Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong trường THPT trung giáp huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 58 - 61)

Qua khảo sát, tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong DH, qua phân tích những nguyên nhân hạn chế của thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường THPT Trung Giáp tác giả nhận thấy những vấn đề chương 2 đã làm sáng tỏ những lý luận chương 1.

Thông qua nội dung đã khảo sát ta thấy đã có một số các biện pháp đã được triển khai, một số biện pháp đã thực hiện khá tốt cần được phát huy, một số biện pháp được đánh giá ở mức độ bình thường, song một số biện pháp chưa được quan tâm và cụ thể hoá. Trên cơ sở lý luận về quản lý nhà trường và quản lý ứng dụng CNTT tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong trường THPT Trung Giáp huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ được trình bày ở chương 3.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TRƯỜNG THPT TRUNG GIÁP HUYỆN PHÙ NINH TỈNH

PHÚ THỌ

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong DH

3.1.1. Tính mc tiêu

Các biện pháp đề ra để giải quyết vấn đề có hiệu quả thể hiện ở cách làm, cách giải quyết vấn đề đó, trước khi thực hiện nó cần xác định mục tiêu cần hướng tới. Trên cơ sở mục tiêu đã xác định để xây dựng các biện pháp quản lý cụ thể, các nhiệm vụ cần hướng tới sao cho khi thực hiện các biện pháp đúng với mục tiêu đề ra.

3.1.2. Tính kế tha

Quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường hiện tại vẫn đang thực hiện nhưng nó chưa thực sự hiêu quả, nhưng cách làm đó là tiền đề, là cơ sở của biện pháp sau này nghĩa là kế thừa là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, là sự tiếp nối giữa những biện pháp quản lý đã thực hiện với những biện pháp đang thực hiện cùng với sự vận động, phát triển của vấn đề quản lý.

Để đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp quản lý yêu cầu CBQL phải tìm ra biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp quản lý cũ đang tiến hành, tránh phủ định sạch trơn toàn bộ và tạo ra một hệ thống mới hoàn toàn nhưng không dựa trên thực tiễn, thực trạng của biện pháp cũ đã có.

3.1.3. Tính thc tin

Trên cơ sở chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước đưa ra các biện pháp phải đúng với các nguyên tắc giáo dục của ngành.

Trong thực tế, với sự phát triển của công nghệ thông tin đã và đang tác động mạnh mẽ tới việc đổi mới PPDH. Tuy nhiên, đặc điểm về điều kiện cơ

sở vật chất, trình độ đội ngũ giáo viên và đặc điểm vùng miền, những thói quen và kinh nghiệm của mỗi giáo viên và CBQL trong mỗi nhà trường là khác nhau. Những biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong các trường THPT Trung Giáp có nhiều nội dung đã được thực hiện khá tốt cần được phát huy và nhân rộng. Nhiều nội dung còn hạn chế cần được phân tích làm rõ và đổi mới để đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng dạy và học. Đây là những yếu tố xuất phát từ thực tiễn đòi hỏi có các biện pháp quản lý mới trong giai đoạn tiếp theo. Việc đề ra và triển khai những biện pháp quản lý trong giai đoạn tiếp theo đòi hỏi cán bộ quản lý phải hiểu thấu đáo, tính toán đầy đủ các điều kiện về vật chất, con người, thời gian, từ đó đề ra các biện pháp quản lý khoa học, đảm bảo phù hợp với thực tiễn, với quy luật và xu thế phát triển chung của xã hội. Những biện pháp như vậy sẽ có tính khả thi cao.

3.1.4. Tính đồng b

Việc quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường là việc quản lý trong rất nhiều việc quản lý, nó liên quan đến nhiều yếu tố khác trong mỗi nhà trường như cơ sở vật chất, trình độ, năng lực đội ngũ giáo viên, tầm nhìn của các nhà quản lý... Như vậy một biện pháp quản lý không thể cùng lúc tác động tới tất cả các yếu tố mà phải dùng một hệ thống các biện pháp đồng bộ mới có thể tạo nên sức mạnh tổng hợp, đem lại kết quả mong muốn như mục tiêu đề ra. Việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phải đảm bảo đó là một chỉnh thể, đồng bộ từ việc xác định tầm nhìn, mục tiêu, xây dựng kế hoạch cho tới việc hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá và công tác thi đua khen thưởng.

Các biện pháp quản lý giáo dục đều có những ưu điểm, nhược điểm trên. Tùy theo hoàn cảnh khác nhau mà biện pháp này có thể hữu hiệu hơn hay giảm hiệu quả hơn biện pháp kia. Để đạt được mục tiêu, trong quản lý cần thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp, để các biện pháp đó có thể bổ sung

các ưu điểm cho nhau.

Để đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp, cán bộ quản lý cần phải lưu ý: Xem xét toàn bộ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến các biện pháp, mối quan hệ giữa những yếu tố này khi tác động đến quá trình thực thi các biện pháp.

3.1.5. Tính kh thi

Tùy thuộc và đặc thù của mỗi nhà trường có những thuận lợi, khó khăn, có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, ở mỗi vùng miền, điều kiện kinh tế, nguồn nhân lực, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất khác nhau… từ các điều kiện đó mà nhà quản lý đưa ra các biện pháp ứng dụng CNTT trong nhà trường sao cho phù hợp nhất đảm bảo tính khả thi, tức là biện pháp đó phù hợp với tình hình thực tế, năng lực thực hiện và khả năng có thể có của nhà trường. Để làm được điều đó nhà đòi hỏi nhà quản lý phải nắm bắt thông tin một cách chính xác, nhanh chóng, cụ thể, tránh xa vời, viển vông.

Từ tình hình thực tế khi đưa ra các biện pháp đòi hỏi nhà quản lý, phải cụ thể, rõ ràng từ khâu lập kết hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra. Khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể, phải đảm bảo chỉ rõ mục đích, nội dung, các bước tiến hành và biện pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong trường THPT trung giáp huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)