1.3.2 .Ý nghĩa xã hội về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con
2.1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con
2.1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ trong việc quản lý, định đoạt tài sản
42 sản của con
Hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc ta quy định theo nguyên tắc cha mẹ và con đều có quyền độc lập về tài sản. Luật HN&GĐ năm 2014 một lần nữa đã khẳng định: “Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và các thu nhập hợp pháp khác” [19, Điều 75]. Nhƣ vậy, theo quy định của pháp luật thì căn cứ xác lập tài sản riêng của con là: tài sản đƣợc thừa kế riêng, đƣợc tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và các thu nhập hợp pháp khác. Ngoài ra, Điều 75 Luật HN&GĐ năm 2014 còn bổ sung thêm một căn cứ khác trong việc xác lập tài sản riêng của con đó là: “Tài sản đƣợc hình thành từ tài sản riêng của con”. Tuy con có tài sản riêng nhƣng với những trƣờng hợp con dƣới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự, vì lợi ích của con, tài sản đó phải đƣợc cha, mẹ quản lý.
Nghĩa vụ và quyền quản lý tài sản riêng của con đƣợc Luật HN&GĐ năm 2014 quy định tại Điều 76 nhƣ sau:
“Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ
43
định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Việc quy định cha, mẹ quản lý tài sản riêng của con khi con chƣa đủ 15 tuổi hoặc con mất năng lực hành vi dân sự trƣớc hết nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về tài sản của con. Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc trẻ em từ khi sinh ra hoặc dƣới 15 tuổi đã có tài sản riêng là rất phổ biến. Nhƣng trẻ em dƣới 15 tuổi chỉ đƣợc phép thực hiện một số giao dịch nhất định bởi vì ở độ tuổi này, các em chƣa có sự phát triển hoàn thiện về nhận thức cũng nhƣ hành vi, chƣa có đủ khả năng quyết định và xử lý tài sản của mình sao cho hợp lý nhất. Vì vậy pháp luật quy định cha mẹ là ngƣời quản lý tài sản của con dƣới 15, con mất năng lực hành vi dân sự là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp ngƣời tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho ngƣời con đã chỉ định ngƣời khác quản lý tài sản đó hoặc những trƣờng hợp khác theo quy định của pháp luật (nhƣ cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chƣa thành niên) thì cha mẹ không có quyền quản lý tài sản riêng của con.
So với Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định bổ sung thêm một số nội dung về nghĩa vụ của cha mẹ trong việc quản lý tài sản riêng của con. Đó là:
“Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
44
Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự” [19, Điều 76].
Nhƣ vậy theo quy định nêu trên thì cha, mẹ có nghĩa vụ giao lại tài sản cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu nhƣ giữa cha mẹ và con không có thỏa thuận khác. Quy định này nhằm đảm bảo cho quyền quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của con. Ở độ tuổi từ đủ 15 tuổi trở lên các em đã có nhận thức tƣơng đối đầy đủ và đã có ý thức, trách nhiệm đối với tài sản riêng của mình. Không ít trƣờng hợp ở độ tuổi này các em đã góp vốn kinh doanh từ tài sản của mình. Vì vậy quy định này là cần thiết và hợp lý nhằm tạo ra sự chủ động cho các em trong việc quản lý, sử dụng tài sản của mình một cách hiệu quả nhất. Mặt khác nhằm đảm bảo tính khách quan, tránh trƣờng hợp cha mẹ tẩu tán tài sản riêng của con cũng nhƣ nhằm đảm bảo lợi ích của con, quyền và nghĩa vụ của ngƣời giám hộ thì trong trƣờng hợp cha mẹ đang quản lý tài sản của con chƣa thành niên, con đã thành niên nhƣng mất năng lực hành vi dân sự mà con đƣợc giao cho ngƣời khác giám hộ thì tài sản riêng của con đƣợc giao lại cho ngƣời giám hộ quản lý.
Không chỉ ghi nhận nghĩa vụ và quyền quản lý tài sản riêng của con, Luật HN&GĐ năm 2014 còn nghi nhận nghĩa vụ và quyền định đoạt tài sản riêng của con chƣa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự:
“Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
45
trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.” [19, Điều 77].
