Hạn chế trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 73 - 80)

1.3.2 .Ý nghĩa xã hội về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con

3.1.2.Hạn chế trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con

3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con

3.1.2.Hạn chế trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con

72

Bên cạnh những mặt tích cực về thực hiện nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con thì vẫn còn tồn tại rất nhiều điểm hạn chế, bất cập. Đó là hệ quả của rất nhiều yếu tố xã hội nhƣ: lối sống thực dụng của các bậc cha mẹ; sự coi trọng giá trị vật chất hơn là chăm lo gia đình; sự tác động tiêu cực của các nền văn hóa khác khi du nhập vào Việt Nam làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức; mặt trái của sự phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa... làm gia tăng gánh nặng “cơm áo, gạo, tiền” dẫn đến thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc con trẻ; nạn phân biệt giữa các con do tàn dƣ của xã hội cũ để lại; sự thờ ơ của các cơ quan có thẩm quyền, của xã hội,... tất cả những yếu tố đó đã ảnh hƣởng tiêu cực tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ dẫn đến sự phát triển không lành mạnh của con, nhiều trẻ lớn lên trong mặc cảm do bị đối xử thô bạo hoặc bị hành hạ cả về thể chất lẫn tinh thần từ chính cha, mẹ chúng, nhiều trẻ em bị bỏ rơi, không nơi nƣơng tựa, ngoài ra còn có rất nhiều vụ án đau lòng đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ mà nạn nhân chính là trẻ em – đối tƣợng cần đƣợc chăm sóc và bảo vệ đặc biệt.

Vấn nạn bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay ngày càng đáng báo động. Số vụ bạo lực gia đình diễn gia trong cả nƣớc từ năm 2011 đến năm 2018 đƣợc thống kê trong Bảng số liệu sau:

Tổng hợp theo Quyết định 238/QĐ-VHTTDL Tổng hợp theo Thông tƣ 23/2011/TT-BVHTTDL và Thông tƣ 07/2017/TT-BVHTTDL N ăm 20 09 20 10 20 11 20 12 20 13 20 14 20 15 20 16 20 17 20 18

73 S ố vụ 53. 206 54. 403 45. 264 40 .973 29 .289 21 .848 19 .274 14 .790 13 .221 10 .366

Nguồn: Báo cáo sơ kết thi hành Luật HN&GĐ năm 2014 – Bộ Tư pháp

Qua bảng thống kê trên cho thấy, số vụ bạo lực gia đình trên cả nƣớc tuy có giảm theo từng năm, thể hiện sự chuyển biến tích cực nhƣng tình trạng bạo lực gia đình, trong đó có bạo lực giữa cha mẹ và con vẫn xảy ra hàng ngày trên đất nƣớc ta. Cha mẹ có hành vi bạo lực với con chƣa thành niên diễn ra khá phổ biến. Các nghiên cứu xã hội học cho thấy có đến gần 70% trẻ em thừa nhận bị cha mẹ đánh đập dƣới nhiều hình thức. Từ tháng 6 năm 2018, nhiều vụ trẻ em bị đánh đập dã man đƣợc đƣa lên các phƣơng tiện thông tin, trong đó có không ít trƣờng hợp do cha mẹ thực hiện hành vi bạo lực. Câu chuyện xảy ra năm 2017 với bé trai Trần Nguyên K (10 tuổi, cƣ trú tại Hà Nội) khi em bị chính cha ruột là Trần Hoài Nam (35 tuổi) và mẹ kế là Phạm Thị Tú Trinh (34 tuổi) bạo hành trong thời gian dài đến mức gãy xƣơng sƣờn, rạn sọ não khiến ông bà nội và mẹ ruột không thể nhận ra đƣợc con cháu của mình đã gây phẫn nộ với dƣ luận. Hoặc vụ việc xảy ra ngày 5/3/2020 tại Hà Nội, cháu Nguyễn Ngọc M (sinh năm 2017) bị mẹ đẻ là Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 1991) và cha dƣợng là Nguyễn Minh Tuấn (sinh năm 1991) bạo hành dã man gây chấn thƣơng sọ não nặng dẫn đến tử vong. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Tuấn tử hình, bị cáo Lan Anh bị phạt tù chung thân cùng về tội giết ngƣời.

