Kết luận chương 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong trường THPT trung giáp huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 35)

Qua việc nghiên cứu một số khái niệm công cụ cơ bản, một số nội dung chủ yếu của quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở trường THPT. Trên cơ sở lý luận của việc nghiên cứu các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT tác giả có thể kết luận như sau:

Ứng dụng CNTT trong dạy học là việc sử dụng CNTT vào hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nhằm nâng cao chất lượng của quá trình dạy học.

trưởng thông qua các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra đến GV dạy học nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một trong những yếu tố nâng cao chất lượng giáo dục.

Các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục và đặc biệt ở trường THPT Trung Giáp huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRUNG GIÁP

HUYỆN PHÙ NINH TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Nội dung, hình thức, phương pháp điều tra thực trạng

2.1.1. Mc đích điu tra

Nhằm xác định cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT, đề tài tiến hành tìm hiểu thực trạng công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở Trường THPT Trung Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ với mục đích tìm ra các ưu nhược điểm của việc ứng dụng CNTT hỗ trợ dạy và học, công tác quản lý các hoạt động ứng dung CNTT trong một số hoạt động khác của nhà trường.

2.1.2. Ni dung tìm hiu

Để tiến hành tìm hiểu:

- Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

- Thực trạng trang thiết bị, CSVC (đặc biệt quan tâm tới trang thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ bộ môn vật lý, Hóa học và phòng máy tính) và phong trào chung của nhà trường.

- Tình hình dạy : Tìm hiểu các PPDH của giáo viên; việc sử dụng các phương tiện dạy học.

- Tìm hiểu thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học các môn học.

- Tìm hiểu khả năng sử dụng máy tính của GV và HS.

2.1.3. Phương pháp điu tra tìm hiu

- Gặp gỡ quản lý nhà trường, trao đổi, tham quan, tìm hiểu phòng máy tính của nhà trường.

- Dự giờ, gặp gỡ trao đổi những thuận lợi khó khăn khi đổi mới phương pháp giảng dạy với tổ trưởng bộ môn và giáo viên bộ môn.

- Quan sát việc học của học sinh học, gặp gỡ trao đổi với một số học sinh.

2.2. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

2.2.1. Đặc đim địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hi huyn Phù Ninh tnh Phú Th. Th.

2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thực hiện Nghị định số 59 – NĐ/CP ngày 24 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc tách huyện Phong Châu thành hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh, ngày 01 tháng 9 năm 1999 huyện Phù Ninh được tái thành lập.

Huyện Phù Ninh là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì 15km và cách thị xã Phú Thọ 12km. Có địa giới hành chính:

- Phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ và huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Đông giáp huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. - Phía Tây giáp huyện Thanh Ba và thị xã Phú Thọ. - Phía Nam giáp huyện Lâm Thao

- Huyện Phù Ninh có tổng diện tích tự nhiên 156,48 km2. - Huyện Phù Ninh có địa hình dốc, bậc thang và lòng chảo.

- Với nhiều lần cải cách hành chính vùng đất Phù Ninh đã nhiều lần thay đổi ranh giới hành chính và sự phân cấp quản lý hành chính. Năm 2002, các nhà khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao tỉnh Phú Thọ tiến hành khai quật khu di tích lịch sử ở xóm Rền – xã Gia Thanh. Những hiện vật tìm thấy ở đây thuộc nền văn hóa Phùng Nguyên (sơ kỳ đồng thau, tồn tại khoảng nửa đầu thiên niên kỷ II - trước công nguyên) thuộc thời đại Hùng Vương. Điều đó khẳng định Phù Ninh là mảnh đất có lịch sử từ rất lâu đời.

- Trên địa bàn huyện có các trục giao thông đường thủy, đường bộ quan trọng chạy qua như sông Lô (chạy từ xã Vĩnh Phú đến xã Phú Mỹ dài 32km); tuyến đường quốc lộ II dài 18km chạy qua các xã Phù Ninh, thị trấn Phong Châu, Phú Lộc, Tiên Phú và Trạm Thản; các tuyến đường tỉnh lộ 323, 323C, 323D, 323E, 325B… là điều kiện tốt để giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển các hoạt động dịch vụ và thu hút thông tin, công nghệ, vốn đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

2.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Huyện Phù Ninh gồm có 19 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 18 xã). Dân số toàn huyện 98.859 người (theo số liệu tính đến 31/12/2015).

- Gồm các xã, thị trấn sau: thị trấn Phong Châu, Trạm Thản, Liên Hoa, Phú Mỹ, Lệ Mỹ, Gia Thanh, Bảo Thanh, Trung Giáp, Hạ Giáp, Trị Quận, Tiên Du, Phú Lộc, Phú Nham, An Đạo, Bình Bộ, Tử Đà, Vĩnh Phú, Phù Ninh.

