Thực trạng các mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong trường THPT trung giáp huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 48 - 52)

hiện ứng dụng CNTT vào dạy học trong trường THPT Trung Giáp.

Bảng 2.5. Thực trạng các mức độứng dụng CNTT trong dạy học Mức độ Mức độ Thường xuyên Khá TX Rất ít Không thực hiện STT Nội dung SL % SL % SL % SL % TB Thứ bậc 1

Tra cứu thông tin, tư

liệu để soạn giáo án, giảng dạy.

20 47,6 12 28,6 6 14,3 4 9.5 2.1 3

2 Sotính ạn giáo án trên máy 26 61.9 8 19.0 5 11.9 3 7.1 2.4 1

3 Bài dgiảng ạđy có dùng bài iện tử, TN ảo, TN quay video 3 7.1 8 19.0 26 61.9 5 11.9 1.2 5 4 Soạn đề kiểm tra trên máy tính 24 57.1 10 23.8 4 9.5 4 9.5 2.3 2 5 Sử dụng phần mềm trộn đề 6 14.3 10 23.8 6 14.3 20 47.6 1.0 6

6 Đưa tài liệu lên

trường học kết nối 4 9.5 6 14.3 25 59.5 7 16.7 1.2 5 7 Dùng email trao đổi với GV và học sinh 6 14.3 12 28.6 24 57.1 0 0.0 1.6 4 8 Lưu trữ tài liệu dạy học 20 47.6 17 5.1 5 11.9 0 0.0 2.4 1 Trung bình 32.4 83 24.7 101 30.1 43 12.8 1.8

Qua bảng 2.5 ta thấy: Điểm trung bình X= 1.8 và không đồng đều ở các khâu cụ thể.

Đứng thứ nhất là soạn giáo án trên máy tính và lưu trữ tài liệu với điểm trung bình là 2.4. Qua quá trình khảo sát nhận thấy vì sao hai nội dung này đứng thứ nhất vì nhà trường cho phép giáo viên được sử dụng giáo án in do đó giáo viên thường xuyên lưu trữ tài liệu để điều chỉ và sử dụng cho những

năm sau. Mức độ ứng dụng CNTT vào việc soạn đề kiểm tra trên máy tính đứng thứ hai với điểm trung bình là 2.3 là do việc lưu trữ sẵn tài liệu trên máy tính, và đề kiểm tra được phát tới tay học sinh nên đề phải đánh máy và photo.

Đứng thứ ba là việc tra cứu thông tin tư liệu để soạn giáo án để giảng dạy với điểm trung bình là 2.1. Qua tìm hiểu việc tra cứu thông tin tư liệu để soạn giáo án để giảng dạy là rất cần thiết vì với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự phát triển tri thức của nhân loại nên có rất nhiều kiến thức mới liên tục được cập nhật, nếu một người giáo viên không thường xuyên tra cứu tư liệu để nghiên cứu sẽ trở nên tụt hậu không đảm bảo kiến thức cập nhật cho học sinh. Đặc biệt trong ôn thi học sinh giỏi, ôn thi THPT Quốc Gia nếu không ứng dụng CNTT trong việc tra cứu tư liệu thì không cập nhật được kiến thức truyền đạt tới học sinh.

Đứng thứ 4 với điểm trung bình là 1.6 là dùng email trao đổi với GV và học sinh đó là việc trao đổi thông tin đơn thuần.

Đứng thứ 5 với điểm trung bình là 1.2 bài dạy có dùng bài giảng điện tử, thí nghiệm ảo, thí nghiệm quay video, đưa tài liệu lên trường học kết nối. Qua khảo sát do nhà trường không có máy tính trên lớp học nên giáo viên ngại mang máy tính lên lớp, ngại sưu tầm các thi nghiệm ảo, các thí nghiệm có quay video cũng chỉ dùng ở một số bộ môn như hóa học, vật lí. Đặc biệt các bài giảng điện tử thí nghiệm ảo, thí nghiệm quay video thường chỉ được dùng vào các đợt thao giảng đợt kiểm tra chuyên đề, đợt thi giáo viên giỏi, nói chung là không được sử dụng thường xuyên.

Việc sử dụng phần mềm trộn đề có rất ít giáo viên sử dụng chủ yếu là giáo viên của ba bộ môn Lí, Hóa, Sinh còn các môn Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, năm nay mới thi trắc nghiệm nên giáo viên mới được làm quen.

2.3.4. Thc trng v kh năng tiếp cn thiết b CNTT ca nhà trường.

Số liệu khảo sát giáo viên về khả năng tiếp cận thiết bị công nghệ thông tin của nhà trường thể hiện ở bảng 2.6, các mức độ: M1- Rất khó tiếp cận, M2- Khó tiếp cận, M3-Dễ tiếp cận, M4- Rất dễ tiếp cận.

