Nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại do con gây ra

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 49)

1.3.2 .Ý nghĩa xã hội về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con

2.1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con

2.1.2.4 Nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại do con gây ra

Bồi thƣờng thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự, theo đó khi một ngƣời vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho ngƣời khác thì phải bồi thƣờng những tổn thất mà mình gây ra. Đây là trách nhiệm bổ sung của cha, mẹ, dựa trên cơ sở lỗi của cha, mẹ vì đã thiếu trách nhiệm trong việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, quản lý con chƣa thành niên hoặc con đã thành niên nhƣng mất năng lực hành vi dân sự dẫn đến việc con gây thiệt hại cho ngƣời khác. Vấn đề bồi thƣờng thiệt hại do con gây ra hiện nay đƣợc Điều 74 Luật HNGĐ năm 2014 thay đổi lại nội dung dẫn chiếu cho phù hợp. Theo đó: “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự”.

Từ những quy định nêu trên thì việc bồi thƣờng thiệt hại của cha mẹ do con gây ra đƣợc xác định nhƣ sau: Con từ đủ mƣời tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thƣờng. Con chƣa thành niên dƣới mƣời lăm tuổi gây thiệt

48

hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thƣờng mà con chƣa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thƣờng phần còn thiếu, trừ trƣờng hợp quy định tại Điều 599 BLDS năm 2015.

Con từ đủ mƣời lăm tuổi đến chƣa đủ mƣời tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thƣờng thì cha, mẹ phải bồi thƣờng phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Con chƣa thành niên, con mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có ngƣời giám hộ thì ngƣời giám hộ đó đƣợc dùng tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ để bồi thƣờng; nếu ngƣời đƣợc giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thƣờng thì ngƣời giám hộ phải bồi thƣờng bằng tài sản của mình; nếu ngƣời giám hộ chứng minh đƣợc mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thƣờng.

Nhƣ vậy theo quy định của pháp luật trƣờng hợp con đã thành niên có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho ngƣời khác, dù còn ở chung với cha mẹ thì về nguyên tắc cha mẹ không phải bồi thƣờng những thiệt hại đó bằng tài sản của cha mẹ. Con đã thành niên phải tự bồi thƣờng bằng tài sản riêng của mình. Nếu con đã thành niên còn ở chung với cha mẹ mà có công sức đóng góp vào tài sản chung của gia đình thì phần công sức đóng góp đó đƣợc coi là tài sản của con. Tài sản riêng của con (nếu có) chƣa đủ để bồi thƣờng thì có thể trích phần tài sản của con trong khối tài sản chung của gia đình để bồi thƣờng. Trƣờng hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự và cha mẹ đang phải nuôi dƣỡng, chăm sóc quản lý thì cha mẹ phải bồi thƣờng những thiệt hại do con đó gây ra cho ngƣời khác.

Trƣờng hợp con dƣới mƣời lăm tuổi trong thời gian trƣờng học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trƣờng học phải bồi thƣờng thiệt hại xảy ra, con

49

mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho ngƣời khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thƣờng thiệt hại xảy ra. Nhƣ vậy nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong việc bồi thƣờng thiệt hại do con gây ra là sự thể chế hóa các quy định của BLDS năm 2015. Khi xác định việc bồi thƣờng thiệt hại phải căn cứ vào từng trƣờng hợp cụ thể.

2.1.3. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

2.1.3.1. Căn cứ để hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chƣa thành niên Theo Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2014, cha mẹ rơi vào một trong các Theo Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2014, cha mẹ rơi vào một trong các trƣờng hợp sau đây thì có thể bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chƣa thành niên: “Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; Phá tán tài sản của con; Có lối sống đồi trụy; Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

Trong trƣờng hợp thứ nhất, có lẽ việc hạn chế quyền của cha mẹ đƣợc ghi nhận ngay trong bản án; còn trong các trƣờng hợp khác, việc hạn chế quyền của cha mẹ hẳn đƣợc quyết định theo một thủ tục riêng. Dẫu sao, đây là một chế tài đặc biệt của Luật HN&GĐ; bởi vậy, dù có đƣợc ghi nhận trong một bản án hình sự nhƣ trong trƣờng hợp thứ nhất, chế tài này cũng không mang ý nghĩa của một hình phạt hay một biện pháp tƣ pháp của luật hình.

