Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Trang 60 - 64)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-

3.2.1 Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý

giáo viên về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

3.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ, cán bộ quản lý cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong và ngoài nhà trường thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thống nhất công tác giáo dục thẩm mỹ. Nhận thức đúng về vị trí vai trò của công tác giáo dục thẩm mỹ là biện pháp quan trọng nhất vì có nhận thức mới có hành động đúng, phát huy tinh thần cộng đồng trách nhiệm trong việc quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non, tích cực trong việc tham gia quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non và thực hiện có hiệu quả góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.

3.2.1.2 Nội dung của biện pháp

Qua thực tiễn và hoạt động cho thấy nhận thức của đội ngũ cán bộ giáo viên, cha mẹhọc sinh, các lực lượng ban ngành, đoàn thể về công tác giáo dục thẩm mỹ chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng cao của nhà trường. Do đó, cần làm cho mỗi thành viên trong xã hội tùy theo nhiệm vụ công tác nhận thức được tầm quan trọng của việc thống nhất công tác giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non, để họ có ý thức và trách nhiệm với công việc này.

Đối với nhà trường: Giáo viên là người đại diện cho nhà trường quản lý nhóm lớp mình phụ trách. Giáo viên chủ nhiệm là người xây dựng kế hoạch, xử lý các hoạt động của lớp, chuẩn mực trong các hành động, tạo môi trường học thẩm mỹ. Vì thế, họ phải nắm vững mục tiêu đào tạo, nắm vững tâm sinh lý lứa tuổi, sở trường, sở thích của từng trẻ để có phương pháp và hoạt động phù hợp. Giáo viên có nghiệp vụ sư phạm tốt thì việc quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non sẽ có hiệu quả cao.

Đối với giáo viên: nâng cao ý thức trách nhiệm để họ có nhận thức trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua các hoạt động trong và ngoài giờ học, đáp ứng nhu cầu “học mà chơi, chơi mà học của trẻ”.

Đối với gia đình: cần phải nhận thức đúng đắn việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ từ những hành động việc làm đơn giản trong gia đình. Gia đình chủ

động liên kết với nhà trường, với giáo viên để nắm vững mục tiêu, nội dung giáo dục, học tập của con em mình. Gia đình chủ động tham gia các hoạt động của nhà trường, các buổi hội họp.

Đối với các lực lượng xã hội: Nhà trường cần phải tuyên truyền để các

ban, ngành, đoàn thể ở địa phương thấy được trách nhiệm của mình với việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, đặc biệttrong thời kỳ hội nhập quốc tế.

3.2.1.3 Cách thức thực hiện biện pháp

a. Đối với cán bộ quản lý và giáo viên.

Nội dung và hình thức cơ bản nhằm nâng cao năng lực nhận thức về công tác giáo dục thẩm mỹ và quản lý hoạt động thẩm mỹ cho trẻ mầm non theo mô hình chất lượng cao là:

Triển khai các văn bản của cấp trên kịp thời cho toàn thể giáo viên, nhân viên trong toàn trường, khắc phục tình hình triển khai qua loa chiếu lệ.

Xác định hoạt động giáo dục thẩm mỹ là hoạt động bắt buộc trong chương trình đào tạo do Bộ giáo dục và đào tạo quy định và là chương trình nâng cao của nhà trường, đó là hoạt động song song với các hoạt động học tập trên lớp trong nhà trường, để từ đó có kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên.

Xác định hoạt động giáo dục thẩm mỹ có liên quan đến các hoạt động khác trong nhà trường: hoạt động ngoại khóa, thăm quan dã ngoại, các câu lạc bộ, hoạt động lễ hội... vì vậy nhà trường cần có kế hoạch cụ thể, chủ động xây dựng các nguồn lực cần thiết cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao

nhận thức trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên trong toàn trường về hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non.

Tăng cường mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháo giáo dục thẩm mỹ từ các chuyên gia. Đây là điều kiện cần thiết cho sự thành công của công tác này. Tiếp theo cần có kỹ năng phương pháp truyền thụ giáo dục thẩm mỹ, quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non, vận dụng vào thực tiễn thì mới đạt được hiệu quả cao.

Tổ chức các hội thi âm nhạc, tạo hình, kịch, văn học... giúp người làm công tác giáo dục hiểu rõ thêm về cách tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.

Kết quả cần đạt được:

- Nâng cao nhận thức và có ý thức trách nhiệm của các tổ chức cá nhân đối với việc quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non, nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non thông qua các chủ trương biện pháp và việc làm cụ thể thiết thực cho công tác quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non.

- Làm rõ được tầm quan trong của việc không ngừng học tập trau dồi kiến thức sư phạm, sẵn sàng phục vụ mục đích phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ bằng các phương pháp giáo dục tiến tiến hiện đại đáp ứng xu thế hội nhập.

b. Đối với trẻ mầm non:

Những hiểu biết cần được nâng cao:

- Cung cấp cho trẻ các khái niệm sơ đẳng về một số loại hình nghệ thuật: tạo hình, âm nhạc, dụng cụ âm nhạc, tác phẩm văn học.

- Giúp trẻ hiểu một số từ khó, cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ tiếng Việt. Tiếp xúc với nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật nổi tiếng, các thể loại nhạc trong và ngoài nước.

- Có thái độ trân trọng giá trị thẩm mỹ. Hình thức thực hiện:

- Thông qua các buổi học, các hoạt động vui chơi, thăm quan dã ngoại, lễ hội ...

c. Đối với cha mẹ học sinh và các ban ngành đoàn thể

Hiện nay, vẫn còn nhiều bậc phụ huynh và các ban nghành đoàn thể cho rằng công tác giáo dục nói chung là của nhà trường. Xét về mặt xã hội trường mầm non không có quyền hạn và nghĩa vụ nâng cao nhận thức giáo dục thẩm mỹ cho các bậc phụ huynhvà các ban nghành đoàn thể, nhưng đứng

trên phương diện nhà giáo dục tôi thấy rằng, nhà trường là nơi có đủ điều kiện, nhân lực, vật lực để giúp đỡ hỗ trợ các bậc phụ huynh và các ban

nghành đoàn thể hiểu rõ hơn về vị trí của nhà trường mầm non. Đặc biệt giúp họ hiểu về tâm sinh lý lứa tuổi để kết hợp trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Tạo môi trường “thẩm mỹ” cho con khi con ở gia đình.

Người giáo viên, phải khéo léo lồng ghép các hoạt động vào trong các buổi họp, lắng nghe chia sẻ với phụ huynh bằng nhiều kệnh thông tin, hướng dẫn thuyết phục các bậc phụ huynhtrở thành những người chủ đạo trong công

tác này... với mục đích cuối cùng là hỗ trợ, nâng cao nhận thức giáo dục thẩm mỹ cho các bậc phụ huynh.

3.2.1.4 Điều kiện thực hiện

Ban giám hiệu cung cấp đầy đủ các thông tin về các văn bản về nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non từ đầu năm, thông qua các cuộc họp các buổi sinh hoạt chuyên môn hoặc trên hệ thống liên lạc điện tử của nhà trường.

Thường xuyên tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: tổ chức dã ngoại, các hội thi, các cuộc giao lưu,... từ đó giúp giáo viên nhận thức đúng đắn, tích cực tự giác trong việc tham gia hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non.

Có đủ điều kiện cơ sở vật chất cho các hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)