48Chỉ số Số giáo viên

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ 3 4 tuổi thông qua trò chơi học tập (Trang 48 - 54)

Chỉ số Số giáo viên điều tra Mức độ nhận thức Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Số lượng 24 18 16 0 % 100 75 25 0

Nhận xét: có 18 giáo viên phụ trách lớp được hỏi ý kiến cho rằng việc hình thành biểu tượng về một số loài côn trùng cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết. Chỉ có 16 giáo viên đánh giá ở mức độ quan trọng, không có giáo viên nào đánh giá ở mức độ không quan trọng.

Như vậy 100% giáo viên phụ trách lớp 3 tuổi được khảo sát đều nhận thức đúng vai trò của việc hình thành biểu tượng về một số loài côn trùng đối với sự phát triển của trẻ

* Nhận thức của giáo viên về nội dung hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua trò chơi học tập

Bảng 1.2: Kết quả nhận thức của giáo viên về nội dung hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua trò chơi học tập

STT Nội dung hình thành biểu tượng bản thân

cho trẻ 3 – 4 tuổi Số lượng % 1 Trẻ biết tên các giác quan và các bộ phận tương

ứng với các giác quan 24 100

2 Trẻ biết đặc điểm, chức năng của từng bộ phận

trên cơ thể mình 22 92

3 Trẻ biết phân biệt và cách thể hiện các trạng thái

cảm xúc khác nhau 18 75

4 Trẻ biết suy nghĩ và phân biệt đâu là những hành

vi đúng và hành vi chưa đúng 10 83

49

6 Trẻ biết vị trí của mình và của người khác trong

các mối quan hệ khác nhau 20 83

7 Các nội dung khác 0 0

Nhận xét: Từ bảng kết quả trên cho thấy hầu như giáo viên đều nhận thức đúng đắn về nội dung hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua trò chơi học tập. Trong đó hầu như các nội dung đều được giáo viên đồng ý với tỉ lệ cao ( từ 75-100%) cụ thể như: Trẻ biết tên các giác quan và các bộ phận tương ứng với các giác quan đạt 100%; trẻ biết đặc điểm, chức năng của từng bộ phận trên cơ thể mình; trẻ biết phân biệt bản thân mình với người khác đạt 92%; trẻ biết suy nghĩ và phân biệt đâu là những hành vi đúng và hành vi chưa đúng; trẻ biết vị trí của mình và của người khác trong các mối quan hệ khác nhau đạt 83%; trẻ biết phân biệt và cách thể hiện các trạng thái cảm xúc khác nhau đạt 75%;…

* Mức độ sử dụng các biện pháp hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ 3 – 4 tuổi

Bảng 1.3. Kết quả điều tra mức độ sử dụng các biện pháp hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ 3 – 4 tuổi

Biện pháp

Mức độ sử dụng

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

SL % SL % SL % Quan sát có chủ đích 14 58 7 29 2 8 Đàm thoại 18 75 6 25 0 0 Phân tích, giải thích 12 50 6 25 6 25 Tổ chức trò chơi 18 75 6 25 0 0 Sử dụng truyện, thơ, câu đố 12 50 6 25 6 25 Sử dụng ĐDTQ 12 50 6 25 6 25

50

Nhận xét: Qua đây ta thấy giáo viên đã chú ý sử dụng các biện pháp để hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ 3- 4 tuổi. Tuy nhiên mức độ sử dụng các biện pháp này còn chưa cao. Cách sử dụng các biện pháp còn dập khuôn, máy móc, chưa phát huy tính sáng tạo

* Nhận thức của giáo viên về ưu thế của trò chơi học tập trong việc hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ 3 – 4 tuổi

Bảng 1.4: Nhận thức của giáo viên về ưu thế của trò chơi học tập trong việc hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ 3 – 4 tuổi

STT Ưu thế của trò chơi học tập trong việc hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ 3 – 4 tuổi

