Quyền và nghĩa vụ nuôi dƣỡng

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 38 - 40)

1.3.2 .Ý nghĩa xã hội về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con

2.1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con

2.1.2.1. Quyền và nghĩa vụ nuôi dƣỡng

Nuôi dƣỡng, cả khi xét ở góc độ thuần tuý nghĩa vụ, là một khái niệm rộng hơn cấp dƣỡng. Suy cho cùng, cấp dƣỡng chỉ là hình thức biểu hiện vật chất của ý thức đoàn kết giữa các thành viên trong cùng một gia đình, trong điều kiện có một thành viên lâm vào hoàn cảnh sống khó khăn và một thành viên khác có khả năng tài chính để giúp đỡ bằng cách cấp cho thành viên gặp khó khăn một số tiền hoặc hiện vật. Quyền, nghĩa vụ nuôi dƣỡng của cha mẹ đối với con thể hiện ở việc cha mẹ phải thực hiện tất cả những công việc cần thiết để bảo đảm các nhu cầu trong cuộc sống của con (ăn, mặc, ở, học tập, khám chữa bệnh…), kể cả việc cha mẹ phải dùng tài sản của mình để đảm bảo những nhu cầu của con.

Nghĩa vụ nuôi dƣỡng, nhìn ở góc độ pháp luật dân sự, có đối tƣợng là một công việc phải thực hiện. Công việc của ngƣời có nghĩa vụ rất phức tạp, nhƣng nhìn chung, có thể đƣợc phân thành ba nhóm: Công việc nuôi dƣỡng là cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm các nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại và nói chung, những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày của con. Công việc chăm sóc là cha mẹ phải bảo đảm các điều kiện sống cần thiết để con không bị ốm đau, bệnh tật và phải chịu các chi phí cần thiết cho việc điều trị bệnh của con.

37

Công việc đào tạo theo luật hiện hành chỉ quy định rất chung: “Cha mẹ chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập” [19, Điều 72]. Trên thực tế, cha mẹ có trách nhiệm thanh toán tất cả các chi phí cần thiết cho việc học hành của con. Về mặt pháp lý, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dƣỡng của cha mẹ đối với con tồn tại đến khi con đến tuổi thành niên. Con đã thành niên thì phải tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. Tuy nhiên, tục lệ gia đình Việt Nam dƣờng nhƣ chƣa quen với nguyên tắc pháp lý này. Chẳng hạn, nếu sau khi tốt nghiệp trung học, con thi đỗ vào đại học hoặc đƣợc tiếp nhận vào một cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, thì cha mẹ sẽ tiếp tục chăm lo cho con trong việc học cả về vật chất và tinh thần. Nói chung, tục lệ thừa nhận rằng cha mẹ nuôi dƣỡng con chừng nào con chƣa đủ sức tự lập; tuy nhiên, nếu cha mẹ ngừng trợ cấp sau khi con đã thành niên và có khả năng lao động, thì cả tục lệ và luật đều không phê phán thái độ đó. Cha mẹ cũng có thể trợ cấp nhƣng không có nghĩa vụ phải làm việc đó, một khi con đã thành niên, sau một thời gian hoạt động nghề nghiệp và đã có cuộc sống ổn định, lại quyết định ngƣng làm việc để theo đuổi một kế hoạch học tập toàn thời gian.

Trƣờng hợp con đã thành niên nhƣng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì cha mẹ vẫn có nghĩa vụ nuôi dƣỡng con [19, Điều 71]. Vấn đề đặt ra là: trƣờng hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự đang có vợ/chồng hoặc đang có con thì cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dƣỡng ngƣời con này không? Luật HN&GĐ không quy định cụ thể nhƣng theo logic, cần hiểu theo hƣớng cha mẹ chỉ có nghĩa vụ nuôi dƣỡng con nếu vợ/chồng hoặc con của ngƣời này không có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dƣỡng họ.

Khác với nghĩa vụ cấp dƣỡng, nghĩa vụ nuôi dƣỡng đối với con ràng buộc cha mẹ ngay cả trong trƣờng hợp chính cha mẹ sống trong cảnh thiếu thốn.

38

Thế nhƣng cha mẹ chỉ chăm sóc, nuôi dƣỡng con theo khả năng của mình, đúng hơn là theo nếp sống bình thƣờng của gia đình: không thể áp đặt cho cha mẹ một tiêu chuẩn sống mà cha mẹ phải bảo đảm cho con.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 38 - 40)