- TC phát triển tư duy
Đây là loại TC đặc trưng nhất của trò chơi trí tuệ, nó đòi hỏi trẻ em phải vận dụng những thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa… để phát triển các nhiệm vụ nhận thức đặt ra .nhờ đó, trí thông minh của trẻ được phát triển. Thuộc loại TC này có các câu đố vui , các TC sử dụng phiếu học tập như phân nhóm đối tượng, tìm đường đi. Chẳng hạn như trong trò chơi “Chiếc nón kỳ diệu”, để được lên chơi, trẻ phải suy nghĩ thật nhanh để trả lời các câu đố của cô giáo.Sau đó, khi được lên chơi, quay vào khuôn mặt nào trẻ đều phải suy nghĩ thật kỹ để tìm ra lời lý giải hợp lý.Vì vậy, bên cạnh việc giúp hình thành các BT về xúc cảm, TC còn giúp trẻ phát triển tư duy.
- TC phát triển ngôn ngữ
TC này đòi hỏi trẻ phải phát âm đúng, nói đúng từ, ngữ pháp tiếng mẹ đẻ, nhờ đó mà ngôn ngữ của mẹ đẻ được phát triển.Chẳng hạn như “Đặt vè nối tiếp”, một số trẻ ngồi thành vòng tròn, người đầu tiên nói một câu, những người kế tiếp phải nói một câu cùng số lượng từ và có vần với từ của câu trước.Cứ như thế, ai không nói được là thua. Hay TC “Ai nói giỏi”, trẻ phải dùng lời miêu tả mọi đặc điểm của đối tượng được quan sát mà không trùng lập. Những TC như thế có tác dụng to lớn đối với việc củng cố và phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ.
Ngoài ra, nếu căn cứ vào hình thức tổ chức TC thì TCHT gồm các thể loại như Đôminô; Lôtô; Đố vui; Xếp chứ theo yêu cầu . . .
Nhìn chung, hiện nay trên thực tiễn vẫn tồn tại nhiều cách phân loại TCHT khác nhau. Điều đó cũng cho thấy sự phong phú đa dạng của loại TC này. Với mục đích hình thành BTBT thông qua TCHT, đề tài của chúng tôi lựa chon một cách phân loại khác, đó là cách phân loại dựa vào nội dung BTBT cần hình thành cho trẻ. BTBT ở mỗi con người đều rất phong phú, đa
33
dạng. Đối với trẻ MG, đặc biệt là trẻ MG 3-4 tuổi, chúng tôi khái quát thành 3 nhóm BTBT cần được hình thành cho trẻ là: BT về các giác quan và các bộ phận cơ thể, BT về vị trí xã hội của bản thân và BT về cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của bản thân trong quan hệ với môi trường xung quanh. Tương ứng với 3 nhóm BT đó là 3 nhóm TC: TC hình thành BT về các giác quan và các bộ phận cơ thể; TC hình thành BT về vị trí xã hội của bản thân; TC hình thành BT về cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của bản thân trong quan hệ với môi trường xung quanh. Với đặc thù của loại TCHT này, chúng tôi cho rằng cách phân loại như trên sẽ giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn TC dựa trên mục đích cụ thể, nội dung BT cần hình thành và củng cố cho trẻ.
Như vậy, TCHT xuất hiện từ sớm, do người lớn nghĩ ra. Nó có nguồn gốc trong nền giáo dục học dân gian, kết hợp TC với các yếu tố dạy học.TCHT không phải chỉ gồm các TC huy động một vài chức năng tâm lí mà còn nhiều TC huy động dường như toàn bộ hoạt động trí tuệ mới giải quyết được nhiệm vụ nhận thức đặt ra, qua đó mà hình thành và phát triển nhiều mặt của nhân cách trẻ.Vì thế, TC này thường được sử dụng như một phương pháp dạy học có hiệu quả dành cho trẻ em. Thực tiễn ở các trường mầm non hiện nay cho thấy TCHT được sử dụng rất rộng rãi và là một trong những TC được trẻ em các lứa tuổi say mê, yêu thích.
1.2.2.4. Cấu trúc của TCHT
Từ những nghiên cứu về TCHT có thể thấy cấu trúc của TCHT có thể thấy cấu trúc của TCHT gồm có 3 thành phần chính là: nhiệm vụ chơi, hành động chơi và luật chơi.
