3.2. Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong trường THPT
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong
trường THPT
Để thực hiện tốt ứng dụng CNTT trong dạy học, cán bộ quản lý cần nhận thấy được các biện pháp trên đều có mối quan hệ mật thiết và có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các biện pháp. Từ mối quan hệ đó CBQL phải biết triển khai các biện pháp một cách khoa học hợp lí không thể thực hiện từng biện pháp riêng rẽ, rời rạc, thực hiện làm sao các biện pháp có thể hỗ trợ lẫn nhau để việc ứng dụng CNTT trong dạy học đạt kết quả cao nhất.
Hình 3.1. Sơđồ mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong trường THPT.
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng trong việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là tiền đề cơ sở ban đầu để xây dựng và phát triển các biện pháp khác bởi biện pháp 1 đề cập đến vấn đề nhận thức, tư tưởng. Như ta đã biết nhận thức là cơ sở của hành động, để có hành động đúng thì phải có nhận thức đúng. Tuy nhiên để mỗi giáo viên nhận thức ra được một vấn đề có khi là cả một quá trình. Vì vậy cán bộ quản lý cần phải cho tiến hành thực thi biện pháp một cách thường xuyên và phải kiên trì thực hiện.
Biện pháp 2: Nâng cao trình độ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Khi biện pháp 1 đã thực hiện tốt cán bộ giáo viên đã nhận thức thông tư tưởng nhưng trình độ năng lực ứng dụng CNTT chưa đảm bảo thì nhận thức tốt cũng chưa thực hiện được ứng dụng CNTT trong dạy học do đó biện pháp 1 thúc đẩy thực hiện biện pháp 2 và biện
Biện pháp 1 Biện pháp 4 Biện pháp 3 Biện pháp 2 Biện pháp 5 Biện pháp 6
pháp 2 hoàn thiện nội dung biện pháp 1. Cán bộ giáo viên phải học tập để nâng cao trình độ tin học, khả năng khai thác các thông tin trên internet,... Nói chung giáo viên không có trình độ tin học nhất định thì các biện pháp khác có tốt đến đâu thì cũng không thực hiện được ứng dụng CNTT trong dạy học do đó phương pháp 2 có mối quan hệ mật thiết với các phương pháp khác.
Biện pháp 3: Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Từ biện pháp 1 để cán bộ quản lý giáo viên có nhận thức tốt về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong dạy học từ đó CBQL xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch sao cho đảm bảo về cơ sở hạ tầng để ứng dụng CNTT vào dạy học. Biện pháp 3 có mối quan hệ chắt chẽ với các biện pháp khác, các biện pháp khác có thực hiện tốt đến đâu mà cơ sở hạ tầng không đảm bảo thì cũng không thực hiện được ứng dụng CNTT trong dạy học, do đó biện pháp 3 là biện pháp quan trọng có quan hệ mật thiết với các biện pháp khác.
Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo giáo viên khai thác và sử dụng Internet nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Biện pháp 1 thực hiện tốt thì biện pháp 4 thực hiện tốt, để biện pháp 4 thực hiện tốt biện pháp 2, 3 phải tốt đó là trình độ CNTT và cơ sở hạ tầng. Để đánh giá được biện pháp 4 tốt hay không thì không thể bỏ qua biện pháp 5,6.
Biện pháp 5: Nâng cao vai trò của tổ chuyên môn đối với công tác ứng dụng CNTT trong dạy học. Tổ chuyên có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp đã nêu ở trên. Do đó tổ chuyên môn là sự tổng hòa các biện pháp.
Biện pháp 6: Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Là một trong các biện pháp quan trọng để đánh giá các biện pháp trên đã thực hiện tốt chưa. Từ kết quả của các biện pháp 6 CBQL có thể nhìn nhận các biện pháp trên đưa ra đã phù hợp chưa, từ đó duy trì, phát huy những biện pháp phù hợp, điều chỉnh, bổ xung những biện pháp chưa phù hợp.
Tóm lại các biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau, chúng đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau làm cho CBQL quản lí được ứng dụng CNTT trong nhà trường nói chung, quản lí được ứng dụng CNTT trong dạy học nói riêng đạt kết quả tốt nhất nâng cao chất lượng dạy và học.
3.3. Khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
3.3.1. Đối tượng và phương thức khảo sát
3.3.1.1. Đối tượng khảo sát
Để khảo sát về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong trường THPT Trung Giáp huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ đã đề xuất ở trên, lấy ý kiến đánh giá của 42 cán bộ giáo viên nhà trường.
3.3.1.2.Phương thức khảo sát Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Lập mẫu phiếu điều tra: Nội dung điều tra về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất ở các mức độ.
