Phân tích các cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiến lược sản phẩm của công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 96 - 105)

Từ quá trình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm của Công ty cổ phần Thủy Sản 584 Nha Trang ta có thể thấy được các cơ hội, nguy cơ, mặt mạnh và điểm yếu của công ty như sau:

- Các điểm mạnh (S) Strengths.

1. Sản phẩm của công ty hiện nay có uy tín và có mối quan hệ lâu năm tốt với khách hàng.

2. Công ty có quy trình sản xuất ổn định.

3. Giá cả sản phẩm của công ty cao tạo tâm lý ổn định cho người tiêu dùng. 4. Chất lượng sản phẩm tương đối tốt.

5. Cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm. 6. Năng lực sản xuất công ty ổn định

- Những điểm yếu (W) Weaknesses.

1. Chưa có bộ phận chuyên trách về Marketing và R& D nên thông tin về thị trường và công nghệ mới còn thiếu và chưa kịp thời.

2. Quy mô sản xuất của công ty còn nhỏ. 3. Máy móc thiết bị còn lạc hậu.

- Các cơ hội (O) opportunities.

1. Hàng nước mắm của Công ty được ưa chuộng trên thị trường. 2. Còn nhiều thị trường tiềm năng còn bỏ ngỏ.

3. Nhu cầu tiêu dùng nước mắm chai và cao đạm ngày càng cao.

4. Nhu cầu tiêu dùng nước mắm truyền thống không thể thiếu trong bữa ăn. 5. Có hệ thống mạng lưới chân rết trong khâu tiêu thụ khá vững chắc.

- Các nguy cơ, đe dọa (T) Threats.

1. Có nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước.

2.Sản phẩm nước mắm của công ty hay bị làm hàng giả. 3. Sự biến động giá cả trên thị trường.

PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT Bảng 2.18: SƠĐỒ MA TRẬN SWOT

SWOT

Cơ hội (O)

1.Hàng nước mắm của Công ty được ưa chuộng trên thị trường.

2.Còn nhiều thị trường tiềm năng còn bỏ ngỏ.

3.Nhu cầu tiêu dùng nước mắm chai và cao đạm ngày càng cao.

4.Nhu cầu tiêu dùng nước mắm truyền thống không thể thiếu trong bữa ăn.

5. Nguồn cung ứng nguyên liệu.

6.Có hệ thống mạng lưới chân rết trong khâu tiêu thụ khá vững chắc.

Các nguy cơ, đe dọa (T)

1. Có nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước.

2. Sản phẩm nước mắm của công ty hay bị làm hàng giả.

3. Sự biến động giá cả trên thị trường.

4. Ô nhiễm môi trường.

Điểm mạnh (S)

1. Sản phẩm của công ty hiện nay có uy tín và có mối quan hệ lâu năm tốt với khách hàng.

2. Công ty có quy trình sản xuất ổn định.

Nhóm chiến lược (SO)

S1S2S5S6O1O5(SO)1 S1S3S4O1O4 (SO)2 S1S2S3S5O2O3(SO)3 S1S3S4S5O2O4 (SO)4 Nhóm chiến lược (ST) S1S2S5S6T1T3(ST)1 S1S4S6S7T1T3T4 (ST)2

3. Giá cả sản phẩm của công ty cao tạo tâm lý ổn định cho người tiêu dùng.

4. Chất lượng sản phẩm tương đối tốt. 5. Cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm.

6. Năng lực sản xuất công ty ổn định

7. Môi trường văn hoá tốt.

Điểm yếu (W)

1. Chưa có bộ phận chuyên trách về

Marketing và R& D nên thông tin về thị trường và công nghệ mới còn thiếu và chưa

kịp thời.

2. Quy mô sản xuất của công ty còn nhỏ.

3. Máy móc thiết bị còn lạc hậu

Nhóm chiến lược (WO)

W1W2W3O1O2O4 (WO)

Các chiến lược (WT)

Phối hợp S-O: Phối hợp các cơ hội bên ngoài và những điểm mạnh của công ty, ta có các chiến lược sau:

+ Chiến lược SO1: Chiến lược sản phẩm cải tiến sản phẩm trên thị trường hiện có.

Công ty tận dụng các điểm mạnh của mình cùng với thị trường nước mắm của công ty đang được ưa chuộng để từ đó công ty tung sản phẩm cải tiến vào thị trường này. Nhưng bên cạnh đó công ty cần phải tiến hành mở rộng thị trường sang các vùng lân cận để nâng cao sản lượng tiêu thụ.