Quy định trên đây là cần thiết bởi vì nếu pháp luật chỉ trao cho cha, mẹ nghĩa vụ và quyền quản lý tài sản riêng của con mà không trao cho quyền định đoạt thì vẫn chƣa có điều kiện cần và đủ để đảm bảo lợi ích của con. Đƣơng nhiên việc định đoạt tài sản riêng của con thì phải tuân thủ nguyên tắc là nhằm đảm bảo và phục vụ cho lợi ích của con. Đó là việc cha, mẹ dùng tài sản của con để chi dùng vào các việc nhƣ đảm bảo nhu cầu ăn, mặc, ở, khám chữa bệnh, học tập, đi lại... Cha, mẹ không đƣợc lạm dụng quyền định đoạt tài sản riêng của con để phục vụ cho nhu cầu riêng của mình, khi con từ đủ 9 tuổi trở lên, việc định đoạt tài sản riêng của con phải tính đến nguyện vọng của con.
Đối với con từ đủ mƣời lăm tuổi đến dƣới mƣời tám tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, nếu định đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ. Hiện nay vấn đề này đã đƣợc Luật HN&GĐ năm 2014 quy định rõ hơn tại khoản 2 Điều 77: “Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ”. Nhƣ vậy những trƣờng hợp định đoạt tài sản riêng của con từ đủ 15 tuổi đến dƣới 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ là: tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc tài sản dùng để kinh doanh. Sở dĩ các nhà làm luật
46
quy định nhƣ vậy, bởi vì giai đoạn con từ đủ 15 đến dƣới 18 tuổi đã có thể suy nghĩ và quyết định việc sử dụng sao cho có hiệu quả tài sản riêng của mình. Tuy vậy, với những quyết định liên quan đến tài sản giá trị lớn, hoặc dùng tài sản để kinh doanh sinh lời thì vẫn cần có sự suy xét và đồng ý của cha mẹ. Điều đó có nghĩa là pháp luật quy định thêm điều kiện ràng buộc để sự định đoạt tài sản riêng của con đƣợc chính xác và hiệu quả nhất. Trƣờng hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do ngƣời giám hộ thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 77 Luật HN&GĐ năm 2014.
Quyền có tài sản riêng của con chỉ là hệ quả của việc thừa nhận năng lực pháp luật của cá nhân trong lĩnh vực tài sản: ngay từ khi sinh ra, cá nhân đã có thể có quyền sở hữu đối với tài sản. Giải pháp này thể hiện một bƣớc tiến quan trọng của pháp luật HN&GĐ, bởi, trong một thời kỳ dài, con, dù đã thành niên, không có tài sản riêng chừng nào cha mẹ còn sống.
Trên nguyên tắc, quyền sở hữu mang tính độc quyền: ngƣời không phải là chủ sở hữu không có quyền gì đối với tài sản của ngƣời khác, trừ trƣờng hợp đƣợc chủ sở hữu chuyển giao một hoặc nhiều quyền liên quan đến tài sản. Cá biệt, ngƣời chƣa thành niên dƣới 15 tuổi, ngƣời không có năng lực hành vi và, trong chừng mực nào đó, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi chỉ có thể thực hiện quyền sở hữu của mình đối với tài sản thông qua vai trò của ngƣời đại diện khi thông thƣờng, khi cần có ngƣời đại diện, thì cha mẹ là ngƣời đại diện cho con.
Đối với con dƣới 15 tuổi hoặc bị mất năng lực hành vi, việc đại diện của cha mẹ bao hàm cả việc quản lý tài sản của con. Cha mẹ có cả quyền định đoạt đối với tài sản của con với điều kiện việc định đoạt phải vì lợi ích của con. Nếu con chƣa thành niên đủ 9 tuổi trở lên, thì khi định đoạt tài sản của
47
con, cha mẹ phải tính đến nguyện vọng của con. Hơn nữa, trên thực tế, việc thiết lập bằng chứng về việc cha mẹ đã ghi nhận nguyện vọng của con hoàn toàn không đơn giản. Vả lại, luật cũng không đòi hỏi sự tôn trọng của cha mẹ đối với nguyện vọng ấy. Nếu cha mẹ không tính đến nguyện vọng của con và cuối cùng, định đoạt tài sản trái với lợi ích của con, thì ai có quyền kiện? Cần lƣu ý rằng cha mẹ chỉ làm giám hộ đƣơng nhiên cho ngƣời thành niên mất năng lực hành vi trong trƣờng hợp ngƣời này không có vợ (chồng) hoặc con đủ điều kiện làm giám hộ.
Theo pháp luật hiện hành cha mẹ là ngƣời thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ nhất của con, đồng thời là ngƣời thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc của con.