Đánh giá hiệu quả sửdụng trò chơ

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ 3 4 tuổi thông qua trò chơi học tập (Trang 77 - 80)

Hiệu quả sử dụng TC được đánh giá bằng mức độ hình thành BTBT trên trẻ. Trong quá trình trẻ chơi, giáo viên lập bảng theo dõi việc trẻ thực hiện các yếu tố của TC: nhiệm vụ nhận thức, hành động chơi, luật chơi... Việc theo dõi nhằm điều chỉnh các yếu tố của TC cho phù hợp với khả năng và mức độ hình thành BTBT của trẻ, đặc điểm cá nhân trẻ. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể tiếp tục sử dụng và đa dạng hoá các TC để ngày càng đáp ứng tốt hơn mục tiêu hình thành BTBT cho trẻ.

Khi đánh giá TC, giáo viên phải duy trì được niềm vui do TC mang lại cho cả tập thể và cho từng nhóm trẻ, không làm trẻ mất thú, mất vui. Việc đánh giá cần hướng cả vào tiến trình chơi và kết quả của TC, tức là phân tích xem trẻ chơi có đúng luật hay không, mức độ hứng thú và tích cực đến đâu, kết quả đạt được như thế nào. Với trẻ 3 – 4 tuổi, cô giáo thường là người đánh giá TC của trẻ nên và nên tăng cường sử dụng các biện pháp khuyến khích, động viên để tạo niềm tin và tâm thế chờ đợi chơi buổi sau. Nhưng với độ tuổi lớn hơn hoặc khi trẻ đã chơi thành thạo, cô cho trẻ tự nhận xét, đánh giá TC, sau đó giáo viên khen ngợi, động viên những trẻ có tiến bộ, cố gắng, tạo cho trẻ cảm giác tự tin vào bản thân.

Kết thúc chơi, giáo viên cần duy trì hứng thú của trẻ đối với TC sắp tới, tạo cho trẻ tâm thế chờ đợi niềm vui vào ngày mai.

78

Trên đây là hướng dẫn cách sử dụng hệ thống các TCHT hình thành BTBT cho trẻ 3- 4 tuổi.Để làm rõ hơn cho vấn đề này, chúng tôi xin minh hoạ cách sử dụng một TC cụ thể, đó là trò chơi “Đi theo tiếng nhạc”.

Kế hoạch sử dụng TC: Đây là TC có mục đích hình thành và phát triển

BT thính giác, vì thế sẽ được sử dụng vào tuần đầu tiên chủ đề nhánh “Cơ thể của tôi”. TC này có tính chất vui vẻ, rộn ràng và sinh động nhưng phạm vi hoạt động không quá lớn nên có thể tổ chức sau giờ học làm quen môi trường xung quanh để thư giãn và củng cố BT cho trẻ.

Cách sử dụng TC:

- Tổ chức môi trường chơi: Với tính chất như trên, TC có thể được tổ chức trong lớp, nhưng nếu giáo viên muốn tăng độ khó thì có thể tổ chức ngoài trời vì ngoài trời thường có nhiều tạp âm khác nhau nên đòi hỏi trẻ phải lắng nghe thật tinh, thật kĩ thì mới thực hiện được đúng luật chơi.

TC này không nhất thiết phải sử dụng nhiều đồ chơi, có thể chỉ cần một dụng cụ phát ra âm thanh nên giáo viên có thể chọn đàn oocgan.Với trẻ cũng vậy, có thể không cần đồ chơi, chỉ dùng những bước chân nhưng để tăng sự hứng thú của trẻ có thể cho trẻ sử dụng một số đồ chơi âm nhạc. Với những lần chơi sau, cô có thể thay đàn bằng việc gõ phách tre, xắc xô hay tiếng vỗ tay... Trẻ chơi lần đầu, cô nên tổ chức cho trẻ chơi ở mức độ 1.

- Hình thức và tình huống chơi: chơi ở lần đầu nên sử dụng hình thức chơi tập thể. Khi trẻ đã thành thạo, cô cho trẻ chơi các nhóm tuỳ theo nhu cầu và hứng thú của trẻ. TC này có thể sử dụng tình huống thi đua.

- Hướng dẫn trẻ chơi:

+ Giới thiệu tên TC: trẻ chơi lần đầu, cô dùng cách giới thiệu trực tiếp: “Hôm nay, cô sẽ cho các con chơi một TC mới đó là TC Đi theo tiếng nhạc”. Nếu trẻ đã biết TC, cô dùng cách giới thiệu gián tiếp. Ví dụ như: “Có một trò

79

chơi mà khi tham gia các con phải bước đi nhanh hoặc chậm tuỳ theo âm thanh phát ra. Đó là TC gì các con nhớ không?”

+ Giới thiệu nhiệm vụ nhận thức: “Các con cần chú ý, muốn tham gia TC các con phải lắng nghe tiếng nhạc để bước đi cho đúng nhé”.

