70 4 Bạn có gì khác

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ 3 4 tuổi thông qua trò chơi học tập (Trang 70 - 77)

4. Bạn có gì khác 5. Tìm bạn 6. Ai nói giỏi 7. Ai nhớ giỏi 2.3.2. Cách tổ chức TCHT hình thành BTBT cho trẻ MG 3-4 tuổi

a. Tổ chức môi trường chơi cho trẻ

Mọi hoạt động của trẻ sẽ đạt hiệu quả cao khi được diễn ra trong một môi trường thuận lợi. Việc tổ chức các TVHT hình thành BTBT cho trẻ 3 – 4 tuổi cũng vậy, một môi trường chơi, học tập được tổ chức hợp lí sẽ không chỉ giúp trẻ được thoải mái mà còn hấp dẫn, kích thích hứng thú hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả nhận thức của trẻ. Khi tổ chức môi trường chơi cho trẻ, giáo viên cần chú ý đến cả môi trường vật chất và môi trường tâm lí.

Đẻ tạo ra một môi trường vật chất tốt, giáo viên cần chú ý cacsvaans đè sau.

Bố trí, tạo không gian cho trẻ hoạt động: Các TCHT hình thành BTBT cho trẻ có được tổ chức trong lớp oặc ngoài trời, tùy thuộc vào tinh chất của TC. Với những TC tĩnh vận động nhẹ nhàng, có thể tổ chức ngay tại lớp học, trong những góc chơi thích hợp.Ngược lại, những TC vận động mạnh, sôi nổi, mang nhiều yếu tố thi đua thì nên tổ chức ngoài trời, nơi có không gian rộng hơn. Dù được tổ chức trong lớp hay ngoài trời nhưng không gian chơi vẫn phải đủ rộng, thuận lợi đảm bảo an toàn, vệ sinh và có thể chia thành các góc nhỏ để tạo danh giới nếu trẻ thích chơi một mình hay chơi theo nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng của trẻ. Xác định được chỗ chơi sẽ giúp cho giáo viên dễ dàng sắp xếp các đồ dùng đồ chơi cần thiết, phù hợp với chủ đề giáo dục, với nội dung hoạt động và mục đích, nhiệm vụ của từng TC.

71

Lựa chọn đồ dùng, đồ chơi: Đồ chơi là một phần của TC, tuy nhiên có những TC chỉ dùng lời, không nhất thiết phải dùng đến đồ chơi. Với những TC có sử dụng đồ chơi, tùy thuộc vào nhiệm vụ chơi, hành động chơi, khả năng của trẻ, giáo viên cần có sự lựa chọn các chủng loại đồ chơi với số lượng, các hình dáng, màu sắc…thích hợp. Giáo viên cung cấp các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện cần thiết để phục vụ TC. Nên chọn những bộ đồ chơi có nội dung chứa đựng những hình ảnh đặc trưng, mang tính khái quát về BTBT. Những hình ảnh náy sẽ giúp cho trẻ thực hiện các kỹ năng quan sát, so sánh, phân nhóm, liên hệ…

Để tránh sự nhàm chán, đồ chơi cần được thay đổi trong khoảng thời gian nhất định.

Sắp xếp đồ chơi: Cô cùng với trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi vào nơi quy định, vừa tầm,thuận tiện cho trẻ sử dụng và đảm bảo an toàn cho trẻ. Đồ chơi nên đặt ở dạng mở để kích thích hứng thú của trẻ, và không nên đặt quá nhiều ở mỗi chỗ chơi để làm trẻ khó lựa chọn.

Việc đặt đồ chơi ở đâu vầ sắp xếp như thế nào phù thuộc vào từng TC cụ thể.Chẳng hạn với những TC sử dụng cá bộ lôtô, đôminô thì nên để mỗi trẻ có một rổ đồ chơi riêng. Những TC chia nhóm thì mỗi nhóm sẽ có một rổ đồ chơi chung. Những TC đòi hỏi sự bí mật của đồ chơi hoặc có thể dùng đồ chơi như một phương tiện kích thích hứng thú và trí tò mò cho trẻ thì có thế để đò chơi trong những chiếc hộp, túi được trang trí bắt mắt…

Để tạo ra một môi trường tâm lí thuận lợi cho việc tổ chức TC, cô cần tạo cho trẻ một tâm thế sẵn sàng, hào hứng khi tham gia vào TC. Muốn vậy, trẻ phải được đảm bảo về vấn đề sức khỏe, đặc biệt với những TC vận động mạnh, được cung cấp một số vốn BT nhất định, được đảm bảo quyền bình đẳng khi tham gia TC… Vì thế, vai trò của giáo viên ở đây là rất quan trọng, cô phải là người tạo cơ hội, điều kiện cho trẻ chơi,trợ giúp trẻ, động viên khuyến khích trẻ khi cần thiết và là người bạn chơi cùng với trẻ.

