Chỉ đạo đổi mới hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Trang 67 - 70)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3Chỉ đạo đổi mới hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-

3.2.3Chỉ đạo đổi mới hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-

tuổi thông qua việc áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến.

3.2.3.1 Mục tiêu của biện pháp

Chỉ đạo đổi mới hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non theo mô hình chất lượng cao thông qua việc áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến là quá trình cung cấp các kiến thức sự hiểu biết, kỹ năng thực hành để tăng cường khả năng thưởng thức, khả năng sáng tạo của trẻ về nghệ thuật, thẩm mỹ.

3.2.3.2 Nội dung của biện pháp

Phương pháp giáo dục Steiner:

Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn để trẻ học hỏi, khám phá bằng tất cả sự vui thích. Hoàn toàn không sử dụng đến uy quyền, hay áp đặt, phán xét. Steiner đào tạo ra trẻ của mình có trí tưởng tượng cao.

Phương pháp giáo dục Steiner chú ý đến nhu cầu của từng đứa trẻ và thôi mong đợi con trở thành người mà con không muốn.

Phương pháp giáo dục Steiner nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kể chuyện chứ không phải là đọc truyện. Câu chuyện khi được kể sẽ xây dựng trí tưởng tượng của một đứa trẻ hơn.

Việc chơi ngoài trời cũng giúp thúc đẩy sự sáng tạo của các bé. Kết nối với thiên nhiên có nghĩa là dạy cho trẻ em biết chú tâm đến thế giới xung quanh.

Phương pháp giáo dục Steinerkhuyến khích các loại đồ chơi đơn giản và thân thiện với môi trường mà mọi người đều có thể dễ dàng tìm thấy: trái thông khô, vỏ sò, cuộn len, mảnh vải, khăn tay, cành cây khô, các khối gỗ, đá cuội.

Phương pháp giáo dục Reggio Emilia:

Bắt nguồn từ niềm tin cho rằng trong mỗi trẻ đều chứa đựng một tiềm năng lớn và tiềm năng đó sẽ được phát triển nhờ chính trí tò mò vốn có của trẻ. Trẻ cố gắng tìm hiểu thế giới xung quanh và tự đưa ra cách riêng của mình để giải thích sự vận động của thế giới xung quanh trẻ.

Phương pháp giáo dụcReggio Emilia: khuyến khích và tạo điều kiện để trẻ tự giải quyết vấn đề và thể hiện ý tưởng, cảm xúc của bản thân. Môi trường học tập được thiết kế để thể hiện tính linh hoạt và thẩm mỹ.

Giáo viên theo phương pháp Reggio Emilia: giữ vai trò hỗ trợ trẻ khám phá, quan sát hoạtđộngcủatrẻ, không có quy tắc bắtbuộc và linh hoạt thay đổi thời gian và không gian theo mong muốn củatrẻ, nhưngđồngthời đảmbảotrẻ đạt được các mục tiêu phát triển theo từng độ tuổi của chương trình giáo dục mầm non. Giáo viên cùng trẻ tham gia vào các hoạt động đồng thời quan sát khi trẻ chơi với nhau và cẩn thận ghi chép lại thông tin. Các giáo viên sẽ phối hợp với nhau, sử dụng các phương tiện thông tin, thiết bị hiện đại hỗ trợ cho

việcgiảngdạy và hướngdẫntrẻsửdụng nguyên vật liệuhọc khi cầnthiết. Môi trường: được lấp đầy với các vật liệu như đất sét, sơn và các nguyên vật liệu thiên nhiên, các tác phẩm sáng tạo của trẻ. Trẻ em sử dụng

các vật liệu trong “xưởng nghệ thuật” để thể hiện những suy nghĩ và hiểu biết của trẻ về những gì trẻ suy nghĩ hay đã học được trong các dự án.

Phương pháp giáo dục Reggio Emila coi giáo viên và trẻ là cộng sự,trẻ được tham gia vào quá trình học hỏi. Các ý tưởng được kết nối và trao đổi tự

do giữatrẻ và giáo viên, nhấnmạnhđến quá trình giảiquyếtvấnđề.

Phương pháp giáo dục STEAM:

Đây là phương thức tiếp cận giáo dục mới nhằm đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế thế kỷ 21. STEAM tận dụng lợi ích của STEM, thông qua nghệ thuật, đưa STEM lên một tầm cao mới bằng việc cho phép trẻ em ở lứa tuổi mầm non cũng có thể tiếp cận và phát triển toàn diện. STEAM là phương pháp giáo dụccác yếu tố về Science (Khoa học), Technology (Công

nghệ), Engineering (kỹ thuật) Art (nghệ thuật) và Math (Toán học).

Phương pháp giáo dục STEAM: trẻ được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn vừa lớn khôn, trưởng thành, “chơi thông minh và học vui vẻ”.

Tư duy nghệ thuật được lồng ghép vào các hoạt động STEM giúp trẻ mầm non hiểu sâu hơn những kiến thức về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học, mà còn là một bước tiếp cận gần hơn tới việc ứng dụng các kiến thức STEM để giải quyết những vấn đề thực tế cuộc sống. Nghệ thuật không chỉ đơn giản như nhiều người nghĩ là ca hát, vẽ tranh,.. Nghệ thuật ở đây là sự khám phá và tạo ra những cách giải quyết một vấn đề thực tế một cách khéo léo, khoa học. Không những vậy nó phải còn được tích hợp các nguyên tắc trình bày thông tin, diễn đạt thông tin mạch lạc dễ hiểu. Vấn đề giáo dục thẩm mỹ được đưa lên tầm cao mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sáng tạo.

3.2.3.3 Cách thức thực hiện biện pháp

Đối với cán bộ quản lý

- Quan tâm hơn nữa đến chất lượng giáo dục của trẻ, đặc biệt là hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non theo mô hình chất lượng cao, áp dụng các phương pháp tiến tiến phù hợp nội dung giáo dục thẩm mỹ trên thế giới.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non phù hợp với chi phí tài chính và điều kiện thực hiện của đơn vị.

- Có cơ chế giám sát công việc, thường xuyên kiểm tra và bổ sung cơ sở vật chất hàng năm

Đối với giáo viên

- Tích cực tự học, tham gia các khóa học để nâng cao tay nghề, cũng như bản lĩnh nghề nghiệp. Bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non theo mô hình chất lượng cao

- Áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến phù hợp điều kiện thực tế tại cơ sở

- Tham gia tích cực, sáng tạo chủ động vào các hoạt động giáo dục thẩm mỹ do nhà trường tổ chức.

3.2.3.4 Điều kiện thực hiện

Ban giám hiệu tiên quyết trong việc xây dựng các điều kiện tổ chức hoạt động.

Xây dựng cơ chế thực hiện chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giáo viên

Có cơ chế tài chính, đầu tư cho cơ sở vật chất và hoạt động chuyên môn đáp ứng yêu cầu chất lượng cao

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Trang 67 - 70)