Biện pháp 6: Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá, khen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong trường THPT trung giáp huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 72 - 75)

3.2. Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong trường THPT

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá, khen

v công tác ng dng công ngh thông tin trong dy hc.

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp 6

Đôn đốc giáo viên đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học một cách thường xuyên, liên tục. Là một nhiệm vụ trách nhiệm của giáo viên khi lên

lớp, đồng thời nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học.

Đánh giá được việc ứng dụng CNTT trong dạy học của mỗi giáo viên từ đó hiểu được năng lực của mỗi giáo viên để có kế hoạch đôn đốc việc tự học, tự bồi dưỡng, có kế hoạch bồi dưỡng về CNTT.

Đánh giá được việc ứng dụng CNTT trong dạy học của GV có thường xuyên liên tục không, từ đó để có biện pháp đôn độc nhắc nhở, nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 6

Trong các công việc của nhà quản lý giáo dục việc kiểm tra đánh giá là một trong những công việc quan trọng không thể thiếu. Từ kết quả của quá trình kiểm tra nhà quản lý giáo dục biết được kết quả thực tế để từ đó đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học.

Việc kiểm tra đánh giá phải được thực hiện một cách thường xuyên liên tục thông qua các hình thức kiểm tra như kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra theo kế hoạch.

Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học CBQL cần thực hiện tốt các bước sau đây :

+ Căn cứ vào kế hoạch chung của năm học, kế hoạch ứng dụng CNTT

vào dạy học, kế hoạch các công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn, thanh tra chuyên đề : Hiệu trưởng ra quyết định thành lập các ban thanh tra, kiểm tra do Hiệu trưởng hoặc ủy quyền cho Phó hiệu trưởng làm trưởng ban, các đồng chí cán bộ giáo viên làm ủy viên.

+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá.

các tiêu chí đánh giá như :

- Xây dựng tiêu chí chuẩn cho mỗi giáo viên số giờ thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học ở mỗi tháng mỗi học kỳ và cả năm học. Để đánh giá được tiêu chí này thông qua việc theo dõi của cán bộ thiết bị hoặc hệ thống mạng nội bộ của nhà trường.

- Chất lượng giờ dạy của mỗi GV là tiêu chí rất khó đánh giá vì CBQL không thể đi dự giờ của tất cả các giờ dạy của GV. Do vậy CBQL cần phải có nhiều kênh thông tin kết hợp với các biện pháp quản lý thì mới có thể đánh giá một cách khách quan và thực chất ví dụ: yêu cầu mỗi GV ít nhất trong 1 năm học phải dạy 2 tiết cho đồng nghiệp dự giờ, các tiết dạy đều có ứng dụng CNTT, đây là một tiêu chí bắt buộc trong việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường và đó cũng là tiêu chí đánh giá thi đua cuối năm. Căn cứ vào kết quả đánh giá giờ dạy này cùng với kết quả của các giờ dạy khác như giờ dạy thao giảng, thi chọn GV giỏi, hay các giờ thanh tra hoạt động sư phạm của nhà trường, lấy phiếu tín nhiệm của HS… trên cơ sở đó, CBQL có thể đưa ra được những nhận xét, đánh giá một cách chính xác, khách quan nhất đối với mỗi GV. - Kết quả học tập của học sinh cũng là tiêu chí quan trọng. Để xây dựng chuẩn đánh giá cho tiêu chí này, CBQL phải xem xét mức độ tiến bộ trong học tập của HS bằng cách trước khi phân công cho GV giảng dạy ở khối lớp nào cần tiến hành điều tra về chất lượng thực tế môn học của HS ở khối, lớp đó. Sau sau mỗi học kỳ tiến hành khảo sát, kiểm tra để xem xét sự tiến bộ của HS do GV đó giảng dạy. Cần lưu ý công việc này phải được thực hiện chính xác, dân chủ và công khai.

+ Đánh giá việc thực hiện ứng dụng CNTT của giáo viên. Ban thanh tra kiểm tra thực hiện kế hoạch thanh tra theo hai hình thức dó là thanh tra theo kế hoạch và tra đột xuất thông qua các tiêu chí đã xây dựng ở bước 2. việc thanh tra có thể kết hợp với kiểm tra chuyên môn, kiểm tra toàn diện, kiểm tra

tổng thể hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của GV, kiểm tra việc đầu tư khai thác các thiết bị CNTT đã được đầu tư; kiểm tra cơ sở dữ liệu dùng chung, kho tư liệu điện tử...

+ Đánh giá các kết quả kiểm tra. Từ kết quả thanh tra kiểm tra ở bước 3

cán bộ quản lý xem xét phân tích những việc làm được và chưa làm được của giáo viên trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và cũng đối chiếu với các tiêu chí đã đề ra có phù hợp không để có kế hoạch điều chỉnh.

+ Ra quyết định điều chỉnh tiêu chí, tuyên dương giáo viên. Với các tiêu chí đã phù hợp, qua công tác thanh tra kiểm tra những giáo viên đã thực hiện tốt ứng dụng CNTT vào dạy học CBQL cần động viên khuyến khích tuyên dương những giáo viên đó. Ngược lại đối với những giáo viên thực hiện chưa tốt ứng dụng CNTT vào giảng dạy CBQL cần phân tích chỉ rõ những mặt còn hạn chế chưa làm được để giáo viên đó thấy được những mặt còn hạn chế đó để có biện pháp điều chỉnh. Trong quá trình thanh tra kiểm tra thấy các tiêu chí chưa phù hợp CBQL ra quyết định điều chỉnh sao cho phù hợp với việc phát huy tích cực ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong trường THPT trung giáp huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)