Số

lượng % 1 Cung cấp các kiến thức cho trẻ về bản thân 18 75 2 Chính xác hóa , củng cố kiến thức về bản thân cho trẻ 18 75 3 Hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức về bản thân trẻ 21 87 4 Giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ học tập dễ dàng, nhanh

nhẹn, thoải mái không gò bó 22 92

5 Tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình chơi, học tập 24 100 6 Có thể sử dụng trong nhiều hoạt động của trẻ 22 92

7 Các ưu thế khác 0 0

Nhận xét: Từ kết quả trên ta thấy đa số giáo viên đều cho rằng trò chơi học tập có ưu thế lớn trong việc hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ 3 – 4 tuổi. Trong đó cụ thể kết quả như sau: Tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình chơi, học tập đạt 100%; giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ học tập dễ dàng, nhanh nhẹn, thoải mái không gò bó; có thể sử dụng trong nhiều hoạt động của trẻ đạt 92%; hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức về bản thân trẻ đạt 87%; Cung cấp các kiến thức cho trẻ về bản thân; Chính xác hóa, củng cố kiến thức về bản thân cho trẻ đạt 75%;…

51

* Mức độ sử dụng TCHT trong các hoạt động hằng ngày của trẻ

Bảng 1.5: Mức độ sử dụng TCHT trong các hoạt động hằng ngày của trẻ

Hoạt động

Mức độ sử dụng

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

SL % SL % SL %

Hoạt động học tập 20 83 4 17 0 0

Hoạt động ngoài trời 20 83 3 13 1 2

Hoạt động vui chơi 21 87 3 13 0 0

Sinh hoạt hằng ngày 21 87 3 13 0 0

Kết quả trên cho thấy giáo viên khá linh hoạt tổ chức TCHT hình thành BTBT cho trẻ trong hiều hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, mức độ sử dụng trong các hoạt động là không giống nhau.Cụ thể như sau: 87% giáo viên được hỏi thường xuyên sử dụng TCHT hình thành BTBT cho trẻ trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ, chẳng hạn trong giờ đón trả trẻ, giờ sinh hoạt chiều… Tiếp đó, một số lượng lớn giáo viên 83% thường xuyên sử dụng trong các giờ học như: làm quen môi trường xung quanh, hình thành biểu tượng toán,...Có tới 83% số giáo viên thường xuyên tận dụng các giờ chơi để tổ chức các TC cho trẻ. Thời điểm mà giáo viên hay sử dụng các giờ chơi là các giờ chơi tự do, các giờ hoạt động góc.

Một hoạt động khá thuận lợi để tổ chức các TC hình thành BTBT cho trẻ, đặc biệt là các TCHT vừa đòi hỏi hành động tư duy vừa đòi hỏi sự vận động tích cực của cơ thể là hoạt động ngoài trời. Tuy vậy, một số giáo viên được hỏi chỉ thỉnh thoảng mới lựa chọn thời điểm này để tổ chức các TCHT nhằm hình thành BTBT cho trẻ. Lý do đưa ra là vì khi hoạt động ở ngoài trời trẻ hoạt động trong không gian rộng nên rất khó kiểm soát.

*Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TCHT nhằm hình thành

52

Bảng 1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TCHT nhằm hình thành BTBT cho trẻ 3 – 4 tuổi

Các yếu tố ảnh hưởng Số lượng %

Nội dung BTBT được phản ánh trong TC 16 67

Phương tiện, tài liệu trực quan 22 92

Nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ 23 96

Không gian chơi 17 71

Cách tổ chức TC của giáo viên 21 88

Kết quả trên cho thấy những yếu tố được phần lớn giáo viên quan tâm là phương tiện, tài liệu trực quan; nhu vầu, hứng thú của trẻ và cách tổ chức của giáo viên.Yếu tố ít được quan tâm hơn cả là không gian chơi. Song còn một yếu tố quan trọng, định hướng trực tiếp cho việc hình thành BTBT ở trẻ đó chính là nội dung các BTBT được phản ánh trong TC thì chỉ có một số ít giáo viên quan tâm tới. Đây cũng là một điểm còn hạn chế trong việc sử dụng TC của giáo viên.

