Quyền và nghĩa vụ nuôi dƣỡng cha mẹ

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 62 - 64)

1.3.2 .Ý nghĩa xã hội về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con

2.2. Quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ

2.2.2.1. Quyền và nghĩa vụ nuôi dƣỡng cha mẹ

Con có nghĩa vụ nuôi dƣỡng, chăm sóc và giúp đỡ cha mẹ là một trong những đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đây là nghĩa vụ cơ bản và là chế định quan trọng trong quan hệ giữa cha, mẹ và con đƣợc ghi nhận trong pháp luật HN&GĐ. Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dƣỡng cha, mẹ bao hàm cả sự chăm sóc về tinh thần, tình cảm và cả sự giúp đỡ cần thiết về vật chất của con đối với cha, mẹ.

Theo quy định tại khoản 2, Điều 71, Luật HN&GĐ năm 2014: “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”.

61

Nhƣ vậy, pháp luật quy định nghĩa vụ nuôi dƣỡng cha, mẹ đƣợc đặt ra trong trƣờng hợp cha, mẹ sống chung với nhau. Nghĩa vụ nuôi dƣỡng của con đối với cha mẹ đƣợc dặt ra khi cha mẹ không con khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Khi cha mẹ bị ốm đau, già yếu, tàn tật thì con có nghĩa vụ nuôi dƣỡng, chăm sóc cha mẹ. Khi cha mẹ không có khả năng lao động (do già yếu, ốm đau, khuyết tật…) và cũng không có tài sản để nuôi mình thì con không sống chung với cha mẹ do đó không trực tiếp nuôi dƣỡng cha mẹ thì có nghĩa vụ cấp dƣỡng cho cha mẹ, để đảm bảo cuộc sống của cha mẹ.

Luật HN&GĐ năm 2014 cũng quy định việc chăm sóc, nuôi dƣỡng cha mẹ là một nghĩa vụ của con và nhấn mạnh đặc biệt khi cha mẹ “mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật” nhằm đề cao nghĩa vụ của con trong việc chăm sóc, nuôi dƣỡng cha, mẹ. Bên cạnh đó, cha mẹ “mất năng lực hành vi dân sự” hoặc “ khuyết tật” đƣợc xác định rõ ràng theo quy định tại BLDS năm 2015 (Điều 19, Điều 22) và Luật ngƣời khuyết tật năm 2010 (Khoản 1, Điều 2). Trong trƣờng hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dƣỡng cha mẹ. Có thể nói, đây là một trong những quy định tiến bộ đã góp phần khắc phục đƣợc hạn chế trong trƣờng hợp gia đình có nhiều con nhƣng lại không chỉ định rõ ngƣời con nào sẽ có nghĩa vụ nuôi dƣỡng cha, mẹ dẫn đến tình huống “cha chung không ai khóc”.

Khoản 4, Điều 70 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia các công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình”.

Điều 75 Luật HN&GĐ năm 2014 cũng quy định: “Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu

62

nhập; Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại Khoản 4 điều 70 của Luật này”.

Căn cứ vào các điều khoản mà Luật HN&GĐ năm 2014 quy định thì nghĩa vụ nuôi dƣỡng, chăm sóc của ngƣời con đối với cha, mẹ đƣợc đặt ra ngay cả khi cha, mẹ vẫn còn khỏe mạnh. Quy định này phù hợp với quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con. Sự chăm sóc của con đối với cha mẹ ở đây nhiều khi chỉ mang giá trị về tinh thần nhƣng lại rất quan trọng đối với cha mẹ. Luật cũng quy định việc thực hiện nghĩa vụ của ngƣời con trên cơ sở “phù hợp với khả năng” và “nếu có thu nhập”. Việc quy định “con đã thành niên” có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình là quy định phù hợp với thực tế, bởi con đã thành niên là ngƣời vừa bƣớc qua độ tuổi vị thành niên – lứa tuổi đã phát triển đầy đủ về cả thể chất và trí tuệ có khả năng tham gia vào quan hệ lao động sản xuất để tạo ra thu nhập. Từ đó, ngƣời con có khả năng về kinh tế, đủ đảm bảo đƣợc cuộc sống của chính mình, do đó về nguyên tắc thì nghĩa vụ nuôi dƣỡng cho cha mẹ chỉ đặt ra đối với con đã thành niên.

Nhƣ vậy, với việc quy định nghĩa vụ của ngƣời con trong việc tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm đảm bảo đời sống của gia đình nói chung và cũng là gián tiếp thực hiện việc nuôi dƣỡng cha, mẹ đã phát huy đƣợc tinh thần tự giác, chủ động của ngƣời con trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với cha, mẹ.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 62 - 64)