+ Chiến lược SO2: Chiến lược thiết lập chủng loại.

Nhu cầu tiêu dùng nước mắm truyền thống không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người Việt Nam. Dựa vào những điểm mạnh đó công ty nên củng cố, giữ gìn và nâng cao uy tín của công ty và nhờ vào mối quan hệ tốt với khách hàng, thị trường đưa sản phẩm mắm chai 35-40 gN/l vào, công ty cũng nên xác lập chủng loại và giữ vững vị trí trên thị trường bằng các sản phẩm mắm lít cao đạm đặc biệt là sản phẩm mắm chai đang rất được ưa chuộng.

+ Chiến lược SO3: Chiến lược đổi mới chủng loại và phát triển một sản phẩm mới cho thị trường hiện tại hay một thị trường mới.

Sản phẩm mắm chai 35-40 độ đạm là sản phẩm mới của công ty, sản phẩm này có chất lượng cao. Hiện nay trên thị trường tiềm năng về sản phẩm mắm chai của công ty là thị trường Miền Bắc và Nha Trang. Là các thị trường đã tiêu thụ sản phẩm mắm chai cao nhất, nên nhu cầu về chất lượng mắm cao đạm đòi hỏi ngày một cao, cũng chính vì điều này chứng tỏ mắm của công ty có vị thế cao trên thị trường.

+ Chiến lược SO4: Chiến lược hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Hiện nay thị trường mắm lít ở Đắc Lắc và Miền Bắc đang có xu hướng giảm, trong khi đó trước kia 2 thị trường này là thị trường trọng điểm cho việc tiêu thụ mắm lít. Như vậy, để củng cố và tăng thêm uy tín của sản phẩm, công ty sản xuất

sản phẩm có chất lượng cao, sử dụng hiệu quả công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chế biến ra sản phẩm có độ đạm cao.

- Phối hợp S -T: Sử dụng điểm mạnh để né tránh những đe doạ bên ngoài.

+ Chiến lược ST1: Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nếu cứ đầu tư vào một sản phẩm thì khi xảy ra biến cố về sản phẩm thì công ty khó tránh khỏi những nguy cơ phá sản mà chúng ta nên đa dạng hoá sản phẩm, ví dụ trong năm 2006 công ty đã kinh doanh thêm mắm nêm, mắm ruốc và bước đầu cũng thu được những khả quan nhất định.

Phương án này chỉ nên áp dụng khi mà hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có triển vọng cao.

+ Chiến lược ST2: Chiến lược quảng cáo - khuyến mãi.

Ngoài việc chuyên chỉ sản xuất còn việc tiêu thụ lại do người khác phụ trách không thuộc của công ty. Mà khâu tiêu thụ trong công ty là do phòng kinh doanh đảm nhiệm. Trong khi đó ngoài thị trường thì do các thương buôn môi giới đảm nhiệm mà thị trường thì có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, có nhiều sản phẩm thay thế, nên người mua hàng mạnh hơn người sản xuất dẫn đến hiện tượng ép giá, đòi giá rẻ, thời gian thanh toán kéo dài, mặt khác các đại lý có thể tăng giá sản phẩm của công ty mà công ty không kiểm soát được. Do đó để tránh những đe doạ trên, công ty nên công ty tận dụng những điểm mạnh của mình để có thể tạo ra được mối quan hệ tốt với khách hàng cũng như đáp ứng được phần nào nhu cầu của họ như giá bán, chiết khấu đối với khách hàng mua nhiều hàng hóa.

- Phối hợp W- O: Khắc phục những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.

+ Chiến lược WO: Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm.

Do nhu cầu chất lượng sản phẩm mắm chai và mắm lít ngày càng tăng, do vậy công ty cần nghiên cứu sản xuất sản phẩm mắm chai và mắm cao đạm để tung ra thị trường Miền Bắc và một số thị trường mắm chai thị trường không được cao như ở Đắc Lắc.

Phối hợp W – T: Chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm các điểm yếu bên trong và né tránh đe doạ bên ngoài.

+ Chiến lược WT: Đẩy mạnh hoạt động Marketing.

Do có nhiều đối thủ cạnh tranh trong khi qui mô sản xuất của công ty nhỏ và nhu cầu thị trường đòi hỏi sản phẩm có chất lượng ngày càng cao. Và công ty vẫn chưa có bộ phận Marketing mà việc tiêu thụ sản phẩm vẫn phó thác cho các đại lý.