Những quyền về nhân thân và tài sản của cha mẹ đã nêu ở phần trên có thể bị hạn chế theo quy định tại Luật HN&GĐ năm 2014: Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi trụy, xúi

50

giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tùy từng trƣờng hợp cụ thể Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm, Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Thực chất biện pháp này là chế tài của Luật HN&GĐ áp dụng đối với hành vi phạm tội của cha mẹ, hoặc hành vi có lỗi xâm phạm đến lợi ích của con. Khi áp dụng biện pháp này, Tòa án cần cân nhắc thận trọng, chỉ quyết định tƣớc quyền này của cha mẹ đối với con trong trƣờng hợp thật cần thiết vì lợi ích của con. Tội phạm thực hiện đối với ngƣời con nào thì chỉ hạn chế quyền đối với ngƣời con đó; nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì trƣớc khi ra quyết định Tòa án cần tham khảo ý kiến của con. Quy định này khẳng định trách nhiệm của cha mẹ nhằm đảm bảo cha, mẹ phải thực hiện tốt các nghĩa vụ của họ đối với con để bảo vệ quyền lợi của con nói chung, con chƣa thành niên nói riêng.

Theo quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành thì căn cứ để Tòa án đƣa ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chƣa thành niên là: Cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con; Cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục con; Cha, mẹ có hành vi phá tán tài sản của con; Cha, mẹ có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Sở dĩ pháp luật quy định nhƣ vậy bởi vì đối với con trong giai đoạn vị thành niên, cha, mẹ là ngƣời có ảnh hƣởng lớn nhất đối với sự phát triển và trƣởng thành của con. Tuy vậy trong cuộc sống đôi khi những giá trị đạo đức bị coi nhẹ hơn những lợi ích vật chất, có không ít các bậc cha, mẹ vì lợi ích trƣớc mắt mà xem thƣờng trách nhiệm của

51

mình đối với con. Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dƣỡng con chƣa thành niên bị vi phạm một cách nghiêm trọng. Ở nhiều gia đình, cha mẹ dùng uy quyền để ép buộc con phải nghe theo đồng thời khi cần có thể sẵn sàng dùng tới vũ lực hoặc có những lời lẽ xúc phạm để buộc con phải làm những việc theo ý muốn của mình. Có những trƣờng hợp khác cha, mẹ lại xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội nhƣ bán hàng cấm, trộm cắp, mại dâm... để thu lợi bất chính. Đây là những hành vi cần đƣợc ngăn chặn kịp, trừng trị kịp thời bảo đảm cho trẻ chƣa thành niên đƣợc sống trong môi trƣờng giáo dục tốt để các em có thể phát triển lành mạnh về thể chất và trí tuệ và đạo đức, không bị lôi kéo vào con đƣờng phạm tội.

2.1.3.2. Các chủ thể có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chƣa thành niên con chƣa thành niên

Để phù hợp với tình hình thực tế và phát huy tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức xã hội, hiện nay những ngƣời có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chƣa thành niên đƣợc Luật HN&GĐ năm 2014 quy định tại Điều 86 nhƣ sau:

“1. Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

52

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.”

Nhƣ vậy theo quy định này thì những ngƣời đƣợc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 86 nêu trên có quyền trực tiếp yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chƣa thành niên. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cũng có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chƣa thành niên. Tuy nhiên họ chỉ có quyền gián tiếp yêu cầu Tòa án thông qua Cơ quan quản lý nhà nƣớc về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nƣớc về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ. Việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chƣa thành niên đƣợc quyết định theo thủ tục chung về tố tụng dân sự.