72

Nhìn chung, việc tạo ra được một môi trường chơi thích hợp sẽ là điều kiện thuận lợi để TC được diễn ra có hiệu quả.

b. Xác định các hình thức và tình huống chơi

Các hình thức chơi được xác định tùy thuộc vào mục đích hình thành BTBT, nội dung các BTBT, đồ chơi, hành động chơi, khả năng chơi của trẻ, số lượng trẻ chơi… Việc xác định được hình thức chơi theo cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm lớn thích hợp sẽ góp phần thúc đẩy trẻ nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ nhận thức của TC.

Chơi theo cá nhân thích hợp khi nội dung BTBT của trẻ còn nghèo nàn. Thông qua các hành động quan sát, so sánh, lựa chọn… BT ở trẻ sẽ trở nên phong phú, chính xác, khái quát hơn.Chơi cá nhân thích hợp với trẻ 3 – 4 tuổi, khi trẻ thích chơi một mình và trong không gian hẹp.

Chơi theo nhóm khi BT ở trẻ đã phong phú, chính xác, khái quát, khi trẻ biết thỏa thuận với bạn về nội dung chơi, vai chơi, không gian rộng, số trẻ tham gia đông.

Bên cạnh việc xác định các hình thức chơi, giáo viên cũng cần xác định được các tình huống chơi.Các TC hình thành BTBT cho trẻ 3 – 4 tuổi có thể sử dụng tình huống chơi dạng mô phỏng và tình huống thi đua.

Trẻ có thể mô phỏng hành động của người đầu bếp, đi tìm và lựa chọn loại thực phẩm cần thiết để chế biến món ăn theo yêu cầu; mô phỏng kiểu đối đáp ngẫu hứng trong các TC đơn giản để trả lời nhanh các câu hỏi trong một số TC…

Tình huống thi đua được sửdụng phổ biến để tăng sự vui vẻ, hấp dẫn của TC.

Nội dung thi đua: Để BTBT của trẻ phong phú hơn; cho trẻ nhìn nhanh, chọn nhanh, chọn đúng được nhiều, quan sát để kể lại được nhiều đặc điểm

73

của đối tượng… Để trẻ có BTBT chính xác cho trẻ khi xem ai tinh mắt hơn, so sánh tìm ra được nhanh những điểm khác biệt của một nhóm đối tượng giữa các lần quan sát, lắng nghe tính và đoán đúng được nhiều tên và hướng của đối tượng… Để BTBT của trẻ khái quát hơn, thi xem ai lự chọn và tập hợp được thành các nhóm đối tượng một cách nhanh nhất, đoán bạn qua lời miêu tả…

Hình thức thi đua: Với trẻ 3 – 4 tuổi, có thể cho trẻ thi đua cá nhân ở dưới dạng ai kể được nhiều, đoán được nhiều nhất là người chiến thắng. Khi trẻ đã thành thạo hơn, hình thức thi đua thích hợp là theo các nhóm nhỏ.

Điều kiện để thi đua: Khi trẻ đã tích luỹ được một số lượng BTBT định, thạo luật chơi, cách chơi của các TC. Với một TC mới thì ngay ở lần chơi đầu tiên khó có thể tổ chức thi đua cho trẻ được.Đặc biệt với trẻ 3 – 4 tuổi, cô giáo chơi cùng trẻ ở những lần đầu tiên để trẻ quen dần với luật chơi, cách chơi, sau đó mới có thể tổ chức các hình thức thi đua thích hợp.

Vai trò của giáo viên: Điều chỉnh và đánh giá kết quả thi đua. Khi đánh giá, giáo viên không chỉ nhằm vào kêt quả mà cần hướng tới quá trình trẻ thực hiện với những động cơ, kĩ năng đạt được. Cô cũng nên giúp trẻ tự đánh giá thông qua các kết quả trực quan như cờ, hoa, điểm…

Có thể thấy yếu tố thi đua có vai trò rất quan trọng trong TC của trẻ, tuy nhiên cũng không nên lạm dụng nhiều để gây sự căng thẳng cho trẻ.

c. Hướng dẫn trẻ chơi

Việc hướng dẫn TC có ý nghĩa to lớn, giúp TC được diễn ra suôn sẻ.Tuy nhiên, việc hướng dẫn cần phải nhằm làm thế nào điều khiển hoạt động chơi nhưng không nên làm phiền các em.