Điều kiện kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 8 - 9%. + Nông, lâm nghiệp và thủy sản 4,5 - 5%. + Công nghiệp và xây dựng 9,5 - 10,5%. + Các ngành dịch vụ 7 - 8%.

- Giá trị tăng thêm bình quân đầu người trên 55 triệu đồng.

- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 19%; công nghiệp - xây dựng 53%; dịch vụ 28%.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 8.000 - 8.500 tỷ đồng.

- Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 964 tỷ đồng (tăng bình quân hàng năm 16%).

- Thu ngân sách địa phương (từ sản xuất kinh doanh) so với tổng chi ngân sách đạt trên 40%.

- Giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất canh tác và nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 87 triệu đồng.

Điều kiện văn hóa xã hội:

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1%.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm ít nhất 0,5 %/ năm. - Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm ít nhất 0,5%/năm.

- Giải quyết việc làm 8.000 - 8.500 lao động (trong đó việc làm mới trên 6.000 lao động); số lượt người đi xuất khẩu lao động 1.250 người trở lên.

- Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên 85%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt 71% (trong đó tỷ lệ đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 37%)

- Cơ cấu lao động đang làm việc: Nông, lâm nghiệp và thủy sản 35%, công nghiệp và xây dựng 38%, các ngành dịch vụ 27%.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 8%. - Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên 85%.

(tăng thêm 21 trường).

- Tỷ lệ hộ gia đình được dùng nước hợp vệ sinh đạt 95%.

2.2.2. Đặc đim trường THPT Trung Giáp huyn Phù Ninh tnh Phú Th.

Trường THPT Trung Giáp nằm ở xã Trung Giáp, phía bắc huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ. Nơi đây là khu vực có điều kiện kinh tế kém phát triển nhất trong huyện, đường giao thông đi lại còn rất khó khăn. Dân cư sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, không có nghề phụ.

Do điều kiện kinh tế của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn lạc hậu nên sự đầu tư cho giáo dục của các gia đình để con em họ đến trường còn rất hạn chế, phong trào học tập chưa phát triển mạnh. Một bộ phận gia đình không tạo điều kiện để con em mình được theo học, đặc biệt là bậc học THPT; Chưa có biện pháp phối hợp với nhà trường giáo dục con em đúng cách. Dẫn đến hiện tượng một bộ phận thanh niên ở các xã lân cận khu vực trường không đi học cũng không công ăn việc làm lôi kéo một số học sinh tham gia các tệ nạn xã hội, gây ra các hiện tượng mất an ninh trật tự trong và ngoài khu vực trường.

Nhà trường đã triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm :

Triển khai việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị gắn với đặc thù của Ngành: Trên tinh thần nâng cao nhận thức của CB, GV và NV nhà trường về nội dung này, năm học 2016 - 2017 nhà trường đã thực hiện tốt việc tuyên truyền, gắn với các nội dung cụ thể trong các tháng, luôn nhắc nhở kịp thời và giúp đỡ những giáo viên còn hạn chế và chưa tích cực. Nhà trường đã xây dựng được các chuyên đề bồi dưỡng đội ngũ, CB, GV và NV nhà trường đều đã thực hiện tốt những yêu cầu của Chỉ thị 03 Bộ chính trị.

năm học 2016 - 2017 nhà trường đã thực hiện và làm tốt một số công việc sau. Chỉ đạo việc xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc soạn giáo án giảng dạy của giáo viên và việc ứng dụng công nghệ thông trong giảng dạy.Yêu cầu 100% các thành viên trong BGH, TTCM phải dự đủ số giờ mà Ban chuyên môn xây dựng, để đảm bảo 100% giáo viên trong năm đều được dự giờ; BGH trực tiếp chỉ đạo việc đổi mới PPDH đối với với một số nhóm chuyên môn chưa tích cực; Đồng thời đa dạng các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

+ Về công tác giáo dục phổ thông:

- Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục; việc xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục trong năm học:

Việc xây dựng kế hoạch dạy học, đã thực hiện đúng, đủ theo các văn bản hướng dẫn. Không cắt xén, lồng ghép và phù hợp với các đối tượng học sinh.

Thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục: hoạt động giáo dục hướng nghiệp: 1 tiết/tháng, 9 tiết/ năm học; hoạt động ngoài giờ lên lớp: 2 tiết/tháng, 18 tiết/năm học, trong đó có lồng ghép các nội dung về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và giáo dục địa phương.