Nhận thức về mức độ cần thiết của 6 biện pháp được đề xuất có 3 mức độ: Rất cần thiết; Cần thiết; Không cần thiết
Nhận thức về mức độ khả thi của 6 biện pháp được đề xuất có 3 mức độ: Rất khả thi; Khả thi; Không khả thi
Bước 2: Chọn đối tượng điều tra
Bước 3: Phát phiếu điều tra.
Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu: Kết quả khảo sát được xử lý định tính ở các mức độ cụ thể như sau:
Mức độ 2: Cần thiết và khả thi: 1 điểm
Mức độ 3: Không cần thiết và không khả thi: 0 điểm
* Tính giá trị trung bình cho mỗi biện pháp đề xuất bằng thống kê toán học theo công thức sau:
N
X X1.N1 X2.N2X3.N3
Trong đó: X : Điểm trung bình X1, X2, X3 : Điểm ở mức độ 2,1,0.
N1, N2, N3 : Số người tham gia đánh giá ở mức X1, X2, X3 N: Tổng số người tham gia đánh giá.
3.3.2. Kết quả khảo sát các biện pháp đã đề xuất
3.3.2.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất
Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp ứng dụng CNTT trong trường THPT Trung Giáp và đã thu được kết quả ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp
Mức độ
Rất cần
thiết Cần thiết Không cthiết ần TT Tên biện pháp SL SL % SL % SL % TB Thbậức 1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng trong việc phát triển ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học
2 Biện pháp 2: Nâng cao trình độ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên. 42 37 88.1 4 9.52 0 1.86 3 3 Biện pháp 3: Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. 42 38 90.5 4 9.52 0 1.90 2 4 Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo giáo viên khai thác và sử dụng Internet nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 42 36 85.7 6 14.3 0 1.86 3 5 Biện pháp 5: Nâng cao vai trò của tổ chuyên môn đối với công tác ứng dụng CNTT trong dạy học. 42 36 85.7 5 11.9 1 2.38 1.83 4 6 Biện pháp 6: Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 42 34 81 4 9.52 2 4.76 1.71 5 Hình 3.2. Biểu đồ Tính cần thiết của các biện pháp Điểm trung bình 1.55 1.6 1.65 1.7 1.75 1.8 1.85 1.9 1.95 2 1 2 3 4 5 6 Biện pháp Điểm trung bình
Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng 3.1 và biểu đồ ở hình 3.2 cho thấy: mức độ cần thiết của sáu biện pháp ở trên được đánh giá rất cần thiết, có 6/6 biện pháp có điểm trung bình X > 1,7.
Trong đó:
+Thứ 1 là biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng trong việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học” được cán bộ giáo viên đánh giá là quan trọng nhất với điểm trung bình là 1.95. Như vậy đa số cán bộ quản lý đều đánh giá biện pháp này là cần thiết.
+ Thứ 2 là biện pháp 3: “Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin” với số điểm trung bình là 1.9 điều này cho thấy dù tư tưởng có thông đến đâu, giáo viên tích cực đến thế nào mà cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin không đảm bảo thì cũng không thể thực hiện được ứng dụng CNTT vào giảng dạy điều này phù hợp hoàn toàn với thực tế.
+ Thứ 3 là 2 biện pháp “Nâng cao trình độ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; Tăng cường chỉ đạo giáo viên khai thác và sử dụng Internet nhằm nâng cao chất lượng dạy học” điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế vì với người được khảo sát thì 2 biện pháp này đứng sau tư tưởng, và cơ sở vật chất.
+ Thứ 4 là biện pháp “Nâng cao vai trò của tổ chuyên môn đối với công tác ứng dụng CNTT trong dạy học” với suy nghĩ của đại đa số người khảo sát thì ngoài tổ chuyên còn có các ban ngành đoàn thể khác tham gia hoặc trực tiếp là nhà trường có thể chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học. Cuối cùng là biện pháp “Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học” với một số người được khảo sát cho rằng công tác kiểm tra đánh giá là không cần thiết, điều này là suy nghĩ không đúng, do đó CBQL cần nêu rõ tác dụng của công
tác thanh tra kiểm tra để cán bộ giáo viên nhận thấy được.