- Nhiệm vụ chơi hay còn gọi là nhiệm vụ học tập bao gồm nhiệm vụ phát triển một vài chức năng tâm lý nào đó của hoạt động trí tuệ (quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, chú ý, ngôn ngữ, …) hay nhận thức một điều gì mới mẻ, có tính chất như một bài toán bắt buộc trẻ phải suy nghĩ, tìm tòi, tự mình tìm ra đáp số dựa trên những điều kiện cho trước. Nhiệm vụ chơi là
34
thành phần cơ bản của TCHT, nó khiêu gợi ở trẻ hứng thú chơi, tính tích cực, lòng ham hiểu biết, trí tò mò của trẻ. Đối với trẻ 3 – 4 tuổi nội dung chơi thường đơn giản, thường chỉ tìm ra được những dấu hiệu đơn lẻ của sự vật, hiện tượng nhưng bước sang tuổi MGL nội dung chơi của trẻ phức tạp hơn rất nhiều, trẻ có thể nhìn nhận nhiệm vụ chơi trong một tổng thể và biết được mối quan hệ giữa chúng. Để giải quyết được nhiệm vụ chơi đòi hỏi trẻ phải huy động sự hoạt động tích cực của các chức năng tâm lý.
- Hành động chơi là hệ thống thao tác nhằm thực hiện nhiệm vụ nhận thức mà TC đặt ra, nhưng phải tuân thủ những quy định của luật chơi. Trong TC, hành động chơi càng phong phú, nhiều hình thức, nhiều vẻ bao nhiêu. Với trẻ 3 – 4 tuổi, hành động chơi thường là sự di chuyển, sắp xếp lại, thu thập đồ vật, so sánh chúng và lựa chọn theo dấu hiệu, màu sắc, kích thước, bố trí tranh ảnh, bắt chước… Đối với trẻ nhỡ và lớn, hành động chơi của trẻ đòi hỏi phải có sự liên hệ lẫn nhau giữa hành động của một số trẻ này với một số trẻ khác, đòi hỏi phải có tính tuần tự, liên tục.
- Luật chơi là những quy định bắt buộc người chơi phải tuân thủ trong khi thực hiện nhiệm vụ nhận thức. Nó được coi là tiêu chuẩn để đánh giá hành động đúng hay sai. Luật xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ chức và điều khiển hành vi cùng mối quan hệ lẫn nhau của trẻ trong khi chơi. Trong TCHT vị trí của trẻ là như nhau và luật chơi là tiêu chí đánh giá khả năng chơi của trẻ. Việc trẻ lĩnh hội và tuân theo các luật chơi đó có tác dụng giáo dục tính độc lập, khả năng tự kiểm tra và kiểm tra trong khi chơi. Luật chơi càng chính xác bao nhiêu thì TC càng căng thẳng và quyết liệt bấy nhiêu. Ba thành phần trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng nằm trong một thể thống nhất , thiếu một trong ba thành phần ấy thì không thể tiến hành TC được.
TCHT bao giờ cũng có một kết quả nhất định, đó là lúc kết thúc TC, trẻ hoàn thành nhiệm vụ nhận thức nào đó (đoán được câu đố, nói đúng tên và
35
nêu đặc điểm của sự vật, tìm và xếp đúng tranh …). Đối với trẻ em thì kết quả chơi thường làm thỏa mãn như cầu nhận thức cũng như nhu cầu chơi, khuyến khích tích cực trẻ tham gia vào trò chơi tiếp theo, còn đối với cô giáo thì kết quả TC luôn là chỉ tiêu về mức độ thành công hoặc sự lĩnh hội tri thức của trẻ. Đồ chơi là công cụ, là phương tiện để tiến hành TCHT.Đồ chơi được giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của trẻ em trong TCHT.Đồ chơi tạo điều kiện để mọi trẻ được tích cực hành động trực tiếp với đối tượng, vận dụng nhiều giác quan cùng một lúc để tri giác đối tượng, làm giàu thêm tư liệu cảm tính về đối tượng. Do vậy, đồ chơi là cơ sở vật chất, làm chỗ dựa bên ngoài cho những hành động bên trong của trẻ, dưới sự hướng dẫn của giáo viên đồ chơi là “dây thần kinh sống” của TC (E.A.Atkin). Nó thúc đẩy đứa trẻ liên kết thành nhóm cùng nhau phối hợp hành động để thực hiện nội dung chơi. Đồ chơi giúp cho quá trình nhập tâm của đứa trẻ được dễ dàng và do vậy BT của sự vật, hiện tượng cũng nhanh chóng được hình thành.
