2.2. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội và giáo dục của
2.2.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Phù Ninh tỉnh
huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
2.2.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ. Thọ.
2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thực hiện Nghị định số 59 – NĐ/CP ngày 24 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc tách huyện Phong Châu thành hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh, ngày 01 tháng 9 năm 1999 huyện Phù Ninh được tái thành lập.
Huyện Phù Ninh là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì 15km và cách thị xã Phú Thọ 12km. Có địa giới hành chính:
- Phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ và huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Đông giáp huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. - Phía Tây giáp huyện Thanh Ba và thị xã Phú Thọ. - Phía Nam giáp huyện Lâm Thao
- Huyện Phù Ninh có tổng diện tích tự nhiên 156,48 km2. - Huyện Phù Ninh có địa hình dốc, bậc thang và lòng chảo.
- Với nhiều lần cải cách hành chính vùng đất Phù Ninh đã nhiều lần thay đổi ranh giới hành chính và sự phân cấp quản lý hành chính. Năm 2002, các nhà khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao tỉnh Phú Thọ tiến hành khai quật khu di tích lịch sử ở xóm Rền – xã Gia Thanh. Những hiện vật tìm thấy ở đây thuộc nền văn hóa Phùng Nguyên (sơ kỳ đồng thau, tồn tại khoảng nửa đầu thiên niên kỷ II - trước công nguyên) thuộc thời đại Hùng Vương. Điều đó khẳng định Phù Ninh là mảnh đất có lịch sử từ rất lâu đời.
- Trên địa bàn huyện có các trục giao thông đường thủy, đường bộ quan trọng chạy qua như sông Lô (chạy từ xã Vĩnh Phú đến xã Phú Mỹ dài 32km); tuyến đường quốc lộ II dài 18km chạy qua các xã Phù Ninh, thị trấn Phong Châu, Phú Lộc, Tiên Phú và Trạm Thản; các tuyến đường tỉnh lộ 323, 323C, 323D, 323E, 325B… là điều kiện tốt để giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển các hoạt động dịch vụ và thu hút thông tin, công nghệ, vốn đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
2.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Huyện Phù Ninh gồm có 19 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 18 xã). Dân số toàn huyện 98.859 người (theo số liệu tính đến 31/12/2015).
- Gồm các xã, thị trấn sau: thị trấn Phong Châu, Trạm Thản, Liên Hoa, Phú Mỹ, Lệ Mỹ, Gia Thanh, Bảo Thanh, Trung Giáp, Hạ Giáp, Trị Quận, Tiên Du, Phú Lộc, Phú Nham, An Đạo, Bình Bộ, Tử Đà, Vĩnh Phú, Phù Ninh.
Điều kiện kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 8 - 9%. + Nông, lâm nghiệp và thủy sản 4,5 - 5%. + Công nghiệp và xây dựng 9,5 - 10,5%. + Các ngành dịch vụ 7 - 8%.
- Giá trị tăng thêm bình quân đầu người trên 55 triệu đồng.
- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 19%; công nghiệp - xây dựng 53%; dịch vụ 28%.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 8.000 - 8.500 tỷ đồng.
- Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 964 tỷ đồng (tăng bình quân hàng năm 16%).
- Thu ngân sách địa phương (từ sản xuất kinh doanh) so với tổng chi ngân sách đạt trên 40%.
- Giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất canh tác và nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 87 triệu đồng.
Điều kiện văn hóa xã hội:
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1%.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm ít nhất 0,5 %/ năm. - Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm ít nhất 0,5%/năm.
- Giải quyết việc làm 8.000 - 8.500 lao động (trong đó việc làm mới trên 6.000 lao động); số lượt người đi xuất khẩu lao động 1.250 người trở lên.
- Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên 85%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt 71% (trong đó tỷ lệ đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 37%)
- Cơ cấu lao động đang làm việc: Nông, lâm nghiệp và thủy sản 35%, công nghiệp và xây dựng 38%, các ngành dịch vụ 27%.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 8%. - Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên 85%.
(tăng thêm 21 trường).
- Tỷ lệ hộ gia đình được dùng nước hợp vệ sinh đạt 95%.