1.3.2 .Ý nghĩa xã hội về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con
2.1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con
2.1.3.1. Căn cứ để hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chƣa thành niên
Theo Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2014, cha mẹ rơi vào một trong các trƣờng hợp sau đây thì có thể bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chƣa thành niên: “Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; Phá tán tài sản của con; Có lối sống đồi trụy; Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
Trong trƣờng hợp thứ nhất, có lẽ việc hạn chế quyền của cha mẹ đƣợc ghi nhận ngay trong bản án; còn trong các trƣờng hợp khác, việc hạn chế quyền của cha mẹ hẳn đƣợc quyết định theo một thủ tục riêng. Dẫu sao, đây là một chế tài đặc biệt của Luật HN&GĐ; bởi vậy, dù có đƣợc ghi nhận trong một bản án hình sự nhƣ trong trƣờng hợp thứ nhất, chế tài này cũng không mang ý nghĩa của một hình phạt hay một biện pháp tƣ pháp của luật hình.
Những quyền về nhân thân và tài sản của cha mẹ đã nêu ở phần trên có thể bị hạn chế theo quy định tại Luật HN&GĐ năm 2014: Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi trụy, xúi
50
giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tùy từng trƣờng hợp cụ thể Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm, Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.
Thực chất biện pháp này là chế tài của Luật HN&GĐ áp dụng đối với hành vi phạm tội của cha mẹ, hoặc hành vi có lỗi xâm phạm đến lợi ích của con. Khi áp dụng biện pháp này, Tòa án cần cân nhắc thận trọng, chỉ quyết định tƣớc quyền này của cha mẹ đối với con trong trƣờng hợp thật cần thiết vì lợi ích của con. Tội phạm thực hiện đối với ngƣời con nào thì chỉ hạn chế quyền đối với ngƣời con đó; nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì trƣớc khi ra quyết định Tòa án cần tham khảo ý kiến của con. Quy định này khẳng định trách nhiệm của cha mẹ nhằm đảm bảo cha, mẹ phải thực hiện tốt các nghĩa vụ của họ đối với con để bảo vệ quyền lợi của con nói chung, con chƣa thành niên nói riêng.
Theo quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành thì căn cứ để Tòa án đƣa ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chƣa thành niên là: Cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con; Cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục con; Cha, mẹ có hành vi phá tán tài sản của con; Cha, mẹ có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Sở dĩ pháp luật quy định nhƣ vậy bởi vì đối với con trong giai đoạn vị thành niên, cha, mẹ là ngƣời có ảnh hƣởng lớn nhất đối với sự phát triển và trƣởng thành của con. Tuy vậy trong cuộc sống đôi khi những giá trị đạo đức bị coi nhẹ hơn những lợi ích vật chất, có không ít các bậc cha, mẹ vì lợi ích trƣớc mắt mà xem thƣờng trách nhiệm của
51