Đồ chơi còn tạo điều kiện cho những hành động phối hợp giữa mắt và các vận động, làm phát triển sự phân tích thị giác dựa trên cơ sở so sánh những sự giống và khác nhau giữa các đối tượng, giúp trẻ nhận biết đúng về hình dạng, màu sắc, độ lớn, vị trí của đồ vật, nó còn đọng lại cho trẻ những cảm xúc, những ấn tượng sâu sắc, gây hứng thú cho trẻ trong TC. Đồ chơi có thể là vật thật hay tranh ảnh, mô hình …
Tóm lại, TCHT là phương tiện giúp cho trẻ được phát triển toàn diện và chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông, nó có ý nghĩa giáo dục và giáo dưỡng to lớn. Nó tác động trực tiếp đến việc củng cố kiến thức và phát triển các quá trình nhận thức, cảm giác, tri giác, BT… “Nếu TCHT được sử dụng thành hệ thống sẽ góp phần đắc lực vào việc phát triển các quá trình tri giác, cảm giác và BT của trẻ MG”. Thông qua chủ đề chơi, nhiệm vụ đặt ra yêu cầu trẻ phải tích cực phân tích, tổng hợp, phân loại, khái quát… nên nó không chỉ tác
36
động đến việc phát triển trí tuệ và còn giáo dục các phâm chất đạo đức cho trẻ như tính thật thà, tính tổ chức, tính tự lực, tính đoàn kết, tính sáng tạo …
1.2.2.5. TCHT với việc hình thành BTBT cho trẻ 3-4 tuổi
Học trong quá trình vui chơi là quá trình lĩnh hội tri thức, vốn sống, vốn kinh nghiệm xã hội nhẹ nhàng, tự nhiên, không gò bó, phù hợp với đặc điểm vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Học bằng chơi sẽ khơi dậy hứng thú với đặc điểm vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Học bằng chơi sẽ khơi dậy hứng thú tự nguyện, làm giảm đi sự căng thẳng, giữ được sự hồn nhiên ở trẻ, rồi trong khi chơi trẻ được làm vui chơi – trải nghiệm – khám phá sẽ giúp cho trẻ học tập một cách có hiệu quả và nó còn tạo cho trẻ những cơ hội được vui chơi giải trí trong giờ học.
Theo A.P.Uxova, TCHT có hai chức năng: Chức năng thứ nhất là hoàn thiện, củng cố những tri thức và kĩ năng mà trẻ nắm được trong các giờ học. Trong quá trình chơi trẻ không chỉ tái hiện những tri thức, kĩ năng đã nắm được mà còn biết vận dụng chúng trong những hoàn cảnh mới, nhiệm vụ mới. Do vậy khi tái hiện tri thức, kĩ năng trong TC, hoạt động sáng tạo của trẻ được kích thích. Chúng không chỉ làm những tri thức đã nắm được trở nên sốt dẻo mà còn học được cách vận dụng và cải biến những tri thức ấy cho hoàn cảnh mới.Chức năng thứ hai, là cung cấp tri thức mới cho trẻ.Tức là qua thực hiện các thao tác chơi, hành động chơi trẻ nhận ra một hoặc vài thuộc tính mới, mối quan hệ nào đó của sự vật hiện tượng.
Do đó, các TCHT đã tạo cơ hội chho trẻ được trải nghiệm, được hoạt động một cách tích cực để tự khám phá bản thân mình, qua đó các BT mới về bản thân của trẻ được hình thành, các BT cũ được củng cố và hoàn thiện. Như vậy, các chức năng của TCHT đã cho thấy nó rất phù hợp để giáo dục tự nhận thức, hình thành BTBT cho trẻ.
37
Như vậy, có thể nói TCHT vừa là phương tiện vừa là hình thức giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ MG, trong đó có việc hình thành BTBT cho trẻ 3-4 tuổi. Điều đó được thể hiện như sau:
Thứ nhất: Nhận thức bản thân là rất khó với trẻ 3 – 4 tuổi, khi mà tính
chủ định của các quá trình tâm lí còn yếu, nên trẻ thường khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách nghiêm túc, lâu dài. Vì thế, TCHT với các yếu tố chơi, đặc biệt với luật chơi được xác định có thể trở thành điểm tựa nhận thức cho trẻ, giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội những tri thức, kĩ năng cần thiết cho quá trình hình thành BTBT. Như PGS.TS. Nguyễn Ánh Tuyết đã khẳng định thay vì việc giảng giải và rèn luyện cho trẻ những tri thức và kĩ năng một cách buồn tẻ và khô cứng, giáo viên sử dụng TCHT để thực hiện các nhiệm vụ nhận thức được đặt ra trong chương trình học tập một cách tự nhiên, thoải mái.