Trẻ 3 – 4 tuổi không thể tự mình tiến hành TCHT được, không thực hiện chủ đề chơi bằng những hành động chơi, không thể theo đúng nội dung và không thể tuân theo quy tắc và dựa vào quy tắc. Vì thế, thường thì giáo

74

viên là người khỏi xướng và tham gia TC cùng trẻ, có thể hướng dẫn TC thông qua vai chơi và quy tắc chơi.

TCHT hình thành BTBT cũng vậy, ở lứa tuổi nhỏ, giáo viên khởi xướng TC nhưng với độ tuổi lớn hơn hoặc khi trẻ đã quen, giáo viên giới thiệu các TC và để tự chọn xem sẽ chơi gì mà chúng thích, hoặc đưa ra lời gợi ý, đề nghị hoặc tạo ra các tình huống để dẫn dắt trẻ vào TC. Ở đây, điều quan trọng là giáo viên phải biết khêu gợi hứng thú của trẻ đối với TC, khêu gợi nguyện vọng muốn được chơi.

Để tổ chức cho trẻ chơi các TCHT nhằm hình thành BTBT, giáo viên cần thực hiện các bước cơ bản sau:

- Giới thiệu tên TC: có hai cách để giáo viên giới thiệu tên TC là giới

thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp.

+ Giới thiệu trực tiếp: giáo viên nêu ra ngay tên TC cho trẻ biết. Ví dụ: “Bây giờ chúng ta sẽ chơi TC...” Việc giới thiệu trực tiếp sẽ không làm mất thời gian, không làm trẻ phải hồi hộp đợi chờ lâu.Tuy nhiên, cách giới thiệu này lại không kích thích được trí tò mò và sự suy nghĩ của trẻ.

+ Giới thiệu gián tiếp: thay vì nói ra ngay tên TC, giáo viên có thể sử dụng những câu đố, những lời kể, những lời mô tả hoặc những tình huống để dẫn dắt trẻ đến với TC. Với những TC mới, cô có thể tạo tình huống để dẫn trẻ đến với TC, chẳng hạn như cách dẫn trẻ đến TC “Người đầu bếp giỏi”.

Cô đàm thoại với trẻ: “Ở nhà các con thì ai thường là người chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà? Để chuẩn bị bữa ăn thì chúng ta thử nghĩ xem mẹ chúng mình phải chuẩn bị những gì nào? Các con có muốn được giúp mẹ chuẩn bị bữa ăn không? Hôm nay chúng ta sẽ làm những người đầu bếp thật khéo léo để giúp mẹ chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình nhé. Vậy bây giờ chúng ta sẽ chơi TC: Người đầu bếp giỏi nào...”

75

Với những TC trẻ đã được chơi, cô có thể mô tả lại bằng vài hành động chơi, luật chơi...và yêu cầu trẻ nhớ tên TC.

Cách giới thiệu gián tiếp mất nhiều thời gian hơn nhưng lại kích thích được trí tò mò và buộc trẻ phải tích cực suy nghĩ.

- Giới thiệu nhiệm vụ chơi: Sau khi giới thiệu tên TC, giáo viên đưa ra

nhiệm vụ chơi cho trẻ. Thường thì có hai cách để giáo viên đưa ra nhiệm vụ chơi cho trẻ:

Một là: có thể đưa ra cho trẻ từng phần của nhiệm vụ và trình tự hành động để đi đến giải quyết một nhiệm vụ cụ thể trong tổng thể. Hướng này có thể giúp trẻ thành công trong nhiệm vụ tương đối phức tạp, song trẻ lại thực hiện một cách máy móc.

Hai là: giao cho trẻ toàn bộ nhiệm vụ, gợi ý có thể sử dụng nhiều phương thức hành động khác nhau, khuyến khích sáng kiến của trẻ. Hướng này tạo điều kiện cho trẻ tự do hành động theo cách suy nghĩ của mình nên nó thúc đẩy trí thông minh của trẻ để trẻ phát triển mạnh mẽ.