Bảng 2.6. Khảo sát giáo viên về khả năng tiếp cận thiết bị công nghệ thông tin của nhà trường. Mức độ TT Nội dung M1 TL % M2 TL % M3 TL % M4 TL % ĐTB iểm Thbậức 1 Máy tính nhà trường dùng dạy ở các phòng học 5 11.9 20 47.6 10 23.8 7 16.7 1.5 2 2 Các phòng học có kết nối Internet 30 71.4 12 28.6 0 0 0 0 0.3 4 3 Máy in dùng chung 5 11.9 20 47.6 10 23.8 7 16.7 1.5 3 5 Phòng máy tính dùng cho dạy học 0 0 10 23.8 30 71.4 2 4.8 1.8 2 6 Máy chiếu 0 0 0 0 30 71.4 12 28.6 2.3 1

Với bảng 2.6 khảo sát giáo viên về khả năng tiếp cận thiết bị CNTT của nhà trường chúng ta nhận thấy giáo viên chỉ dễ ràng tiếp cận với máy chiếu do máy chiếu đã đặt sẵn ở một số phòng học, điều này cũng rất thuận tiện cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tuy nhiên trên các phòng học lại không có sẵn máy tính, giáo viên muốn dạy học có ứng dụng CNTT phải mượn máy nhà trường mà số lượng máy dùng chung cho giáo viên giảng dạy có ứng dụng CNTT số lượng có hạn hoặc giáo viên muốn giảng dạy có ứng dụng CNTT thì có thể mang máy tính cá nhân đi, nhưng số ít giáo viên có máy tính sách tay chủ yếu là máy tính để bàn, việc này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Một vấn đề nữa có chỉ số rất thấp đó là phòng học có kết nối internet (0.3) vì trên các phòng học chưa được

nối internet chỉ có phòng máy là được nối internet, có một số ít phòng cũng bắt được wifi của văn phòng nhà trường với yếu tố này nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng CNTT trong nhà trường.

2.3.5. Nhn thc ca đội ngũ cán b qun lý, giáo viên, nhân viên v qun ng dng công ngh thông tin trong trong dy hc

Việc triển khai các văn bản chỉ đạo về ứng dụng CNTT chỉ ra được đường lối thực hiện ứng dụng CNTT và trong quá trình giảng dạy khách thể đã thấy tác dụng của nó. Bảng 2.7 về nhận thức việc triển khai các văn chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin đối với cán bộ quản lý và giáo viên.

Bảng 2.7. Nhận thức về việc triển khai các văn chỉđạo ứng dụng công nghệ thông tin đối với cán bộ quản lý và giáo viên.

STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Rất quan trọng 15/42 35.7

2 Quan trọng 20/42 47.6

3 Bình thường 6/42 14.3

4 Không quan trọng 1/42 2.4

Qua bảng 2.7, cho thấy phần lớn các ý kiến cho rằng là quan trọng (47.6%) và rất quan trọng (35.7%) điều này cho thấy khách thể được khảo sát đều nhận thấy vai trò của việc triển khai các văn chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin đối với cán bộ quản lý và giáo viên. Tuy nhiên một số ít ý kiến khách thể cho rằng vấn đề này là bình thường (14.3%) không quan trọng (2.4%) . Như vậy còn một số cán bộ, giáo viên chưa nhận thức đúng được tầm quan trọng của việc triển khai các văn chỉ đạo về ứng dụng CNTT hoặc họ đánh đồng với ý kiến cho rằng việc ứng dụng CNTT vào dạy học không quan trọng. Như vậy thách thức đặt ra ở đây với các nhà quản lý phải làm thế nào để họ thực sự nhận ra tác dụng của việc ứng dụng CNTT nhất là trong thời điểm xã hội phát triển như ngày nay. Khi đi khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng nên hiểu rõ hơn nữa về tầm quan trọng của việc triển khai các văn

chỉ đạo về ứng dụng CNTT và hiệu quả thực hiện các văn chỉ đạo về ứng dụng CNTT đối với toàn thể cán bộ quản lý và giáo viên.

Trên thực tế việc ứng dụng CNTT trong nhà trường phổ thông đã được các nhà quản lý và giáo viên thực hiện thường xuyên, tuy nhiên những việc là đó mang tính chất ngẫu nhiên và làm theo mùa vụ nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về ứng dụng CNTT như thế nào thông bảng 2.8 sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong trường THPT trung giáp huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 48 - 52)