Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Trang 74 - 75)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có hiệu quả, nhà trường phải thực hiện đồng bộ, có sự phối hợp linh hoạt các biện pháp trên. Mỗi biện pháp quản lý có những ưu điểm, những hạn chế nhất định và có những tác động khác nhau đến đối tượng quản lý. Không có biện pháp nào là vạn năng bởi lẽ đối tượng quản lý là những con người với những đặc điểm khác nhau về trình độ, nhân cách, tuổi tác ... Chính vì thế, người quản lý phải chú ý đến mối quan hệ giữa các biện pháp và phải phối hợp linh hoạt nhiều biện pháp để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể.

Biện pháp “Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” giữ vai trò then chốt, quyết định chất lượng giáo dục thẩm mỹ. Chúng thể hiện năng lực quản lý, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của nhà trường trong quá trình giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Nó

có vai trò đinh hướng mục tiêu, nội dung và hình thức thực hiện. Biện pháp “Chỉ đạo đổi mới hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua việc áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến” là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu nhận thức ngày càng cao của xã hội về nghành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Biện pháp “Đa dạng hóa các hình thức phối kết hợp giữa cha mẹ học sinh trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi” là điều kiện bắt buộc để tăng cường mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong thời đại công nghệ. Trong quá trình thực hiện các biện pháp cần áp dụng hợp lý khoa học mới đem lại hiệu quả.

Sơ đồ mối quan hệ các biện pháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Trang 74 - 75)