- Giới thiệu luật chơi: khi đưa ra luật chơi, với TC mới, cô giới thiệu luật chơi một cách ngắn gọn rõ ràng, sinh động và không nhất thiết phải nhắc đi nhắc lại luật chơi. Cách tốt nhất để trẻ hiểu luật chơi, đặc biệt là trẻ 3 – 4 tuổi là cô làm mẫu và chơi thử cho trẻ quan sát và chỉ rõ những động tâc của trẻ trong TC.Với những TC đã quen thuộc, khi đã có yếu tố thi đua hay với trẻ lớp lớn hơn cô có thể yêu cầu trẻ cùng nhau nhắc lại luật chơi.

- Hướng dẫn trẻ cách chơi: cô phổ biến cho trẻ cách chơi một cách ngắn gọn, rõ ràng, và tuần tự theo từng bước. Với trẻ nhỏ hay những TC mới cô có thể nhắc lại một vài lần cách chơi và kết hợp chơi mẫu cho trẻ xem. Với TC cũ cô cho trẻ nhắc lại cách chơi và yêu cầu một vài trẻ lên chơi thử.

- Tổ chức cho trẻ chơi: Sau khi đã phổ biến với trẻ tất cả các yếu tố của

76

kiện chơi và số lượng trẻ chơi. Khi tham gia TC cùng trẻ, giáo viên không quên mình là người điều khiển TC cho trẻ nên cần ủng hộ sự cố gắng, khuyến khích sự thành công của trẻ, cần tạo điều kiện để trẻ thể hiện sáng kiến, tính độc lập. Bên cạnh đó, bằng việc tuân thủ một cách nghiêm ngặt luật chơi, giáo viên đã làm gương cho trẻ, đồng thời đánh giá được những hành vi không đúng trong TC.

Trong quá trình chơi, giáo viên cũng cần duy trì một tốc độ chơi phù hợp.Nếu tốc độ chậm sẽ kéo dài quá trình chơi, khiến trẻ phải chờ đợi lâu mới đến lượt mình chơi, dễ làm trẻ mệt mỏi. Nhưng nếu tốc độ quá nhanh sẽ thúc giục làm trẻ vội vàng, hấp tấp, dễ xảy ra va chạm. Vì thế, một tốc độ chơi hợp lí sẽ đảm bảo cho cuộc chơi thêm hứng thú, vui vẻ.

Để điều chỉnh nhịp điệu chơi, giáo viên nên đưa ra những hiệu lệnh rõ ràng, dứt khoát. Các hiệu lệnh thường gặp trong các trò chơi của trẻ là: “Bắt đầu”; “Kết thúc”; “1,2,3”;... Nhịp điệu chơi nhanh hay chậm, lặng lẽ hay sôi nổi, gấp gáp hay nhẹ nhàng phụ thuộc vào mục đích hình thành BTBT, mức độ hình thành BTBT và khả năng chơi của trẻ.Chẳng hạn, để làm chính xác hoá BTBT ở trẻ thì nên tạo ra nhịp điệu chơi hơi chậm.Thiếu nhịp điệu chơi, TC sẽ tẻ nhạt.

Giáo viên theo dõi, động viên, khuyến khích, gợi ý giúp trẻ thực hiện nhiệm vụ chơi và giữ vững tốc độ chơi thích hợp. Với những TC mang tính tập thể, cô nên tổ chức dưới hình thức thi đua giữa cá nhân trẻ với nhau, giữa các tập thể trẻ với nhau để làm tăng hứng thú cho trẻ.

Tuỳ thuộc vào nhu cầu, hứng thú, khả năng và mức độ hình thành BTBT của trẻ mà giáo viên tổ chức các TC với số lần lặp lại thích hợp. Chẳng hạn với TC đã tổ chức một vài lần nhưng trẻ vẫn còn hứng thú hay nội dung BTBT của trò chơi ấy còn chưa được hình thành rõ rệt ở trẻ thì giáo viên có thể tăng số lần lặp lại nhưng với các mức độ yêu cầu khác nhau, với sự thay

77

đổi về nhiệm vụ chơi, luật chơi, đồ chơi...để tăng độ khó, tạo ra một diện mạo mới và sức hấp dẫn mới cho TC.

Như vậy, giáo viên vừa là người chơi cùng trẻ, vừa là người hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi, cách đánh giá.Khi trẻ đã biết chơi, cô gợi ý để trẻ tự chơi tiếp. Khi nhận thấy TC không còn thu hút được hứng thú của trẻ thì giáo viên cần dẫn dắt trẻ chuyển sang TC khác.

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ 3 4 tuổi thông qua trò chơi học tập (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)