Tóm lại: Tuy các phối hợp trong ma trận SWOT nhằm đề ra các phương án chiến lược tương ứng khác nhau và không phải phương án chiến lược nào cũng được lựa chọn mà còn phải dựa trên sự kết hợp hợp lý giữa các phương án độc lập này mới hình thành chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh. Từ đó, ta chọn được một chiến lược được coi là tối ưu hơn chứ bản thân chúng chưa thể coi là một chiến lược kinh doanh được.

Từ các chiến lược trên, công ty nên kết hợp cả các chiến lược này một cách linh hoạt tuỳ vào từng thời điểm tình hình cụ thể mà áp dụng, có lúc có thể áp dụng các chiến lược thành một chiến lược lớn nhằm tận dụng những thuận lợi trước mắt là có thị trường trọng điểm để đầu tư cho việc thâm nhập thị trường tiềm năng và thị trường mới.

Hiện nay công ty đang đi theo chiến lược đổi mới chủng loại. Theo em chiến lược này ban đầu là hợp lý mặc dù trước mắt chiến lược này chưa đạt được hiệu quả cao nhưng do mặt hàng của công ty chủ yếu là nước mắm, nếu có được một sản phẩm có độ đạm cao và một sản phẩm mới hoàn toàn là rất khó ví dụ như để cho ra đời loại nước mắm từ 30-33 độ đạm là rất khó do quá trình gia tăng độ đạm tự nhiên rất quy mô, cầu kỳ và đòi hỏi thời gian dài gấp 3 lần so với chu trình sản xuất. Bởi vì vẫn 3 cá 1 muối nhưng phải làm trong thùng có sức chứa 50 tấn, sau 2 năm mới được mở lù rút nước cốt và liên tục sử dụng nước cốt của năm trước chồng lên nước cốt của năm sau. Kết quả 100 tấn cá chỉ rút được khoảng 10.000lít, nhưng nếu kéo dài thời gian 18-24 tháng hoặc lâu hơn cũng chỉ ra loại nước mắm có độ đạm tối đa là 35 độ đạm. Do vậy với các sản phẩm mới mà công ty đã cho ra đời như Hương Biển, Mắm nêm có thể nói đó là mộ sự nỗ lực rất lớn của công ty, để sản phẩm này

cũng như các sản phẩm trước kia được phát triển thì trong thời gian tới công ty nên kết hợp với việc đẩy mạnh hoạt động Marketing và mở rộng thị trường tiêu thụ. Đặc biệt là công ty nên phát triển sản phẩm mới cao đạm vào một thị trường tiềm năng và xâm nhập vào các thị trường mới, mặt khác hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm cũ để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Theo ý kiến riêng em: Trong các chiến lược ở ma trận SWOT, em nghĩ với tình hiện nay của công ty thì công ty nên lựa chọn chiến lược đổi mới chủng loại và phát triển một sản phẩm mới cho một thị trường mới là hợp lý nhất. Bởi công ty chỉ kinh doanh một mặt hàng duy nhất đó là nước mắm và hiện nay có thêm loại mới là mắm nêm, do vậy để cho ra đời một sản phẩm mới hoàn toàn và có độ đạm cao là rất khó, đòi hỏi thời gian dài cũng như qui trình sản xuất công nghệ và đặc biệt là để người tiêu dùng có thể thích ứng và chấp nhận là cả một quá trình. Với các sản phẩm hiện có và sản phẩm mới mà công ty mới cho ra đời là nước mắm có độ đạm 40, công ty có thể biến đổi chủng loại sản phẩm bằng cách chỉ cần làm khác đi một số chỉ tiêu như cải tiến mẫu mã, thay đổi bao bì, mùi hương, kích cỡ của các vỏ chai sao cho tạo sự hấp dẫn, phù hợp với người tiêu dùng, bên cạnh đó sản phẩm mắm chai hiện nay được tiêu thụ mạnh ở hai thị trường đó là Miền Bắc và Nha Trang do vậy nhu cầu về chiến lược mắm cao đạm đòi hỏi ngày một cao. Nếu công ty kết hợp hai yếu tố này công ty có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.

Từ những phối hợp được hình thành từ Ma trận SWOT trên là cơ sở để xây dựng những nhiệm vụ mục tiêu, chiến lược sản phẩm của công ty và hình thành nên các phương án chiến lược sản phẩm để lựa chọn.

MỘT SỐ GÓP Ý NHẰM HOÀN THIỆN

CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN

584 NHA TRANG

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiến lược sản phẩm của công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 96 - 105)