Chấm dứt quyền của cha mẹ có hay không việc chấm dứt quyền cha mẹ? Luật không dự kiến việc chấm dứt quyền của cha mẹ đối với con. Có lẽ do ngƣời làm luật thấy không cần thiết. Đến một lúc nào đó, con đƣợc luật thừa nhận có đầy đủ năng lực hành vi và do đó có quyền tự mình quyết định con đƣờng đi của mình. Thậm chí, trƣớc khi con đạt đến độ tuổi nhất định để đƣợc thừa nhận có đầy đủ năng lực hành vi, con cũng đã dần dần ý thức đƣợc các quyền tự do cá nhân của mình cũng nhƣ dần dần xây dựng cho mình thế giới quan và nhân sinh quan riêng. Cha mẹ, về phần mình, sẽ dần có xu hƣớng chuyển thái độ cƣ xử, trong khuôn khổ thực hiện quyền của cha mẹ, từ sự dẫn dắt chủ động, trực tiếp sang hƣớng dẫn, gợi ý, cố vấn, giúp đỡ,... Về mặt lý thuyết, cha mẹ không có nghĩa vụ trông nom con đã thành niên: con đã thành niên có quyền có nơi cƣ trú riêng; con đã thành niên mà gây thiệt hại cho ngƣời thứ ba, thì phải tự bồi thƣờng theo BLDS năm 2015. Nếu con đã thành

53

niên mà ở trong tình trạng mất năng lực hành vi thì con sẽ đƣợc đặt dƣới chế độ giám hộ.

Quan hệ giữa cha (mẹ) kế và con riêng của vợ (chồng) cho đến khi có Luật HN&GĐ năm 2014, quan hệ giữa cha (mẹ) kế và con riêng của vợ (chồng) chỉ đƣợc ngƣời làm luật nhắc tới ở góc độ thừa kế và trong trƣờng hợp hết sức đặc thù mà các đƣơng sự cƣ xử với nhau nhƣ cha mẹ ruột và con ruột. Cách cƣ xử đó, về phần mình, lại chỉ xuất phát từ ý chí của các đƣơng sự chứ không phải do đòi hỏi của luật.

Luật HN&GĐ đồng hoá quan hệ ấy, về phƣơng diện nhân thân, với quan hệ giữa cha mẹ ruột và con ruột, bố dƣợng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình theo quy định của Luật; con riêng có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dƣỡng bố dƣợng, mẹ kế cùng sống chung với mình, theo quy định của Luật. Song, cần nhấn mạnh rằng để các quyền và nghĩa vụ ấy phát sinh, các đƣơng sự phải cùng sống với nhau dƣới một mái nhà; nếu ở riêng, các đƣơng sự chỉ là những ngƣời xa lạ đối với nhau, về phƣơng diện pháp luật HN&GĐ.

Luật cũng cấm các đƣơng sự có hành vi ngƣợc đãi, hành hạ, xúc phạm nhau. Tuy nhiên, nếu thực hiện hành vi ấy ở mức độ nghiêm trọng, ngƣời thực hiện hành vi chỉ bị chế tài hình sự trong trƣờng hợp nạn nhân là ngƣời nuôi dƣỡng mình.

2.1.3.3. Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chƣa thành niên

Cha mẹ có quyền yêu thƣơng, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành ngƣời con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho đất nƣớc. Cha mẹ có những quyền cơ bản đối với con nhƣ: quyền chăm sóc, nuôi

54

dƣỡng con; quyền giáo dục con; quyền đại diện cho con; quyền có tài sản riêng của con; quyền quản lý tài sản riêng của con; quyền định đoạt tài sản cuart con chƣa thành niên, con mất năng lực hành vi dân sự,… Mặc dù các quyền này của cha mẹ là quyền đƣơng nhiên nhƣng trên thực tế, có một số trƣờng hợp, để bảo vệ con, cha mẹ bị hạn chế một số quyền đối với con chƣa thành niên.

Phạm vi hạn chế quyền: Căn cứ vào từng trƣờng hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chƣa thành niên, ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con.

Thời gian hạn chế quyền: Tòa án ra quyết định hạn chế một hoặc một số quyền của cha, mẹ đối với con chƣa thành niên trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này. Theo quy định này, có thể hiểu rằng, khi thời hạn hạn chế quyền của cha mẹ đã hết, thì việc khôi phục quyền cha mẹ là đƣơng nhiên chứ không cần thủ tục xoá án nhƣ đối với án tích về hình sự. Trong trƣờng hợp cần rút ngắn thời hạn hạn chế quyền cha mẹ, Luật có ghi nhận vai trò xem xét của Toà án.

Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên: đƣợc quy định tại Điều 87 Luật HN&GĐ năm 2014. Cụ thể là:

“1. Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

2. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của

55

BLDS và Luật này trong các trường hợp sau đây:

a) Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 49)