*Những khó khăn của giáo viên trong việc sử dụng TCHT nhằm hình thành

BTBT cho trẻ 3 – 4 tuổi

Bảng 1.7: Những khó khăn của giáo viên trong việc sử dụng TCHT nhằm hình thành BTBT cho trẻ 3 – 4 tuổi

Những khó khăn Số lượng %

Số lượng TC có sẵn ít 17 71

Thiếu tài liệu hướng dẫn cách sử dụng TC 19 79

Thiếu đồ dùng, đồ chơi 11 46

Thiếu không gian chơi 8 33

Thiếu thời gian chơi 10 42

Số trẻ trong lớp quá đông 13 54

Kết quả trên cho thấy giáo viên đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng TCHT nhằm hình thành BTBT cho trẻ 3 – 4 tuổi. Ngoài những khó khăn

53

chung như: thiếu không gian chơi (33%); thiếu thời gian chơi (42%); … thì khó khăn lớn nhất mà giáo viên gặp phải là thiếu tài liệu hướng dẫn cách sử dụng TC (79%). Đó là một trong những lí do dẫn đến sự hạn chế trong việc sử dụng các TCHT. Ngoài ra còn có những khó khăn lớn khác như: số lượng TC có sẵn ít (71%); thiếu đồ dùng, đồ chơi (46%). Nhiều giáo viên cho rằng để tổ chức hiệu quả các TCHT thì việc đầu tư đồ dùng, đồ chơi cho trẻ là rất cần thiết; điều này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức và cả về kinh phí. Vì thế, phần lớn giáo viên mới chỉ đầu tư đồ dung, đồ chơi cho những tiết dạy mẫu hay những thời điểm cần có sự kiểm tra, đánh giá từ bên ngoài chứ chưa hoàn toàn vì lợi ích của trẻ.

Bên cạnh đó, đặc biệt giáo viên các trường mầm non ở thành phố còn gặp nhiều khó khăn nữa là số lượng trẻ trong lớp quá đông.Vì thế, việc tổ chức được một TC cho cả lớp là rất khó, mất nhiều thời gian và nhiều khi không đủ không gian chơi và đồ dùng, đồ chơi.

* Nhận xét chung

Qua quá trình nghiên cứu thực trạng và kết quả điều tra bằng phiếu đối với giáo viên mầm non, chúng tôi có nhận xét như sau:

Phần lớn giáo viên thấy được vị trí hết sức quan trọng của TCHT trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nói chung và việc hình thành BTBT cho trẻ 3 – 4 tuổi nói riêng.

Tuy nhiên, một số ít giáo viên có khả năng phát triển các TC có sẵn và có khả năng sáng tạo TC mới nhằm mục đích hình thành BTBT cho trẻ. Bên cạnh đó, việc tổ chức TCHT cho trẻ còn có những hạn chế như: Việc quan tâm đến đặc điểm nhận thức, nhu cầu hứng thú của từng trẻ, tạo điều kiện và những cơ hội cho trẻ được thử sức, trải nghiệm trong những tình huống khác nhau còn gặp nhiều khó khăn. Nội dung hình thức chơi của các TC thì lặp đi lặp lại, không có sự đổi mới dễ dẫn đến nhàm chán, mất đi sự hứng thú ở

54

trẻ… Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến hiệu quả của việc hình thành BTBT ở trẻ.

Sở dĩ có thực trạng đó là do trong quá trình thực hiện, giáo viên mầm non còn gặp những khó khăn như: thiếu tài liệu hướng dẫn cách sử dụng TCHT, thiếu ngân hàng TCHT cho trẻ, khối lượng công việc của giáo viên quá lớn không có thời gian để tìm tòi, sáng tạo ra những TC mới,… Vì thế, việc nghiên cứu sử dụng các TC, thiết kế những TC mới là hết sức cần thiết để góp phần nâng cao hiệu quả của việc hình thành BTBT ở trẻ 3 – 4 tuổi.

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ 3 4 tuổi thông qua trò chơi học tập (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)