Quyền và nghĩa vụ cấp dƣỡng

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 64 - 67)

1.3.2 .Ý nghĩa xã hội về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con

2.2.2.2.Quyền và nghĩa vụ cấp dƣỡng

2.2. Quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ

2.2.2.2.Quyền và nghĩa vụ cấp dƣỡng

Tƣơng tự nhƣ quy định về nghĩa vụ cấp dƣỡng của cha mẹ đối với con, con cũng phải có trách nhiệm về tài sản đối với cha mẹ khi cha mẹ không có đủ khả năng kinh tế để giải quyết nhu cầu thiết yếu. Theo quy định tại Điều 111 Luật HN&GĐ năm 2014, con có nghĩa vụ cấp dƣỡng cho cha mẹ khi có

63 những điều kiện nhƣ sau:

Thứ nhất, cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (ngƣời không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình đã đƣợc phân tích ở trên).

Thứ hai, ngƣời con đã thành niên có điều kiện kinh tế để cấp dƣỡng và không sống chung với cha mẹ. Bởi vì nếu các bên sống chung với nhau thì họ có nghĩa vụ nuôi dƣỡng nhau và nghĩa vụ cấp dƣỡng không đƣợc đặt ra.

Ngƣời con đƣợc xem là có khả năng kinh tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng là ngƣời có thu nhập thƣờng xuyên hoặc tuy không có thu nhập thƣờng xuyên nhƣng có tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thƣờng cần thiết cho cuộc sống của ngƣời đó. Một ngƣời con đang có thu nhập thƣờng xuyên ổn định và thu nhập đó là cao so với nhu cầu sinh hoạt tại địa phƣơng thì đƣợc coi là có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng nhƣng trong trƣờng hợp ngƣời con không có thu nhập thƣờng xuyên nhƣng có tài sản sau khi đã trừ đi chi phí cho cuộc sống của con kể cả tiền ăn ở, thuế, tiền nợ, chi phí sản xuất mà vẫn còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng. Ở đây, “các chi phí thông thƣờng cần thiết cho cuộc sống của ngƣời đó” không chỉ đơn giản là chi phí nhu cầu ăn ở, vui chơi giải trí của ngƣời con mà còn bao gồm cả chi phí cho gia đình ngƣời con (nếu ngƣời con đã lập gia đình) và những ngƣời mà ngƣời con đó có trách nhiệm nuôi dƣỡng. Nhƣ vậy, để đảm bảo cho nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc thực hiện, tác giả luận văn cho rằng ngƣời con có nghĩa vụ cấp dƣỡng chỉ coi là có khả năng cấp dƣỡng khi họ có tài sản sau khi đã trừ đi những chi phí cần thiết cho bản thân và gia đình của họ mới hợp lý.

Trong trƣờng hợp ngƣời con chỉ có điều kiện vật chất giống nhƣ cha mẹ thì vấn đề cấp dƣỡng không đƣợc đặt ra. Nếu cả cha mẹ và con ở trong tình trạng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì

64

không ai phải cấp dƣỡng cho ai và không ai đƣợc quyền yêu cầu ngƣời khác cấp dƣỡng cho mình. Trong trƣờng hợp này cần có trợ giúp của xã hội theo chính sách xã hội. Cũng theo khoản 2, điều 107, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này”. Nhƣ vậy, nghĩa vụ cấp dƣỡng trong trƣờng hợp ngƣời con có nghĩa vụ nuôi dƣỡng cha mẹ nhƣng trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với cha mẹ đƣợc hiểu theo một biện pháp chế tài đối với ngƣời con theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, về phƣơng thức cấp dƣỡng và mức cấp dƣỡng, đƣợc hiểu nhƣ sau:

Phương thức cấp dưỡng: Theo Điều 117 Luật HN&GĐ năm 2014 thì con có thể thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng cho cha, mẹ định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Con và cha, mẹ có thể thỏa thuận thay đổi phƣơng thức cấp dƣỡng, tạm ngừng cấp dƣỡng trong trƣờng hợp ngƣời con lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng, nếu không thỏa thuận đƣợc thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Về mức cấp dưỡng: theo quy định tại Điều 116 Luật HN&GĐ năm 2014 thì mức cấp dƣỡng do ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng là ngƣời con và ngƣời đƣợc cấp dƣỡng là cha, mẹ của ngƣời đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của ngƣời con và nhu cầu thiết yếu của cha, mẹ; nếu khong thỏa thuận đƣợc thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dƣỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dƣỡng do con và cha, mẹ thỏa thuận; nếu không thỏa thuận đƣợc thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

65

Nhƣ vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định rất cụ thể các điều kiện phát sinh quan hệ cấp dƣỡng giữa ngƣời con đối với cha, mẹ. Các phƣơng thức thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng linh hoạt, mức cấp dƣỡng đƣợc thực hiện trên tình thần tôn trọng sự thỏa thuận của ngƣời con đối với cha, mẹ của ngƣời đó.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 64 - 67)