+ Giới thiệu luật chơi: “Khi cô mở nhạc nhanh, các con phải bước đi thật nhanh, khi nhạc chậm lại, các con phải đi chậm lại. Khi nhạc được mở to hơn, các con phải giẫm chân và bước đi thật mạnh, khi nhạc mở nhỏ lại, chúng ta nhón chân đi thật nhẹ nhàng. Khi nhạc dừng lại, các con phải đứng lại, không được bước tiếp nữa.Bạn nào vi phạm luật sẽ phải ra ngoài ở lượt chơi kế tiếp”.

Tuỳ theo khả năng của trẻ, cô giáo có thể giới thiệu từng yêu cầu một và cho trẻ chơi, sau đó mới giới thiệu các yêu cầu tiếp theo.

+ Hướng dẫn cách chơi: “Cách chơi của TC này như sau: bây giờ các con hãy đứng thành một vòng tròn, quay mặt về phía lưng của bạn đứng trước. Khi cô hô “Bắt đầu” mà mở nhạc thì chúng ta bắt đầu chơi.Đầu tiên cô sẽ mở nhạc vừa phải, các con sẽ bước đi bình thường. Sau đó cô sẽ mở nhạc nhanh lên hoặc chậm đi, to lên hoặc nhỏ đi, các con chú ý phải lắng nghe thật kĩ để bước đi cho đúng. Trong quá trình chơi, các con tự kiểm tra lẫn nhau xem có bạn nào đi sai nhạc không nhé! Chúng ta đã hiểu cách chơi chưa?”

Nếu trẻ còn chưa rõ luật chơi, cách chơi, cô có thể nhắc lại một vài lần nữa, kết hợp với chơi mẫu để mọi trẻ đều nắm được luật chơi.

Tổ chức cho trẻ chơi: lần đầu tiên cô cho trẻ chơi ở mức độ 1. Sau một vài lần chơi, nếu số trẻ phạm luật giảm dần, còn rất ít trẻ vi phạm thì cô có thể chuyển sang mức độ 2. Khi chuyển mức độ chơi, cô nên phổ biến lại cách chơi ở mức độ 2 cho khỏi nhầm lẫn.

Ở những lần chơi đầu, cô nên cho trẻ chơi dưới hình thức tập thể và tham gia chơi cùng trẻ. Khi trẻ đã chơi thành thạo, cô triển khai theo các

80

nhóm chơi để trẻ tự tổ chức TC, mỗi nhóm chơi có thể từ 3 đến 5 trẻ, tuỳ hứng thú và nhu cầu chơi của trẻ. Trong các nhóm chơi, một trẻ sẽ làm trưởng trò, có nhiệm vụ vỗ tay hoặc cầm phách tre, xắc xô...gõ nhanh, chậm, mạnh nhẹ...để các trẻ khác bước đi theo. Sau một vài lần chơi, cô có thể cho các nhóm thi đua với nhau xem nhóm nào sau một số lần chơi vẫn còn nhiều thành viên nhất...

Tuỳ theo hứng thú và nhu cầu của trẻ mà TC có thể lặp lại một hay nhiều lần ở các mức độ yêu cầu khác nhau. Ở các lần lặp lại, cô sử dụng các cách phát triển TC.

Đánh giá hiệu quả sử dụng trò chơi: Trong khi trẻ chơi, cô quan sát, theo dõi việc trẻ thực hiện các yếu tố của TC: nhiệm vụ nhận thức, hành động chơi, luật chơi... Để biết được rằng sau mỗi lần chơi, có khoảng bao nhiêu trẻ thực hiện đúng luật, số trẻ vi phạm luật có giảm đi không, có bao nhiêu trẻ còn hứng thú chơi tiếp. Dựa vào kết quả quan sát đó để cô điều chỉnh tốc độ, nhịp điệu chơi và đưa ra quyết định có chơi tiếp TC hay không, nếu chơi tiếp thì có cần tăng mức độ chơi hay phát triển thêm các yếu tố của TC hay không. Trên đây là đề xuất cách sử dụng hệ thống TCHT hình thành BTBT cho trẻ 3 – 4 tuổi. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ đưa ra cách sử dụng TCHT trong chủ đề “Bản thân”. Tuy nhiên, các TC không chỉ sử dụng trong chủ đề “Bản thân” mà còn có thể sử dụng trong các chủ đề khác, trong các hình thức hoạt động thích hợp.Tích hợp là một quan điểm giáo dục một cách hợp lí cần thiết để đem đến sự phát triển toàn diện cho trẻ. Bên cạnh đó, với cách sử dụng TC theo hướng mở, giáo viên có thể tuỳ ý phát triển TC để thích hợp cho việc sử dụng ở không chỉ lứa tuổi trẻ 3 – 4 tuổi mà còn có thể tiếp tục sử dụng ở các lứa tuổi lớn hơn.

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ 3 4 tuổi thông qua trò chơi học tập (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)