Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục thẩm mỹ cho trẻ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Trang 72 - 74)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục thẩm mỹ cho trẻ

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-

3.2.5Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục thẩm mỹ cho trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi.

3.2.5.1 Mục tiêu của biện pháp

Hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non theo mô hình chất lượng cao là một bộ phận của chương trình giáo dục, nên phải đảm bảo tính chặt chẽ của quy trình quản lý giáo dục. Đó là một quy trình mang tính toàn vẹn thống nhất từ xây dựng mục tiêu, nội dung, cách thực hiện hay kiểm tra đánh giá. Quá trình kiểm tra phải thực hiện thường xuyên, liên tục theo định kỳ hay đột xuất qua nhiều thông tin nhằm mục đích đánh giá đúng kịp thời các hoạt động giáo dục thẩm mỹ.

Quá trình đánh giá cần nghiêm túc, khoa học, đúng khả năng đảm bảo độ chính xác cao. Kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non theo mô hình chất lượng cao được tiến hành toàn diện: với cán bộ quản lý, giáo viên, cần nắm bắt đúng thực tế, kiểm tra lại các mục tiêu ban đầu có đạt được hay không, từ đó đề ra các phương án điều chỉnh kế hoạch phù hợp.

Thông qua kiểm tra đánh giá xây dựng chế độ thưởng – phạt để kích thích sự hoạt động đồng đều, có hiệu quả, trên cơ sở lợi ích kinh tế.

3.2.5.2 Nội dung của biện pháp

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá theo năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch này và kiểm tra từng đối tượng hoạt động cụ thể.

Kiểm tra có tiêu chí cụ thể, tiêu chí được xây dựng công khai dân chủ. Chế độ khen thưởng kỷ luật phải xây dựng chi tiết rõ ràng, phù hợp với điều kiện thực tế, có tác dụng kích thích động viên các cá nhân, tổ khối, tham gia tích cực trong các hoạt động mang tính giáo dục thẩm mỹ.

Mặt khác cũng xử lý nghiêm các hành vi hoặc biểu hiện không mang tính làm gương thẩm mỹ, ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục thẩm mỹ, sư phạm của nhà trường.

Tiến hành kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ, đột xuất để có được thông tin đầy đủ, chính xác để có điều chỉnh trong công tác quản lý.

Kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, công bằng có tác dụng kích thích các hoạt động trong nhà trường

3.2.5.3 Cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng làm cơ sở cho giáo viên đánh giá đúng và tạo niềm vui cho trẻ. Ban chỉ đạo dựa vào bộ chuẩn phát triển của trẻ, kết quả mong đợi và mục tiêu của chương trình giáo dục nâng cao, xây dựng test đánh giá trẻ từng độ tuổi. Thường xuyên kiểm tra các thông tin, báo cáo qua các kênh phối hợp. Kịp thời tuyên dương khen thưởng các tổ nhóm cá nhân thực hiện tốt, phê bình nhắc nhở các tổ nhóm cá nhân thực hiện chưa tốt. Tìm ra các nguyên nhân để điều chỉnh kế hoạch và rút ra các bài học kinh nghiệm.

Ban giám hiệu kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ việc thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non của giáo viên cũng như các tổ chức khác trong nhà trường.

Tổ chức các cuộc giao lưu, các ngày hội ngày lễ, các cuộc thi về nghệ thuật, có khen thưởng kỷ luật công bằng, nghiêm túc và kịp thời

Tạo điều kiện tốt nhất về tài chính, cơ sở vật chất để khen thưởng cho cá nhân và tập thể đạt thành tích cao. Kiểm tra việc khen thưởng và kỷ luật để đảm bảo việc thực thi là nghiêm túc.

3.2.5.4 Điều kiện thực hiện

Có đầy đủ các văn bản hướng dẫn về kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non. Các cá nhân phải nắm rõ công việc mình đảm nhiệm, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Có tiêu chí đánh giá cụ thể. Bộ phận kiểm tra đánh giá phải tạo mạng lưới chặt chẽ. Người làm công tác đánh giá phải công tâm, sáng suốt có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong đánh giá các hoạt động thẩm mỹ và được tập thể tín nhiệm.

Sau khi kiểm tra đánh giá phải tiến hành xử lý kịp thời, chính xác, công

bằng, đúng trình tự qui định. Cần tạo dư luận đúng đắn trong nhà trường và ngoài xã hội để ủng hộ cái tốt phê phán cái xấu. Lấy giáo dục làm chính, tránh xu hướng chỉ xử lý kỷ luật mà không giành thời gian để định hướng, uốn nắn, khắc phục.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Trang 72 - 74)