Như trên đã nói, nhận thức bản thân không giống với các quá trình nhận thức khác là nó được tiến hành gián tiếp thông qua người khác, qua các mối quan hệ giữa “cái tôi” của bản thân với “cái tôi” của người khác. Vì thế để có được những BT đúng đắn, trẻ phải trải qua quá trình nhận thức lâu dài và phức tạp, đặc biệt trẻ càng nhỏ thì quá trình này càng khó khăn hơn.Nhưng nếu quá trình đó được đưa vào các TC, các nhiệm vụ nhận thức trở thành nhiệm vụ chơi, các quy định đòi hỏi sự nghiêm túc biến thành luật chơi… thì trẻ sẽ học mà như chơi nên tri thức được lĩnh hội dễ dàng hơn.Các BTBT đưa vào TC trở thành nội dung chơi, được trẻ 3 – 4 tuổi lĩnh hội dưới dạng các nhiệm vụ chơi sinh động, hấp dẫn nên trẻ rất hứng thú. Chẳng hạn để hình thành cho trẻ BT về các giác quan, thay vì việc giảng giải, cô giáocó thể cho trẻ tham gia vào các trò chơi để trẻ tự mình trải nghiệm như: Tai ai tinh, nhanh tay nhanh mắt, ai nói giỏi… Trong các trò chơi này, để thực hiện nhiệm vụ chơi trẻ 3 – 4 tuổi phải huy động tối đa sự hoạt động của các giác quan.Qua đó, trẻ có biểu tượng chính xác về đặc điểm cũng như chức năng của các giác quan này. Vì vậy, trong việc hình thành BTBT cho trẻ 3 – 4 tuổi
38
nếu sử dụng TCHT một cách hợp lí sẽ trở thành điểm tựa nhận thức tối ưu, giúp trẻ khắc phục được tính không chủ định của các quá trình tâm lí và các BT được hình thành dễ dàng hơn.
Thứ hai: Quá trình nhận thức bản thân được phát triển từ nhân thức bản
thân trong mối quan hệ“tôi và người khác” đến mối quan hệ “tôi và tôi”. Cả hai mối quan hệ này đều được tái hiện một cách sinh động trong TCHT.
* Trong các TCHT, để hoàn thành nhiệm vụ chơi, trẻ phải thực hiện các hành động chơi buộc trẻ phải huy động sự hoạt động của các giác quan và các bộ phận cơ thể. Vì thế, tham gia vào các TC này là cơ hội cho trẻ hiểu biết về bản thân mình thông qua trải nghiệm trực tiếp.TCHT là phương tiện giúp trẻ tích cực rèn luyện sự tinh nhạy của các giác quan, rèn luyện và phối hợp sự vận động của các giác quan, các bộ phận trên cơ thể đối với cuộc sống hằng ngày của chúng.
Chẳng hạn như trong TC “Tai ai tinh”, trẻ phải nhận biết bạn đang nói hoặc đồ vật đang phát ra âm thanh mà không được nhìn.Không những thế, trẻ còn phải phán đoán xem âm thanh đến từ hướng nào.Để làm được điều đó đòi hỏi trẻ phải huy động tối đa sự hoạt động của cơ quan thính giác.Qua nhiều lần rèn luyện như vậy, thính giác của tre sẽ trở nên tinh nhạy hơn.
Hay TC “Ai nhanh hơn”, trẻ phải thi đua nhau xem ai nhảy về đích nhanh hơn chỉ trong một chân hoặc chạy nhưng không gập đầu gối. Khi đó, trẻ sẽ nhận ra vai trò của đôi chân lành lặn quan trọng như thế nào. Chính thông qua những TC như thế, trẻ được trực tiếp hoạt động với các giác quan và các bộ phận trên cơ thể nên nhận thức về chính cơ thể mình rõ ràng hơn. Như vậy, mối quan hệ của trẻ với chính mình được thể hiện rõ ràng hơn qua trò chơi.
Với trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ 3 – 4 tuổi, cách học tốt nhất là cho chúng được trực tiếp trải nghiệm mình trong các tình huống cụ thể.Chỉ khi đó,
39
nhận thức của trẻ mới bền vững và sâu sắc.TCHT còn là phương tiện để phát triển ngôn ngữ, phát huy tính tích cực của trẻ.
* Thuộc nhóm TC có luật nên khi tham gia các TCHT trẻ bị ràng buộc chặt chẽ bởi luật chơi. Chính về việc tuân thủ một cách nghiêm ngặt luật chơi