3.3.2.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
Sau khi khảo sát về tính khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong trường THPT Trung Giáp huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ đã đề xuất ở trên. Tác giả thu được kết quả và xử lý số liệu ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.3:
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp
Mức độ
Rất khả
thi Khả thi khKhông ả thi TT Tên biện pháp SL SL % SL % SL % Điểm trung bình Thứ bậc 1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng trong việc phát triển ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học
42 38 90.5 4 9.52 0 1.90 1
2 Biện pháp 2: Nâng cao trình độ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
42 32 76.2 10 23.8 0 1.76 4 3 Biện pháp 3: Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. 42 35 83.3 6 14.3 1 2.38 1.81 3 4 Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo giáo viên khai thác và sử dụng Internet nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
5 Biện pháp 5: Nâng cao vai trò của tổ chuyên môn đối với công tác ứng dụng CNTT trong dạy học. 42 37 88.1 5 11.9 0 0 1.88 2 6 Biện pháp 6: Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 42 37 88.1 5 11.9 0 0 1.88 2 Hình 3.3. Biểu đồ tính khả thi của các biện pháp Điểm trung bình 1.65 1.70 1.75 1.80 1.85 1.90 1.95 1 2 3 4 5 6 bện pháp Điểm trung bình
Kết quả khảo sát tính khả thi được thể hiện trong bảng 3.2 và biểu đồ ở hình 3.3 cho thấy: mức độ khả thi của sáu biện pháp được đánh giá rất khả thi, có 6/6 biện pháp có điểm trung bình X > 1,7.
Trong đó:
+ Thứ 1 là biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng trong việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học” được cán bộ giáo viên đánh giá là khả thi nhất với điểm trung bình là 1.90, điều này cũng thật dễ hiểu và đúng với thực tế vì đây là việc làm của cán bộ quản lý, nếu cán bộ quản lý không nâng cao nhận thức
cho đội ngũ thì không thể thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học được. + Thứ 2 là biện pháp 4, 5, 6: “Tăng cường chỉ đạo giáo viên khai thác và sử dụng Internet nhằm nâng cao chất lượng dạy học; Nâng cao vai trò của tổ chuyên môn đối với công tác ứng dụng CNTT trong dạy học; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học” với số điểm trung bình là 1.88, đây là những phương pháp chủ yếu phụ thuộc vào người quản lý và điều này hoàn toàn thực hiện được một cách khả thi.
+ Thứ 3 là biện pháp xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin điều này cũng dễ hiểu cho người được khảo sát vì để nâng cấp cơ sở hạ tầng thì nhà trường không thể tự quyết định được, không thể nói làm là làm được ngay vì với kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng từ những năm học trước mà đến năm 2017 vẫn chưa hoàn thiện được.
+ Cuối cùng là biện pháp nâng cao trình độ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có lẽ qua khảo sát tác giả nhận thấy rằng không dễ ràng nâng cao trình độ cho cán bộ giáo viên vì như đã phân tích ở trên đại đa số giáo viên đều an bài bằng lòng với những việc mình đang có, bận công bận việc gia đình… dó đó đòi hỏi người quản lý phải thực hiện tốt biện pháp này.
3.3.2.3. Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
Tính cần thiết Tính khả thi STT Các biquảện lý n pháp Điển trung bình Thứ bậc x Điển trung bình Thứ bậc y Hiệu số thứ bậc D = x – y D2 1 Biện pháp 1 1.95 1 1.90 1 0 0
2 Biện pháp 2 1.86 3 1.76 4 -1 1 3 Biện pháp 3 1.90 2 1.81 3 -1 1 4 Biện pháp 4 1.86 3 1.88 2 1 1 5 Biện pháp 5 1.83 4 1.88 2 2 4 6 Biện pháp 6 1.71 5 1.88 2 3 9 ∑ D2 16
Hình 3.4. Biểu đồ Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 1.55 1.60 1.65 1.70 1.75 1.80 1.85 1.90 1.95 2.00
biện pháp 1 biện pháp 2 biện pháp 3 biện pháp 4 biện pháp 5 biện pháp 6
Tính cần thiết Tính khả thi
Theo công thức Spearman để xét sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
( 1) 6 1 2 N N D R Trong đó:
N: là số lượng các biện pháp quản lý đề xuất.
Y: là thứ bậc tính khả thi của các biện pháp quản lý. R: là hệ số tương quan thứ bậc.
Giá trị của R như sau:
Nếu R càng gần 1 chứng tỏ mối tương quan càng chặt. + Nếu R < 0: Tương quan nghịch.
+ Nếu R > 0: Tương quan thuận.
+ Nếu 0,3 R 0,5: Tương quan không chặt. + Nếu 0,5 R 0,7: Tương quan.
+ Nếu 0,7 R 1: Tương quan chặt.
Thay các giá trị vào công thức Spearman ta được :
0.54 ) 1 36 ( 6 16 6 1 R
Với R = 0,54 cho thấy mối tương quan của các biện pháp là tính cần thiết và tính khả thi tương quan thuận, có nghĩa mức độ cần thiết và mức độ