trường có kinh nghiệm chuyên môn, trình độ quản lí, năng động, sáng tạo trong công việc. Đội ngũ giáo viên giảng dạy lâu năm, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn tốt. Trường đã thực hiện theo chương trình giáo dục đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra.
86
Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã điều tra mức độ hình thành BTBT ở cả hai nhóm trẻ đối chứng và thực nghiệm.Kết quả điều tra trước thực nghiệm sẽ là cơ sở so sánh khi tiến hành thực nghiệm.
Trong quá trình thực nghiệm, giáo viên giữ vai trò chủ đạo, hướng dẫn, điều khiển trẻ ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Thực hiện các bài kiểm tra để đảm bảo các kết quả thu được là khách quan. Giáo viên không tạo ra không khí căng thẳng, không khen chê, gợi ý hay nhắc trẻ.Tuyệt đối không để trẻ biết mình đang bị điều tra.