Không chỉ cha mẹ có hành vi bạo lực với con mà con cũng có hành vi bạo lực với cha mẹ. Ngày 26/2/2020 tại xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang xảy ra vụ việc bà Võ Thị D (88 tuổi) bị vợ chồng con trai là Võ Quốc Tuấn (56 tuổi) và con dâu là Phạm Thị Loan (57 tuổi) đánh đập dã man. Theo Tuấn và Loan khai thì nguyên nhân là do bà D tuổi cao, đãng trí,

74

mọi việc sinh hoạt cá nhân hàng ngày không theo ý muốn của vợ chồng họ. Ngày 8/4/2017, dƣ luận bàng hoàng trƣớc vụ án con trai giết mẹ ở xã Xuân Hƣng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bà Lê Thị H (sinh năm 1973) đã bị chính con trai là Bùi Xuân Cƣờng (sinh năm 1994) dùng cuốc đập nhiều nhát vào đầu dẫn đến tử vong. Sau khi bị bắt, Cƣờng khai nguyên nhân dẫn đến hành vi giết mẹ của hắn là do trong lúc làm việc, hắn vừa làm, vừa chơi nên bị mẹ mắng. Năm 2018, ông K (sinh năm 1950, cƣ trú tại Hải An, Hải Phòng) sống cùng con gái và con rể, bị con rể đánh đập tàn nhẫn, chửi mắng nhiều lần khiến cuộc sống của ông khốn khổ.

Trên đây chỉ là một số vụ việc để chứng minh cho tình trạng bạo lực gia đình giữa cha mẹ và con xảy ra phổ biến hiện nay.

Từ những ví dụ trên có thể thấy, thực tế rất khó xác định các trƣờng hợp cha mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục con hoặc phá tán tài sản của con hoặc có lối sống đồi trụy. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thƣơng yêu, chăm sóc, nuôi dƣỡng con; con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ. Tuy nhiên, trong thực tế không ít trƣờng hợp cha mẹ ngƣợc đãi con và ngƣợc lại nhƣng lại không có chế tài đủ mạnh để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật trong vấn đề này.

Về nghĩa vụ cấp dƣỡng. Điều 110 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:

“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.

Đồng thời, khoản 1 Điều 116 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc

75

người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Quy định về cấp dƣỡng này còn chung chung, chƣa cụ thể nên khó khăn cho Tòa án trong việc xác định mức cấp dƣỡng khi các bên không thỏa thuận đƣợc mức cấp dƣỡng. Trong thực tiễn giải quyết các trƣờng hợp cấp dƣỡng khi ly hôn, hầu hết các trƣờng hợp sau khi ly hôn, vấn đề cấp dƣỡng chƣa bảo đảm quyền lợi của con sau khi ly hôn. Việc yêu cầu cấp dƣỡng sau khi ly hôn trên thực tế còn nhiều khó khăn, bất cập, ngay cả trong trƣờng hợp ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng thực hiện việc cấp dƣỡng theo đúng quy định của bản án mà Tòa án đã tuyên thì cũng chƣa đáp ứng đƣợc “nhu cầu thiết yếu của ngƣời đƣợc cấp dƣỡng”. Cụ thể, việc vận dụng các quy định về cấp dƣỡng cho con khi ly hôn vẫn còn những hạn chế nhƣ:

Có nhiều trƣờng hợp Tòa án công nhận sự thỏa thuận của vợ chồng về việc một bên trực tiếp nuôi con và bên không trực tiếp nuôi con không phải cấp dƣỡng cho con. Thực chất đây là sự thỏa thuận tuy không trái pháp luật, nhƣng không đảm bảo quyền lợi của con, Tòa án vẫn phải chấp nhận vì đây là sự tự nguyện của các bên đƣơng sự. Thực tế, xuất phát từ nguyện vọng muốn đƣợc nuôi con nên một bên thỏa thuận với bên kia chấp nhận cho họ đƣợc nuôi con thì họ sẽ không yêu cầu cấp dƣỡng cho con.

Mức cấp dƣỡng nhƣ thế nào cho phù hợp cũng chƣa đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng; mới chỉ quy định nguyên tắc chung trƣớc hết là do hai bên đƣơng sự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận đƣợc thì Tòa án căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng, nhu cầu thiết yếu của ngƣời đƣợc cấp dƣỡng để quyết định mức cấp dƣỡng nhất định. Nhƣ vậy, sẽ khó khăn cho Tòa án quyết định mức cấp dƣỡng nhƣ thế nào để bảo vệ quyền lợi

76 cho con.

Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con thuộc diện cần đƣợc cấp dƣỡng trong trƣờng hợp ly hôn do một bên mất tích hoặc một bên vắng mặt chƣa thực sự thỏa đáng. Khi giải quyết ly hôn, Tòa án chỉ quyết định giao con cho bên có mặt trực tiếp nuôi mà không quyết định bên kia phải cấp dƣỡng. Nhƣ vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của con không đƣợc đảm bảo. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con cần phải có những biện pháp thích hợp đối với tình huống này.

Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều trƣờng hợp, do có điều kiện kinh tế nên ngƣời trực tiếp nuôi con không yêu cầu cấp dƣỡng và Tòa án công nhận. Nhƣng quyền nhận cấp dƣỡng là quyền của ngƣời con khi cha mẹ ly hôn nên ngƣời trực tiếp nuôi dƣỡng không có quyền từ chối cấp dƣỡng. Việc từ chối cấp dƣỡng sẽ dẫn tới quyền lợi chính đáng của ngƣời con không đƣợc đảm bảo. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định về vấn đề này.

Việc cấp dƣỡng giữa các thành viên trong gia đình đƣợc Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cụ thể từ Điều 107 đến Điều 120. Tuy nhiên, có nhiều trƣờng hợp ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng cố tình không thực hiện nghĩa vụ hoặc tìm cách tẩu tán tài sản để trốn tránh trách nhiệm, không thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng thì pháp luật vẫn chƣa có biện pháp cƣỡng chế thỏa đáng và hiệu quả.

Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định thời điểm phát sinh nghĩa vụ cấp dƣỡng nuôi con và nghĩa vụ chậm thi hành đối với số tiền cấp dƣỡng nuôi con nên có nhiều cách hiểu và áp dụng luật khác nhau. Đối với vụ án HN&GĐ khi vợ chồng đã sống ly thân và không cùng chung sống với nhau, vợ hoặc chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng nuôi con chung (chƣa có Bản án hoặc quyết định của Tòa án) thì vợ hoặc chồng có phải cấp dƣỡng

77

nuôi con chung từ thời điểm vợ chồng sống ly thân không?

Tuy pháp luật có quy định về quyền khởi kiện yêu cầu thay đổi mức cấp dƣỡng nuôi con, nhƣng thực tế xét xử có rất ít yêu cầu khởi kiện thay đổi mức cấp dƣỡng nuôi con. Cũng có nhiều trƣờng hợp Tòa án tuyên cấp dƣỡng nuôi con, nhƣng thực tế bên nuôi con không nhận đƣợc tiền cấp dƣỡng từ ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng bởi rất nhiều lý do khó khăn nhƣ ngƣời phải cấp dƣỡng không có thu nhập, hoặc thu nhập quá thấp, hoặc cố tình không chịu cấp dƣỡng… dẫn đến khó khăn khi thực hiện các quy định về cấp dƣỡng nuôi con trong thực tế.

Mặt khác, Điều 117 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Các bên có thể thoả thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết” quy định về “tạm ngừng cấp dƣỡng” để bảo đảm tính khả thi của việc cấp dƣỡng. Tuy nhiên, việc tạm ngừng cấp dƣỡng sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống của ngƣời đƣợc cấp dƣỡng nên cần đƣợc Tòa án xem xét thận trọng và chỉ nên cho phép tạm ngừng cấp dƣỡng khi khó khăn về kinh tế là có lý do chính đáng.

Về việc thay đổi ngƣời trực tiếp nuôi con: Trƣờng hợp Tòa án đã quyết định giao con cho một trong hai bên nuôi dƣỡng và bên còn lại đƣợc quyền thăm nom, chăm sóc giáo dục con. Tuy nhiên, do có mâu thuẫn không thể dàn xếp nên bên đƣợc giao nuôi con đã thay đổi nơi cƣ trú (cố tình giấu địa chỉ) mà không thông báo cho bên còn lại làm ảnh hƣởng đến quyền thăm nom chăm sóc con…Vì pháp luật chƣa quy định nghĩa vụ của bên nuôi con phải thông báo nơi cƣ trú của con chung nên chƣa đƣa vào thực tế làm căn cứ không cần phải chứng minh cho việc hay đổi ngƣời trực tiếp nuôi con. Vấn đề

78 này cần đƣợc quy định cụ thể hơn trong Luật.

Thực tế có trƣờng hợp cha mẹ ly hôn, nhƣng do điều kiện khách quan cả cha và mẹ không thể trực tiếp nuôi con mà thỏa thuận giao cho một ngƣời thứ 3 trực tiếp nuôi dƣỡng thì Tòa án có chấp nhận không? Do vậy, cần có quy định về vấn đề này theo hƣớng chỉ những ngƣời nhƣ ông bà, cô bác ruột của đứa trẻ… mới đƣợc Tòa án chấp nhận để đảm bảo quyền lợi cho đứa trẻ.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 73 - 80)