Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thẩm mỹ chi tiết theo năm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Trang 64 - 67)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thẩm mỹ chi tiết theo năm

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-

3.2.2.Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thẩm mỹ chi tiết theo năm

học phù hợp với điều kiện của nhà trường.

3.2.2.1 Mục tiêu của biện pháp

Kế hoạch là sản phẩm sáng tạo của chủ thể quản lý và là một công cụ đắc lực của nhà quản lý. Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non là nhiệm vụ nặng nề và khó khăn phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện, tình hình thực tiễn, nó chịu sự tác động chi phối của nhiều yếu tố, do vậy để thành công đòi hỏi phải có kế hoạch thực hiện phù hợp. Biện pháp này nhằm cụ thể hóa hoạt động

quản lý qua các hành động và việc làm cụ thể về lộ trình thời gian, địa điểm, nguồn lực, lực lượng tham gia,... qua đó chủ động thực hiện các công việc. Biện pháp này còn giúp các lực lượng trong nhà trường phối hợp thực hiện một cách thống nhất và có tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non từ đầu năm học với mục đích nội dung thống nhất trong toàn trường, làm cho mục tiêu đề ra mang tính khả thi và hiệu quả cao.

3.2.2.2 Nội dung của biện pháp

Kế hoạch hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non dược xây dựng từ những yêu cầu, nhiệm vụ của năm học. Ban giám hiệu nhà trường triển khai cụ thể nhiệm vụ của từng học kỳ từng tháng, từng tuần và cụ thể hóa vào thực tế của các bộ phận trong nhà trường. Đặc biệt chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mà xây dựng, lựa chọn hình thức, nội dung, phương pháp hoạt động giáo dục nghệ thuật cho trẻ mầm non cho phù hợp.

Để xây dựng kế hoạch, ban giám hiệu phải căn cứ vào kế hoạch của cấp trên, căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trường, của địa phương, của yêu cầu chất lượng cao để kế hoạch có tính khả thi.

Dự thảo kế hoạch phải được đưa ra bàn luận, chỉnh sửa để thống nhất, phát huy được trí tuệ của tập thể. Sau khi thống nhất kế hoạch phải được phổ

biến đến từng cá nhân trong đơn vị.

Kế hoạch phải thể hiện được về thời gian, về nguồn lực, về con người, về các điều kiện thực hiện. Kế hoạch phải thể hiện được mục tiêu, nội dung và phương pháp hình thức thực hiện.

3.2.2.3 Cách thức thực hiện biện pháp

Căncứ vào mô hình quản lý, hiệu trưởng bố trí sắp xếp các bộ phận, cá

nhân sao cho đúng người đúng việc, quy định rõ chức năng nhiệm vụ quyền hạn cho từng người từng bộ phận.

- Hiệu trưởng căn cứ vào các văn bản chỉ thị của các cấp, căn cứ vào yêu cầu thực hiện mục tiêu nhiệm vụ năm học và thực tế nhà trường để xây dựng kế hoạch.

- Tạo ra sự thống nhất nội bộ trong việc chuẩn bị công tác lập kế hoạch tìm ra những nguy cơ thách thức cần khắc phục và đảm bảo tính dân chủ trong việc xây dựng kế hoạch

Bước 2: Soạn thảo kế hoạch.

- Hiệu trưởng phải phân tích nghiên cứu kỹ lưỡng lý luận về xây dựng kế hoạch, phân tích yếu tố chủ quan, khách quan và sắp xếp các yếu tố đó lại thành một hệ thống trong mối quan hệ tương tác.

- Sau bước chuẩn bị, hiệu trưởng tiến hành soạn thảo kế hoạch, đề ra các chỉ tiêu, biện pháp trong các nhiệm vụ cụ thể của nhà trường. Nhận các ý kiến đóng góp của chi bộ, tổ chuyên môn... bổ sung cho bản dự thảo.

Bước 3: Lập kế hoạch

- Thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, các thành viên trong ban chỉ đạo là những cán bộ giáo viên có uy tín có năng lực trong quản lý và chuyên môn, đại diện cho các lực lượng trong nhà trường.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng thành viên trong ban chỉ đạo hoạt động giáo dục thẩm mỹ.

- Mỗi giáo viên trong nhóm lớp cũng xây dựng cho mình một kế hoạch giáo dục dựa trên kế hoạch của nhà trường. Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và phù hợp với từng trẻ.

- Ban giám hiệu lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ toàn trường và đưa ra các yêu cầu về giáo dục thẩm mỹ để trẻ thực hiện. Các kế hoạch đưa ra phải chỉ rõ mặt mạnh yếu, thuận lợi khó khăn của nhà trường và chi tiết trong từng khoảng thời gian. Kế hoạch phải cụ thể tới từng nhóm lớp và từng đối tượng.

- Sau khi xây dựng kế hoạch cần thông qua Ban chỉ đạo và Hội đồng sư phạm để mọi thành viên nắm được tinh thần trong một năm học. Lấy ý kiến đóng góp của các thành viên cho bản kế hoạch thêm chi tiết và đặc biệt phải sáng tạo, khách quan và dân chủ. Bổ sung các ý kiến hay vào bản kế hoạch rồi điều chỉnh lại trước khi đưa vào thực hiện.

3.2.2.4 Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng là người đứng đầu nhà trường phải chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch năm học, phải chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng kế hoạch của các bộ phận các cá nhân. Thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất và tiến bộ nhất để phổ biến cho cán bộ giáo viên nắm được. Trên cơ sở đó, mọi người xây dựng và thực hiện kế hoạch một cách tự giác.

Ban giám hiệu cần phân công một cách cụ thể, hợp lý, rõ ràng, tránh sự chồng chéo gây mất thời gian ức chế cho người thi hành nhiệm vụ.

Với việc thực hiện chương trình nâng cao về phát triển thẩm mỹ thì việc lập kế hoạch càng phải cụ thể về chỉ tiêu, biện pháp. Đảm bảo sự hài hòa giữa lĩnh vực phát triển thẩm mỹ và các linh vực khác.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Trang 64 - 67)