Thực hiện đủ các tiết sinh hoạt tập thể: 2 tiết /tuần; tổ chức được 9 buổi ngoại khóa nhằm giáo dục truyền thống, giáo dục về giới, giáo dục đạo đức lý tưởng cách mạng, giáo dục pháp luật và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh; giáo dục sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; giáo dục dân số, gia đình, giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng, chống HIV/AIDS.

- Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống và kĩ năng sống, giáo dục thể chất, chăm sóc sức khoẻ của học sinh; giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục về chủ quyền biển, đảo, tiết kiệm năng lượng: Các nội dung trên đã được nhà

trường đa dạng trong cách thức tuyên truyền và phổ biến, ngoài việc yêu cầu chuyên môn lồng ghép trong việc giảng dạy trên lớp, cũng yêu cầu Ban ngoài giờ lên lớp xây dựng thành các chuyên đề tổ chức thực hiện.

- Công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học; phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh: Đã phối hợp với công an xã Trung Giáp trong việc đảm bảo an ninh và trật tự trường học. Trong năm học nhà trường không có trường hợp học sinh nào vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội. Công tác ANTT nhà trường được đảm bảo tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học, tạo niềm tin cho nhân dân trên địa bàn.

- Triển khai các cuộc thi, hội thi theo đúng yêu cầu và chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế của địa phương còn nhiều hạn chế, do đó các cuộc thi trên mạng số lượng học sinh tham gia còn ít.

Bảng 2.1. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh năm học 2016-2017 Tốt Khá Trung bình Yếu, kém Tốt, khá Tốt Khá Trung bình Yếu, kém Tốt, khá Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % SL % K10 242 176 72,7 50 20,7 12 5,0 4 1,7 226 93,39 K11 198 147 74,2 35 17,7 12 6,1 4 2,0 182 91,92 K12 223 195 87,4 23 10,3 5 2,2 0 0,0 218 97,76 TT 663 518 78,1 108 16,3 29 4,4 8 1,2 626 94,42 + Về công tác giảng dạy:

- Đổi mới phương pháp dạy và học; hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực học sinh: Nhà trường đã thành lập Ban khảo thí do một đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách, nên công tác kiểm tra, đánh giá và tổ chức thi đã được thực hiện một cách khoa học và tạo được sự ủng hộ của CB, GV và HS.

- Việc tăng cường các giải pháp để giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi. Nhà trường đã thực hiện việc phối kết hợp với phụ huynh học sinh để tổ chức việc phụ đạo đối với những học sinh yếu kém. Năm học 2016 - 2017 nhà trường có 07 học sinh bỏ học, nguyên nhân chủ yếu là do bố mẹ lôi kéo đi làm.

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại học lực học sinh năm học 2016-2017 Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Giỏi, khá TB trở lên Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Giỏi, khá TB trở lên Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % SL % SL % K10 242 3 1,2 98 40,5 122 50,4 19 7,9 101 41,74 223 92,15 K11 198 4 2,0 83 41,9 107 54,0 4 2,0 87 43,94 194 97,98 K12 223 10 4,5 145 65,0 67 30,0 1 0,4 155 69,51 222 99,55 TT 663 17 2,6 326 49,2 296 44,6 24 3,6 343 51,73 639 96,38

Chất lượng dạy học thể hiện ở bảng 2.2. cho thấy: học sinh giỏi toàn diện là 17/663, học sinh tiên tiến là 326/663, có 6 học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa. Chất lượng giáo dục đại trà đạt chỉ tiêu. Học sinh yếu kém còn cao. Học sinh đỗ vào các trường đại học cao đẳng chưa cao mới đạt tỉ lệ 30%.

2.3. Kết quảđiều tra

2.3.1. V cơ s h tng CNTT

Ngay từ khi có mạng internet ở khu vực địa bàn nhà trường đóng, bằng nguồn ngân sách nhà nước nhà trường đã chủ động nối mạng internet và mua sắm trang thiết bị để ứng công nghệ thông tin trong nhà trường THPT Trung Giáp. Tính đế thời điểm tháng 3/2017 nhà trường đã có 1 phòng máy tính có nối internet để giảng dạy. 100% các phòng ban của nhà trường đều có máy tính và có kết nối mạng internet và có phát sóng wifi, 95,2% cán bộ giáo viên đề có máy tính cá nhân. Nhà trường có 18 phòng học có 6 phòng được trang bị đèn chiếu phục vụ công tác giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin

thông trong các tiết dạy.

Do sự phát triển của CNTT và điều kiện kinh tế- xã hội, điều kiện sống đã được nâng lên nên hầu hết các GV đã tự trang bị cho mình máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn phục vụ cho giáo dục (95,2%). Đặc biệt với sự phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong trường THPT trung giáp huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 35)